Chương 2: KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ
3.2. Tín hiệu là vật thể nhân tạo
3.2.2.1. Yếm biểu trưng cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là nơi lưu truyền và gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc. Áo yếm là một sáng tạo văn hóa đánh dấu sự sáng tạo về đời sống vật chất cũng như nhu cầu thẩm mĩ của con người. Trong đời sống người Việt xưa, dải yếm gắn liền với người phụ nữ cho nên nó đã trở thành một biểu tƣợng đặc biệt ngàn đời của thiên tính nữ.
Cái yếm làm tôn lên sự duyên dáng của người phụ nữ nên trước hết, nó là một trong những điều kiện tạo nên nét đẹp, nét duyên nữ tính:
Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng…”
Lời ca dao này đã phác họa bức tranh về người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp truyền thống: tóc bỏ đuôi gà, răng nhánh hạt huyền, cổ yếm đeo bùa, nón thượng quai tua…Tác giả dân gian đã hết lời ca ngợi và dành tình thương mến đặc biệt cho vẻ đẹp nền nã này của người con gái Việt Nam.
So với nhiều vật dụng đi vào ca dao nhƣ áo, khăn, gương, lược, trâm cài…
thì dải yếm thường gắn liền với vẻ đẹp của người con gái hơn cả. Nó không chỉ là trang phục có chức năng che chắn, bảo vệ mà còn tôn lên vẻ đẹp nữ tính. Nhắc đến dải yếm là nhắc đến hình ảnh người con gái trẻ đẹp được nâng niu dưới ánh mắt của người quân tử:
“Nhác trông cái yếm cũng xinh Khen ai khéo dệt ra hình hoa mai
Khen người khâu yếm cũng tài Cô thêu con nhạn có hai đường viền
Cổ thì em ngả màu hiên
Thắt lưng mùi huyền dải yếm cũng xinh.
Khen ai khâu yếm cho mình
Đường lên đường xuống ra hình lưng ong.
Yếm này em ngả màu hồng
Yếm này nhuộm hết mấy công hỡi nàng?
Khi xưa lụa hãy còn vàng
Khen ai khéo nhuộm cho nàng nàng ơi.”
Chiếc yếm đƣợc miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết và màu sắc tạo nên một bức tranh vẽ hình ảnh một người con gái trẻ trung, xinh đẹp. Qua việc hết lời ca ngợi vẻ đẹp của chiếc yếm, người con trai đã bộc lộ tấm lòng cảm mến của mình trước một người con gái vừa duyên dáng vừa khéo léo.
Tạo hóa đã tạo ra người phụ nữ để mang lại sắc hương cho cuộc đời. Đẹp như tiên giáng trần – đó là cách ví von quen thuộc về một người con gái đẹp. Dẫu hình ảnh nàng tiên chỉ có trong trí tưởng tượng nhưng cũng không thể thiếu được sự điểm tô của dải yếm thướt tha:
“Mỗi tranh vẽ một cô tiên
Cô đàn cô sáo, cô gõ sênh tiền đẹp sao.
Cô nào yếm cũng lòng đào Cô nào mắt cũng như sao trên trời.”
Người phụ nữ đẹp không chỉ nhờ môi thơm, mắt sáng, quần lĩnh, áo the, mà còn bởi dải yếm lòng đào đầy nữ tính. Nhắc đến người phụ nữ đẹp, nhân dân lao động thường nghĩ tới hình ảnh những cô nàng yếm thắm, má đào:
“Chiều quê hóng mát đầm sen Kìa cô yếm thắm cười duyên đậm đà”.
Bên cạnh đó, nét mộc mạc, chân quê của những yếm trắng, yếm nâu cũng tạo nên vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng ở người con gái:
“Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Ước gì anh được ở gần
Để anh nhuộm hộ, thấm nhuần công anh.”
Nếu yếm thắm, yếm đào với sắc hồng tươi tắn thường thể hiện nhan sắc rực cùng với cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, thì yếm trắng lại gợi lên vẻ đẹp chân chất của những cô gái quê quanh năm dãi nắng dầm sương.
Trong ca dao, dải yếm đã trở thành vật dụng trang sức gần gũi thân thiết, vừa che chắn bảo vệ, vừa làm đẹp làm duyên cho người con gái. So với áo, khăn,
gương, lược… dải yếm có vẻ gần gũi với thịt da – nơi thể hiện rõ nhất nét đẹp phái tính của người phụ nữ. Do đó, dải yếm chính là biểu tượng cho hình ảnh những người phụ nữ đẹp.
Yếm có mặt trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Việt từ thời xa xưa cho tới khi có sự gặp gỡ Đông – Tây, để từ đó người phụ nữ lựa chọn, nhập thân vào chiếc nịt ngực hiện đại. Cơn gió lạ từ trời Tây thổi tới đã làm chao đảo cả thành trì những giá trị truyền thống. Người ta hầu như không còn mặc yếm nữa, nhƣng không phải vì thế mà giá trị nghệ thuật của nó bị mất đi. Chính vì vậy, yếm vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ hiện đại và trở thành một biểu tƣợng thiêng liêng của truyền thống dân tộc. Cũng nhƣ chiếc áo tứ thân hay cái khăn mỏ quạ… dải yếm trong Thơ mới chỉ còn phảng phất nét xa vắng của hương màu nhạt phai trong cảm hứng của một số nhà thơ của nông thôn Việt Nam nhƣ Nguyễn Bính, Nguyễn Nhƣợc Pháp, Đoàn Văn Cừ…
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân.
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Cái yếm làm sống lại hồn xƣa và cũng làm sống lại những hoài niệm. Đằng sau câu hỏi nhức nhối “Nào đâu cái yếm lụa sồi…?”là cả một tình yêu tha thiết, gắn bó với làng quê, với truyền thống văn hóa dân tộc mà không phải ai cũng lưu giữ đƣợc nó trong tâm thức mình. Đặc biệt là trong thời đại mà mọi giá trị đều đƣợc định giá bằng “tân thời hóa” thì những câu thơ của Nguyễn Bính nhƣ một thông điệp đầy tính nhân văn nhắc nhở con người hướng về nguồn cội của mình.Nếu như hình ảnh người con gái trong thơ Nguyễn Bính gắn liền với sự mai một dần của cái chân quê, hồn quê và tình quê trong quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây; thì trái lại, đọc thơ Hoàng Cầm ta lại thấy vẻ đẹp của người phụ nữ Kinh Bắc cũng nhƣ văn hóa dân tộc tự thân có một sức sống bền bỉ, nhƣ một lời khẳng định vĩnh cửu, trường tồn cùng với thời gian. Yếm thắm, lụa hồng ở đây mang vẻ đẹp tươi tắn rạng ngời của người con gái Kinh Bắc trong ngày vui chiến thắng của đất nước quê hương:
Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng Em đi trẩy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm) Rõ ràng chiếc yếm ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong thơ ca. Chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa đã kết tinh trong hình ảnh cái yếm thân thương. Nghệ thuật đã bắc chiếc cầu vô hình để nối dài đời sống vô tận cho dải yếm và làm sống dậy không gian văn hóa truyền thống dân tộc từ ngàn xƣa.