Khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu tiểu luận đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược 4p của dòng sảnphẩm mật ong hoa rừng tại công ty cổ phần phát triển ongmiền núi (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN DÒNG SẢN PHẨM MẬT ONG HOA

2.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp

2.1.7 Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu B2C:

Nhân khẩu học:

- Giới tính: Cả nam và nữ - Độ tuổi: Từ 24 – 45 tuổi - Thu nhập: Từ 5 triệu trở lên

- Nghề nghiệp: Tất cả mọi người chủ yếu Công nhân viên chức, nội trợ và nhân viên tự do.

- Địa điểm: Tập trung ở các khu dân cư, chung cư hay khu nhà ở tập thể.

Thói quen tiêu dùng:

Thói quen tiêu dùng của nhóm này đối với sản phẩm Mật ong hoa rừng thường phản ánh sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và lối sống tự nhiên.

Với mức thu nhập ổn định, nhóm này thường tìm kiếm những sản phẩm chất lượng cao và có lợi ích cho sức khỏe. Mật ong hoa rừng, với đặc tính tự nhiên và lợi ích dinh dưỡng, là sự lựa chọn phổ biến. Công nhân viên chức và nhân viên tự do thường xuyên sử dụng mật ong để nâng cao sức khỏe và tăng cường năng suất làm việc.

Ngoài ra, nhóm này cũng có xu hướng chăm sóc bản thân và gia đình, do đó, mật ong hoa rừng cũng trở thành một món quà ý nghĩa. Với nội trợ, sản phẩm này thường được sử dụng trong việc nấu ăn và làm đẹp. Thói quen tiêu dùng của nhóm này thể hiện sự chấp nhận và ưu tiên các sản phẩm tự nhiên, lành mạnh.

Nhóm khách hàng này cũng có thói quen sử dụng các trang thương mại điện tử để mua sắm, đặc biệt là sau giờ làm việc chính. Sau 19h tối, thời gian này thường được dành riêng cho bản thân và gia đình. Việc mua sắm trực tuyến giúp họ tiết kiệm thời gian, linh hoạt trong việc chọn lựa sản phẩm và thuận tiện trong quá trình thanh toán.

Sở thích, hành vi tiêu dùng:

Đây là một nhóm người đa dạng nhóm này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và lối sống năng động. Họ có thể là những người yêu thiên nhiên, quan tâm đến môi trường và tìm kiếm sản phẩm tự nhiên chất lượng cao. Đặc biệt, họ có khả năng tìm hiểu sâu rộng về sản phẩm trước khi quyết định mua.

Với thu nhập ổn định, nhóm này ưu tiên chất lượng cao và giá trị dinh dưỡng.

Mật ong hoa rừng có thể hấp dẫn họ với sự kết hợp hoàn hảo giữa nguồn nguyên liệu tự nhiên và lợi ích sức khỏe. Chiến lược tiếp thị nên tập trung vào việc tôn vinh tính tự nhiên, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để thu hút và giữ chân nhóm khách hàng đầy tiềm năng này.

Nhu cầu mong muốn:

Đối với các sản phẩm về thực phẩm, liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng thì sản phẩm phải không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn phản ánh giá trị của thiên nhiên và bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc họ mong đợi một mật ong hoa rừng nguồn gốc tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại và có ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

Chất lượng cao và độ an toàn là yếu tố không thể thiếu, do đó, sản phẩm cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn cao về sản xuất. Nhóm này, có thu nhập ổn định, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm chất lượng, đặc biệt là những sản phẩm có lợi ích sức khỏe và nguồn gốc tự nhiên.

Vì thế mà mật ong hoa rừng có thể trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực hàng ngày hoặc một yếu tố hỗ trợ sức khỏe trong các chế độ chăm sóc cá nhân đặc biệt.

2.1.8 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Định lượng

Nghiên cứu định lượng được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện thu thập, phân tích thông tin căn cứ trên cơ sở các số liệu đã thu được từ thị trường để nhằm mục đích có thể từ đó giúp các chủ thể đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc các chủ thể đó sử dụng các phương pháp thống kê để nhằm từ đó xử lý dữ liệu và số liệu. Nghiên cứu này nhằm hiểu hơn về sự hài lòng của khách hàng đối với các chương trình khuyến mại, khuyến mãi, quảng cáo, PR, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá và độ nhận diện thương hiệu trên thị trường dây cáp điện tại Việt Nam. Như vậy, kết quả thu được sẽ được nhóm nghiên cứu đánh giá, cải thiện và đưa ra chiến lược mới phù hợp cho công ty theo bảng khảo sát “Mức độ hài lòng của khách hàng về các chương trình xúc tiến cho dòng sản phẩm mật ong tại Công ty CPPT Ong miền núi tại Việt Nam”. Giúp Ong miền núi tối ưu ngân sách, cải thiện chất lượng hiệu quả kinh doanh, ngoài ra còn giúp Ong miền núi đạt được các mục tiêu kinh doanh và Marketing đã đặt ra.

Mẫu và thiết kế:

+ Đối tượng khảo sát: Khách hàng mua sản phẩm mật ong tại các cửa hàng chi nhánh và trực tuyến.

+ Nhân khẩu học:

- Giới tính: Cả nam và nữ - Độ tuổi: Từ 24 – 45 tuổi - Thu nhập: Từ 5 triệu trở lên

- Nghề nghiệp: Tất cả mọi người chủ yếu Công nhân viên chức, nội trợ và nhân viên tự do.

- Địa điểm: Các Thành Phố lớn Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, ...

+ Phương pháp khảo sát:

Thực hiện khảo sát bằng cách phát tờ khảo sát tại cửa hàng, trên mạng xã hội và qua email.

Sử dụng câu hỏi đa dạng về chất lượng, giá cả, đáp ứng nhu cầu và ý kiến cá nhân về sản phẩm mật ong.

+ Phương pháp chọn mẫu: Phi ngẫu nhiên (thuận tiện)

+ Kích thước mẫu: Tối thiểu bội của 5* Số lượng câu hỏi (23) = Tối thiểu 115 phiếu

+ Số lượng bài khảo sát thực hiện: 160 + Số lượng sau sàng lọc: 140

+ Lý do sàng lọc: Cần phải sàng lọc dữ liệu để loại bỏ những dữ liệu không chính xác, không phù hợp hoặc không cần thiết. Sàng lọc dữ liệu giúp đảm bảo những mẫu khảo sát được sử dụng chính xác và đáng tin cậy.

Công thức tính số bảng khảo sát tối thiểu cần phải có để có kết quả đạt được độ lệch chuẩn 5% tương ứng với mức độ chính xác 90%.

2.1.9 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác.

Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Báo cáo tốt nghiệp sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu thông tin nội bộ: Phòng tài chính kế toán, Phòng thương mại sản xuất, Phòng nhân sự hành chính, Báo cáo tại đại hội đồng cổ đông thường niên. Cụ thể là tình hình doanh thu, chi phí, báo cáo kết quả hoạt động theo từng tháng, quý, năm, số lượng nhân viên, số lượng các bộ phận, phòng ban, các thông tin hoạt

động Marketing và xúc tiến, các báo cáo về hoạt động website… của Công ty CPPT ong miền núi.

Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài gồm các báo cáo của chính phủ và các bộ ngành có liên quan, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế và xã hội liên quan đến ngành mật ong.

Dữ liệu sơ cấp: Là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập.

+ Cách thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn cả người mua trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng.

+ Mục đích: Thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về các hoạt động xúc tiến của dòng sản phẩm mật ong tại Công ty CPPT Ong miền núi thông qua phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát “Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với các chương trình xúc tiến dành cho dòng sản phẩm mật ong tại Công ty CPPT Ong miền núi”.

Một phần của tài liệu tiểu luận đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược 4p của dòng sảnphẩm mật ong hoa rừng tại công ty cổ phần phát triển ongmiền núi (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)