Chương 4. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.4. Gia đình là môi trường truyền thụ các giá trị văn hoá, đạo đức và tôn giáo; là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội
4.4.1. Gia đình là môi trường truyền thụ các giá trị văn hoá, đạo đức và tôn giáo
Như đã trình bày ở trên, giáo dục trong gia đình của người Công giáo đƣợc thực hiện một cách khá toàn diện cả về thể lực, trí lực, đạo đức, văn hoá và đức tin. Giáo hội Việt Nam cho rằng, gia đình có một tầm quan trọng cốt yếu liên quan đến cuộc sống con người. Trong chiếc nôi gia đình ấy con người đƣợc sinh ra và lớn lên. Khi một đứa trẻ chào đời, xã hội tiếp nhận món quà là một con người mới, con người này được mời gọi “từ trong nơi sâu thẳm nhất của chính mình để hiệp thông với những con người khác và trao ban bản thân mình cho những con người khác” [53, tr. 164]. Bởi thế, chính trong gia đình mà việc hiến thân cho nhau giữa người đàn ông và người đàn bà được liên kết qua hôn nhân tạo nên một môi trường sống trong đó con cái “phát triển các tiềm năng của mình, ý thức về phẩm giá của mình và chuẩn bị đối mặt với định mệnh độc đáo và duy nhất của mình” [53, tr. 164]. Chỉ trong gia đình con người mới tìm thấy bầu không khí đầm ấm và thân mật, các thành viên được nối kết với nhau, mỗi người được nhìn nhận và học biết trách nhiệm của mình đối với bản thân, với gia đình và xã hội.
Điều đó chứng tỏ, với người Công giáo Việt Nam gia đình đóng một vai trò độc đáo và không thể thay thế đƣợc trong việc dạy dỗ con cái. Gia đình là trường đạo giáo dục con cái trước khi bước vào trường đời. Đây là quan niệm hết sức tiến bộ. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, cái mà trong xã hội hiện nay đang rất thiếu và rất yếu. Hội Thánh luôn nhấn mạnh, việc giáo dục con cái trong gia đình cần đạt tới phẩm giá viên mãn theo tất cả mọi chiều hướng, kể cả chiều hướng xã hội. Bởi vì, tương lai nhân loại sẽ đi qua gia đình, nên khi thực hiện sứ mệnh giáo dục, các gia đình trực tiếp đóng góp vào công ích và trở thành
ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính xã hội, như nghĩa vụ, sự công bằng, bình đẳng, dân chủ hay bác ái... Thông qua giáo dục gia đình, các bậc phụ huynh đã giúp con em mình nhận thức đƣợc về tự do và trách nhiệm, nhờ việc giáo dục đó mà các giá trị căn bản đã được truyền đạt, tiếp thu, lưu trữ (bảo tồn) và phát triển.
Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình trong việc dạy dỗ và truyền đạt các giá trị xã hội, Giáo hội nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của cộng đồng Kitô giáo và tất cả những ai tha thiết với ích lợi của xã hội là phải tái khẳng định rằng “gia đình không chỉ là một đơn vị pháp lý, xã hội và kinh tế, mà còn là một cộng đồng yêu thương và liên đới, là môi trường duy nhất thích hợp để dạy dỗ và truyền đạt những giá trị văn hoá, đạo đức, xã hội, tâm linh và tôn giáo, một việc rất cần để phát triển và xây dựng hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình và xã hội” [53, tr. 176-177].
Quan niệm coi gia đình là một cộng đồng yêu thương và liên đới đã đƣợc Giáo hội nhiều lần khẳng định. Trong gia đình Công giáo giữa các thành viên luôn có sự hiệp thông về tình thương yêu. Yếu tố cơ bản để tạo nên sự hiệp thông đó chính là sự trao đổi có tính cách giáo dục giữa cha mẹ và con cái, làm cho mỗi người đều có thể cho đi và nhận lại. Điều này là vô cùng cần thiết, giúp con người được sống trong tình yêu cho và nhận, giúp mở rộng lòng bao dung quảng đại, tiết chế sự ích kỷ, và bệnh vô cảm của con người.
Thông qua tình yêu, sự kính trọng và vâng lời của con cái đối với cha mẹ, người Công giáo Việt Nam góp phần đặc biệt vào việc xây dựng một xã hội giàu tính nhân văn.
Để có thể kiện toàn sự hiệp thông trong gia đình, Giáo hội nhấn mạnh đến tinh thần hi sinh cao cả của các Kitô hữu. Sự hiệp thông này đòi hỏi mọi người và mỗi người cần phải quảng đại và mở lòng thông cảm, biết bao dung và tha thứ. Khi trong gia đình có những trục trặc, hiểu lầm thì cần chủ động hoà giải để tái lập sự hiệp thông và tìm lại sự hiệp nhất. Đây chính là tinh thần và trách
nhiệm giúp các gia đình Công giáo Việt Nam vƣợt qua những trắc trở, chia rẽ, đi tới xây dựng một gia đình đầm ấm yêu thương và hạnh phúc.
Ngoài ra, trong gia đình Công giáo, vấn đề thờ cúng tổ tiên đƣợc các giáo dân đặc biệt quan tâm, thực hiện. Thờ cúng tổ tiên là một tín ngƣỡng của người Việt Nam. Sinh hoạt tín ngưỡng này có từ xa xưa và khi đạo Công giáo vào Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi truyền thống văn hoá dân tộc. Tuy có những xung đột về văn hoá giữa Công giáo và dân tộc, nhƣng sự bám rễ, tồn tại và phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam đã chứng minh sự thích nghi của nó với văn hoá bản địa, nhất là sau Công đồng Vaticanô II.
Với người Công giáo Việt Nam, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nếp sống đạo với những sinh hoạt đậm nét, thể hiện qua các dịp báo hiếu với tổ tiên qua cầu nguyện hàng ngày, dịp lễ tết, đám cưới và đám ma. Những sinh hoạt đó đi vào nề nếp và tạo nên bầu không khí sống động trong mỗi gia đình Công giáo. Bên cạnh bàn thờ Chúa, người Công giáo Việt Nam còn thờ tổ tiên, ông bà... để tưởng nhớ cội nguồn những người đã mất.
Nhƣ vậy, gia đình là cộng đồng giáo dục đầu tiên, nhƣng không phải là cộng đồng duy nhất và độc hữu. Vì cho rằng con người có chiều kích cộng đồng cả về phía dân sự lẫn phía Giáo hội nên theo Hội Thánh cần phải đi đến một phương diện giáo dục rộng lớn hơn là sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, trong đó giáo dục gia đình là in dấu ấn sâu đậm nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, văn hoá của mỗi con người. Và đây cũng chính là đóng góp của Công giáo khi khẳng định rằng, gia đình là cộng đồng yêu thương liên đới, nơi duy nhất thích hợp để dạy dỗ và truyền đạt các giá trị văn hoá, đạo đức, xã hội, tâm linh và tôn giáo. Quan niệm này của Công giáo hầu hết đƣợc các giáo dân nhận thức một cách rõ ràng và thực hành nghiên túc. Khi đƣợc hỏi về vai trò của cha mẹ
trong việc truyền đạt các giá trị văn hoá, tôn giáo cho con cái, người Công giáo Việt Nam cho rằng:
“Khi con cái còn nhỏ thì mình phải dạy nó đọc kinh, dạy nó làm dấu thánh, dạy nó mọi thứ của đạo mình. Bên lương dạy con nhiều điều nhưng không dạy con đọc kinh như chúng tôi, chúng tôi dạy con cháu học kinh, tập cho chúng nó thói quen cầu kinh cùng gia đình, tập cho nó quen đi lễ nhà thờ, dạy cho chúng nó biết làm dấu thánh khi ăn hoặc đọc kinh khi ngủ..., nhiều thứ lắm” (PVS, nữ 46 tuổi, công chức, lớp 10) [trích theo 43, tr. 163].
Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục trong gia đình của người Công giáo huyện Nỗ Lực tỉnh Phú Thọ, Lê Đức Hạnh cho rằng: “Các gia đình Công giáo Nỗ Lực không chỉ dạy dỗ con cái việc thực hành các nghi lễ tôn giáo hay việc học giáo lý, xác tín đức tin của người tín đồ Công giáo, mà họ còn dạy dỗ con cái nhiều vấn đề khác trong xã hội như: cách ứng xử với người lớn tuổi, với hàng xóm, với bạn bè cùng lứa tuổi của con cái. Có 82,6% thường xuyên giáo dục con cái về vấn đề này” [43, tr. 163].
Quan niệm gia đình là nơi tình yêu đƣợc sinh ra và đƣợc phát triển của Giáo hội chính là thông điệp có giá trị và rất cần thiết đối với một xã hội ngày càng theo chủ nghĩa cá nhân nhƣ hiện nay. Giáo hoàng Gioan-Phaolo II nhiều lần nhấn mạnh: “tình yêu làm cho con người có được sự sung mãn nhờ biết chân thành trao ban chính mình. Yêu có nghĩa là cho và nhận một điều gì đó không thể mua cũng không thể bán, mà chỉ có thể cho một cách tự nguyện và hỗ tương” [53, tr. 171]. Từ tình yêu ấy sẽ sản sinh ra các mối quan hệ mà hai bên sẽ trải nghiệm một cách hoàn toàn không cầu lợi. Vì thế, “gia đình sẽ là trường học đầu tiên và không thể thay thế về đời sống xã hội, là tấm gương và động lực cho những quan hệ cộng đồng rộng lớn hơn, những mối quan hệ mang đậm dấu ấn của lòng kính trọng, công lý, đối thoại và yêu thương”
[trích theo 53, tr. 171].