CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CỤ THỂ
3.2. Thiết kế chi tiết
3.2.8. Biến thế cao áp, tụ cao áp và diode cao áp
Bóng cao tần lò vi sóng cần nguồn điện một chiều cao thế từ 4000-5000V để có thể phát ra sóng điện từ, do vậy trong mạch cao áp của lò vi sóng cần có biến thế cao áp, tụ cao áp và diode cao áp được kết hợp với nhau.
❖ Biến thế cao áp: gồm cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp và lõi thép điện từ.
+ Cuộn sơ cấp:
Là cuộn dây đồng được nối với nguồn điện vào, có N1 vòng dây, hiệu điện thế U1. Có tác dụng tạo ra từ thông biến đổi liên tục theo tần số nguồn đầu vào và từ thông sẽ xuyên qua cuộn thứ cấp để tạo ra hiệu điện thế U2.
Cuộn thứ cấp là cuộn dây đồng được nối với đầu ra, có N2 vòng dây và hiệu điện thế U2. Và giữa 2 cuộn dây có mối quan hệ được xác định bởi:
U1/N1=U2/N2.
Lõi thép từ được ghép bởi nhiều lá thép từ cách điện với nhau để hạn chế dòng điện fuco. Có tác dụng định hướng từ thông tập trung theo một hướng nhất định.
Hình 3.15 Biến thế cao áp của lò vi sóng
❖ Tụ cao áp kết hợp với diode cao áp:
Tụ cao áp của lò vi sóng có tác dụng nạp-xả dòng điện để làm trơn và tăng dòng điện cao thế cấp cho nguồn phát sóng.
46
Biến thế cao áp có chức năng chuyển đổi nguồn điện thông thường (220V) thành nguồn điện có điện áp 2000-2800V, sự kết hợp của biến thế cao áp với tụ cao áp và diode cao áp để chuyển đổi thành nguồn điện 1 chiều có điện thế 4000- 5000V cấp nguồn cho bóng cao tần hoạt động.
Hình 3.16 Tụ cao áp của lò vi sóng
Hình 3.17 Diode cao áp của lò vi sóng
Lưu ý: Tụ cao áp của lò vi sóng có khả năng tích dòng điện lên tới 2000V có thể gây chết người khi vô tình chạm phải hai cực của tụ điện, do vậy việc sửa chữa cần rất cẩn thận đối với người sửa chữa. Ngày nay, tụ điện cao áp thế hệ mới có khả năng tự xả sau thời gian ngắt kết nối nguồn 3 phút, điện áp chỉ còn dưới 50V, loại tụ này có lắp song song một điện trở khoảng 10M bên trong tụ.
vii TỔNG KẾT
Lò vi sóng là một hệ thống có tính ứng dụng cao và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Hiểu được điều này, báo cáo bài tập lớn với nội dung “Thiết kế sản phẩm cơ điện tử lò vi sóng” đã được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành giai đoạn thiết kế. Với kết cấu bền vững và khả năng đảm bảo an toàn. Hệ thống “Lò vi sóng” sơ bộ đã đạt được những điều kiện để hoạt động ngoài thực tế.
Qua quá trình thực hiện đề tài với tất cả những cố gắng của nhóm cùng với sự hướng dẫn chu đáo nhiệt tình của Th.S Nhữ Quý Thơ, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa và bạn bè, nhóm chúng em đã trình bày trình bày được mô hình trình tự các bước một cách hợp lý để đi vào thiết kế một hệ hệ thống cơ điện tử, từ việc phân tích nhiệm vụ thiết kế đến xác định các vấn đề cơ bản của hệ thống, tìm hiểu và xây dựng cấu trúc chức năng để biểu diễn hoạt động của các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần đó. Nhiều nguyên tắc làm việc được đưa ra phù hợp với cấu trúc hệ thống vừa xây dựng tạo ra các biến thể hệ thống khác nhau. Báo cáo đã trình vày được phương pháp chọn lọc và cân nhắc các biến thể đó để đưa vào thiết kế cụ thể.
Nhưng có lẽ vẫn không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm chúng em kính mong các thầy cô chỉ bảo để nhóm chúng em hoàn thiện hơn, vững vàng hơn, để có thể tự tin trong quá trình học tập cũng như làm việc của mình sau này.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.
- Những mặt đã làm được:
+ Đề tài đã nghiên cứu và thiết kế sản phẩm cơ điện tử “Lò vi sóng”.
+ Đề tài đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra.