* Mặt mạnh:
- Trước khi đi thực tập em thấy đậy là cơ hội tốt để em trưởng thành hơn và hoàn thiện bản thân mình hơn, em đã nhận thức được cần phải cố gắng hết mình trong đợt thực tập sư phạm lần này. Em luôn nhiệt tình trong công việc của tập thể nhóm. Em luôn cố gắng hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
- Trong công tác thực giảng, cung cấp cho học sinh đúng trọng tâm kiến thức, đảm bảo thời gian của tiết học…
- Trong công tác chủ nhiệm: luôn quan tâm, thương yêu học sinh, có kế hoạch giúp các em tiến bộ. Qua đó, phát huy tinh thần xung phong, quan tâm, giúp đỡ bạn.
Trang 24
- Đợt thực tập này còn giúp em có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu, uốn nắn những hành vi sai lệch trong giao tiếp cho một số học sinh của lớp. Bên cạnh những ưu điểm ấy em nhận thấy bản thân mình cũng còn một số Mặt yếu: là trong khi thi giảng có lúc chưa bao quát lớp giọng nói còn nhỏ, và em cũng tự thấy mình còn kém cỏi lắm, phải luôn học tập ở các thầy cô.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THỰC TẬP SƯ PHẠM 1. Đánh giá về ý thức tổ chức kỉ luật:
Bản thân chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm, ý thức được hành vi và thái độ chấp hành theo quy chế , tự giác thực hiện các nội quy thực tập như - đảm bảo nội quy chất lượng công tác và quyền lợi chung của đoàn cũng như trường thực tập.
Thực hiện nội quy thực tập, nghiêm chỉnh chấp hành thời khóa biểu của đoàn thực tập và sự phân công của giáo viên hướng dẫn.
Tuân thủ theo sự điều hành, quản lí của ban chỉ đạo các cấp, giáo viên hướng dẫn và trường thực tập sư phạm, luôn hoàn thành kế hoạch được giao.
2. Về việc thực hiện các nhiệm vụ:
Nhận thức về nhiệm vụ được giao:
-Em luôn nỗ lực phấn đấu, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô em đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy, kì vọng của các thầy, các cô.
Tính gương mẫu trước học sinh:
-Ngôn ngữ giao tiếp trang nghiêm, xưng hô đúng cương vị, kịp thời sửa chữa, uốn nắn khi học sinh làm điều gì sai trái. Trang phục chỉnh tề, giản dị phù hợp với môi trường sư phạm và có tác dụng giáo dục. Tôn trọng người học, không xúc phạm, dọa nạt học sinh…
Đánh giá chung về mối quan hệ với các thành viên trong đoàn với các cán bộ giáo viên.
Trang 25
- Luôn quan tâm đến các bạn trong nhóm, thực hiện tốt quan hệ bạn bè trong đoàn thực tập, giúp nhau chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị bảng phụ bạn khi lên tiết dạy, đóng góp ý kiến trong giảng dạy và các hoạt động khác.
- Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường: kính trọng, lễ phép.
Chuyển biến về nhận thức và năng lực của bản thân:
Trước khi thực tập:
-Là một sinh viên của trường Sư phạm, đang trong giai đoạn chuẩn bị “đi học nghề” nên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Chưa được tiếp xúc với thực tiễn giáo dục, chưa được tiếp xúc nhiều với các em học sinh nên mọi việc trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm đối với em còn rất lạ lẫm và mới mẻ nên chưa nhận thấy hết trách nhiệm của một người giáo viên. Em nghĩ rằng công việc khá nhẹ nhàng.
Sau khi đi thực tập:
-Ba tuần thực tập trôi qua, em nhận ra rằng những gì mình nghĩ trước kia không đúng, em đã thấy được sự vất vả của thầy cô. Một giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng cần có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, luôn trau dồi kiến thức, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, không nản lòng trước khó khăn,…để đáp ứng yêu cầu của xã hội và có như thế mới có thể là tốt sứ mệnh trồng người. Từ đó, em thấy vô cùng cảm phục các thầy cô trong sự nghiệp trồng người, càng quý trọng và yêu nghề hơn.
Chính vì vậy, em phải thường xuyên rèn luyện, ứng dụng những kiến thức được học, kĩ năng giáo dục và dạy học, hình thành kĩ năng sư phạm, tham khảo, học thêm từ thầy cô, bạn bè, học qua sách báo…., tìm ra và kết hợp những phương pháp dạy học mới để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách chuẩn xác, giúp học sinh dễ tiếp thu, làm cho các em đang học mà cứ như đang được tham gia trò chơi, làm cho các em không bị áp lực trong học hành…
Trong thời gian thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý giá từ các thầy cô trong việc lên lớp, việc tồ chức, kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học sao cho hấp dẫn, thu hút học sinh, làm cho lớp học sinh động, tùy vào khả
Trang 26
năng của từng học sinh mà có cách dạy, giao việc phù hợp. Em cũng học được cách xử lí tình huống sư phạm kịp thời và hợp lí.
*Nhìn chung, đợt thực tập này đã giúp cho những giáo sinh như chúng em ý thức rõ hơn về vị trí, vai trò của mình trong trường tiểu học, trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đây là cơ hội để em được tiếp xúc, tìm hiểu thực tiễn giáo dục, tiếp xúc với các em học sinh, được tận mắt chứng kiến những điều mà trước đây chưa biết hoặc chỉ mới nghe, đọc qua; là cơ hội để em học hỏi những kinh nghiệm từ các thầy cô, bạn bè để tích lũy kinh nghiện cho bản thân; là dịp để em thực hành công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, thể hiện năng lực của mình; là khoảng thời gian gợi nhớ về tuổi thơ cùng ước mơ cao đẹp của thời ấy, càng củng cố niềm tin, lòng tự hào, lòng yêu nghề, thể hiện lòng thương yêu học sinh, nung nấu ước mơ cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đó chính là động lực thúc đẩy em không ngừng rèn luyện, phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
- Cổ nhân đã dạy: “Học đi đôi với hành”, “Trăm nghe không bằng một thấy ”.
Chính vì lẽ đó mà đợt thực tập sư phạm trở nên rất cần thiết và bổ ích cho những ai đang học nghề nói chung và cho những giáo viên tương lai như chúng em nói riêng.
III.PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
Trong những tuần thực tập tại trường Tiểu học Phú Thọ vừa qua, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm của Cô Nguyễn Thị Tuyết giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 đã giúp cho chúng em có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm sau mỗi buổi dạy, giúp chúng em nhận ra những ưu điểm của mình để có thể phát huy tốt hơn và biết khắc phục những nhược điểm, sai sót mà mình còn mắc phải để hoàn thiện tiết dạy cho tốt hơn nữa.
Bản thân em nhận thấy mình còn phải cố gắng rất nhiều để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Do đó, em đã đề ra mục tiêu, phương hướng phấn đấu cho mình và nghiêm túc thực hiện những việc ấy. Có như thế mới xứng đáng với sự tin tưởng của các bậc phụ huynh, các em học sinh,…
Trang 27
Dù lòng còn tiếc nuối khi phải xa rời ngôi trường thực tập – nơi có các thầy cô nhiệt tình, các em học sinh thân thương để về với mái trường Sư phạm nhưng chúng em sẽ chuyên chăm học hành, lĩnh hội những tri thức cần thiết cho công việc sau này. Chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ II sắp tới để đạt được kết quả thật cao.
Trong quá trình thực tập giảng dạy và tìm hiểu công tác chủ nhiệm của cô Nguyễn Thị Tuyết. Chúng em nhận thấy rằng cô là một giáo viên tận tâm với nghề, ngoài việc hoàn thành công tác giảng dạy thầy còn đảm nhận tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm. thông qua những việc làm cụ thể đó đã giúp chúng em rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân sau này:
Một là, Điều quan trọng là người giáo viên phải nắm được tâm sinh lý của học sinh tiểu học, để hiểu được các em sâu sắc và thấu đáo.
Hai là, lứa tuổi học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Trẻ bộc lộ những ý nghĩ, tình cảm, thái độ của mình rất tự nhiên, thật thà, ngay thẳng, không biết nói dối. Các em tin vào thầy cô, bạn bè, tin vào mình, tin vào nhà trường và xã hội. Cho nên người giáo viên chủ nhiệm cần một mặt tận dụng niềm tin này để giáo dục học sinh, không nên quá khắt khe làm học sinh sợ mà nói dối. Mặt khác, người giáo viên phải là tấm gương cụ thể gần gũi cho các em học tập, noi theo. Bên cạnh đó người giáo viên cần có thái độ nhiệt tình, quan tâm chăm sóc đến học sinh của mình để kịp thời sửa chữa những hành vi sai trái.
Ba là, người giáo viên tiểu học cần vạch ra mục tiêu phấn đấu của lớp của tập thể;
xác định yêu cầu đối với cả lớp và từng học sinh; xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ các bộ tích cực trở thành điểm tựa cho việc thực hiện các nội dung, yêu cầu giáo dục.
Bốn là, giáo viên tiểu học phải tạo cơ hội để học sinh tích cực họat động, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa tác dụng giáo dục tích cực, nhằm giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh.
Năm là, việc tổ chức quản lý việc học tập của học sinh, việc đề ra các nề nếp, thói quen hành vi đạo đức phải thực hiện ngay từ đầu năm học. Điều này giúp học sinh
Trang 28
hình thành các thói quen nề nếp ngay từ đầu. Để cho giáo viên dễ quản lý lớp; tạo cho học sinh tính kỉ luật, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập với phương pháp đúng đắn.
Sáu là, đối với lứa tuổi học sinh tiểu học trong điều kiện xã hội phát triển đa dạng, phức tạp như hiện nay thì việc tổ chức phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình có ý nghĩa, tác động rất sâu sắc. Do đó trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần tổ chức được mối quan hệ giáo dục tốt đẹp với phụ huynh học sinh. Đồng thời đề xuất các biện pháp giáo dục thống nhất, động viên các tấm gương tốt phổ biến hoặc trao đổi các kinh nghiệm giáo dục với phụ huynh học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà em đã đúc kết được trong quá trình thực tập sư phạm năm II với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Tuyết và thực tế cụ thể tại trường tiểu học Phú Thọ.