Chương 2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VÀ LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC GIỜ LUYỆN TẬP, ÔN TẬP PHẦN PHI KIM - BAN CƠ BẢN
2.5.2 Phần phi kim lớp 11
2.5.2.1 Bài 13 (Tiết 16, 20) Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng.
2.5.2.2 Bài 19 ( Tiết 27) Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng.
2.6 Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng trong các bài ôn tập, luyện tập.
Trong các bài luyện tập, ôn tập môn hóa học, bài tập sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Qua đó, bài tập còn rèn kĩ năng hóa học, phát triển tư duy của học sinh.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập hóa học ( TN và TL ) rèn kĩ năng của phần hóa phi kim ở trường THPT.
Chương 5. Nhóm Halogen ( lớp 10)
1. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách:
a. Cho dd HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng b. Điện phân dd NaCl có màng ngăn
c. Điện phân nóng chảy NaCl d. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dd NaCl
2. Có 5 chất bột màu trắng gồm : NaCl, MgCO3, BaSO4, BaCO3, Na2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt các chất trên thì thuốc thử đó là:
a. dd NaOH b. dd HCl c. dd BaCl2 d. dd AgNO3 3. Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm độc bởi khí clo. Để làm sạch không khí này có thể dùng:
a. dd NaBr b. dd Ca(OH)2 c. khí H2 d. H2O 4. Không dược dùng bình thủy tinh để đựng dd axit
a. H2SO4 đ b. H3PO4 c. HF d. HI
5. Brom lỏng dễ bay hơi, để hủy nước brom bị đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng một hóa chất thông dụng dễ kiếm nào sau đây?
a. dd NaOH b. dd Ca(OH)2 c. dd NaI d. dd KOH 6. Sục khí Cl2 vào dd chứa KOH đậm đặc, dư và đun nóng, dd thu được gồm:
a. KCl, KOH dư b. KCl, KClO, KOH dư c. KCl, KClO3, KOH dư d. KClO3, KOH dư
7. Thứ tự giảm dần tính axit của các chất là
a. HF > HCl > HBr > HI b. HF > HBr> HCl > HI c. HI> HBr> HCl > HF d. HCl > HBr> HI > HF 8. Giải thích vì sao:
- Người ta thường ngâm rau sống, hoa quả tươi trong dung dịch NaCl.
- Cl2 độc nhưng vẫn được dùng để khử trùng trong nước máy.
- Dùng nước máy tưới cây cảnh thì lá cây có đốm trắng?
9. Cho 8,7g MnO2 tác dụng hết với dd HCl đặc, dư thu được khí X. Cho 13g Zn tác dụng hết với HCl dư, thu được khí Y. Trộn toàn bộ lượng X với Y, đốt nóng trong buồng kín đến phản ứng hoàn toàn, sau đó hòa tan sản phẩm thu được vào 100g H2O thì được dd Z. Tính nồng độ phần trăm chất tan trong Z.
10. Hòa tan m (g) hỗn hợp Cu và Fe3O4 trong dd HCl dư, phản ứng còn lại 8,32 g chất rắn không tan và dd X. Cô cạn X thu được 61,92g chất rắn khan.
Tính m?
11. Cho m (g) hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dd HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lit khí (đktc). Nếu cho m g hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit HNO3 đặc, nguội, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72l khí NO2 ( sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Tính m.
12. Cho hỗn hợp A gồm 2 muối NaX và NaY. (X, Y là 2 halogen kế tiếp). Để kết tủa hoàn toàn 2,2g hỗn hợp A cần 150ml dd AgNO3 0,2M.
Xác định X, Y. Biết có phản ứng sau đây xảy ra:
X2 + 2KIO3 I2 + 2 KXO3
Chương 6: Nhóm Oxi - Lưu huỳnh ( lớp 10)
1. Chất làm mất màu dd brom là:
2. Hơi thủy ngân rất độc. Khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là:
a. vôi sống b. cát c. lưu huỳnh d. muối ăn 3. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế O2 bằng cách:
a. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng c. Nhiệt phân Cu( NO3)2 b. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 d. Điện phân H2O 4. Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
a. CO và CO2 b. SO2 và NO2 c. CH4 và NH3 d. CO2 và CH4 5. Trong công nghiệp, sản xuất axit H2SO4 bằng cách:
a. Cho SO3 tác dụng với H2O b. Cho H2SO4 đậm đặc hấp thụ SO3 c. Cho Oleum tác dụng với H2O
d. Pha loãng H2SO4 đậm đặc bằng H2O thích hợp
6. Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có CO và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Tính thể tích các khí trong hỗn hợp khí A cần để đốt cháy hoàn toàn 1mol hỗn hợp khí B.
7. Khi để lâu máu (màu đỏ) trong không khí có thể bị hóa đen. Nguyên nhân làm máu hóa đen là trong không khí có khí
a. SO2 b. H2S c. CO2 d. NO2 8. Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?
a. Zn, Al b. Zn, Fe c. Al, Fe d. Cu, Fe 9. Muốn pha loãng dd H2SO4 đặc, cần tiến hành theo phương pháp nào ? a. Rót từ từ H2O vào axit đặc c. Rót từ từ dd axit đặc vào H2O b. Rót H2O thật nhanh vào dd axit đặc d. Rót nhanh axit đặc vào H2O 10. Dd H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì?
a. Chuyển thành màu nâu đỏ c. Vẫn trong suốt
11. Hòa tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc, nóng thu được 1,68 lít khí SO2 (đktc). Lượng SO2 tạo thành được hấp thụ hoàn toàn với dd NaOH dư, thu được muối A.
a. Xác định loại R
b. Tính khối lượng muối A
12. X là kim loại nhóm IIA. Cho 1,7 g hỗn hợp gồm X và Zn tác dụng với lượng dư dd HCl, sinh ra 0,672 lit khí H2(đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 g X tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,12 lit (đktc). Xác định kim loại X
13. Hòa tan vừa đủ 6 g hỗn hợp X gồm 5 kim loại A, B, C, D, E( trong hợp chất, mỗi kim loại chỉ có một hóa trị duy nhất) vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 0,2 mol SO2( không có sản phẩm khử nào khác). Cô cạn dd thu được m (g) muối khan. Tính giá trị m.
14. Cho m (g) bột Fe vào axit H2SO4 đặc, nóng dư thu được V1 lit khí SO2( sản phẩm khử duy nhất). Trong một thí nghiệm khác, cho m (g) bột Fe vào dd H2SO4 loãng, dư thu được V2 lit khí H2. Tìm mối quan hệ giữa V1, V2 ( các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Chương 2: Nhóm Nitơ ( lớp 11)
1. Ở nhiệt độ thường, khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học là do:
a. Phân tử N2 có liên kết cộng hóa trị không phân cực b. Phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững
c. N2 có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.
d. Phân tử N2 có liên kết ion
2. N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở
a. điều kiện thường b. nhiệt độ khoảng 100 oC
3. Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dd NH3 đặc thấy có khói trắng bay ra, khói trắng đó là
a. HCl b. NH4Cl c. Cl2 d. N2
4. Photpho trắng rất độc, sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hóa chất này cần được khử độc bằng cách ngâm trong a. dd CuSO4 b. dd Na2CO3 c. dd HCl d. dd NaOH 5. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa muối X và đun nóng thấy có khí mùi khai bay ra và kết tủa trắng. Kết tủa trắng tan trong dd axit HCl và cho khí mùi xốc. Tìm công thức đúng của X.
6. Cho các dung dịch không màu, mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2CO3, (NH4)2SO4 , CaCl2 . Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch đó.
7. Dung dịch X chứa 0,3 mol Na+; 0,4mol NH4+
; 0,2mol SO42-
; 0,3mol NO3-
. Dung dịch X được pha chế từ 2 muối, hãy cho biết dung dịch X được pha chế từ 2 muối nào ?
8. Hoà tan 5,76g Mg trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thì thu được dung dịch B và 0,896 lít khí X duy nhất. Cô cạn dung dịch B thu được 37,12 gam chất rắn . Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
9. Cho 2,16 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch X (không có NH4NO3 ) và 2,688 lit (đktc) hỗn hợp khí Ygồm NO2 và NO. Tỉ khối của Y so với H2 là 19. Xác định kim loại R.
10. Cho 6,4g Cu vào 120 ml HNO3 1M loãng thu được V1 lit khí NO duy nhất. Nếu cũng lượng Cu như trên vào 120ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5 M loãng và HNO3 1M thu được V2 lit khí NO duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ, áp suất.
Tìm mối quan hệ giữa V1 và V2
Chương 3: Cacbon - Silic ( lớp 11)
1. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh và rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
a. CO2 rắn b. SO2 rắn c. H2O rắn d. CO rắn 2. Để phòng độc khí CO, người ta có thể dùng mặt nạ với chất hấp phụ là a. CaO b. than hoạt tính c. CuO d. P2O5 3. Để dập tắt đám cháy magie người ta thường dùng
a. khí CO2 b. cát c. khí SO2 d. H2O 4. SiO2 tan chậm trong dung dịch kiềm đặc; dễ tan trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat, SiO2 là
a. Oxit bazơ b. Oxit lưỡng tính c. Oxit axit d. Oxit trung tính 5. Thổi một luồng khí CO dư qua hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO và FeO, nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Chất rắn X gồm a. Cu, Fe, Al2O3 b. CuO, Fe, Al c. Cu, Fe, Al d. Cu, FeO, Al 6. Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đem nước lọc tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 23,3 g kết tủa nữa. Tính thể tích khí CO2 đã dùng ở ( đktc ).
7. Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88g hỗn hợp: Fe, FeO và Fe2O3 thu được 2,24g chất rắn. Mặt khác, cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được 2,24 lit khí ở (đktc). Tính nồng độ mol dd HCl.
8. Cho 50 g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại X, Y ( có hóa trị 2 duy nhất) tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lit khí ở (đktc). Tính khối lượng muối thu được.
9. Nhiệt phân hoàn toàn 77,7 g muối hidrocacbonat của kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra hấp thụ hết vào bình nước vôi trong dư thu được 60 g kết tủa. Xác định R.