CHO HỌC SINH LƠP 4, LỚP 5

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa về toán cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 23 - 78)

2.1. Mục tiêu dạy học Toán 4, Toán 5 2.1.1. Mục tiêu dạy học Toán 4

Dạy học Toán 4 nhằm giúp HS:

a. Về Số học

* Số tự nhiên

- Biết đọc, viết, so sánh thứ tự các số tự nhiên

- Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.

- Biết cộng, trừ các số tự nhiên có đến 6 chữ số; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến 3 chữ số (tích không quá 6 chữ số); chia số tự nhiên có đến 6 chữ số cho số tự nhiên có đến 3 chữ số.

- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản.

- Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Biết tính nhẩm trong pham vi các bảng tính; nhân với 10, 100, 1000, ...; chia cho 10, 100, 1000, ...; nhân số có hai chữ số với 11.

* Phân số

- Bước đầu nhận biết về phân số (qua hình ảnh trực quan)

- Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số.

24

- Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản (mẫu số không vượt quá 100) và ứng dụng trong tính giá trị các biểu thức có phân số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

b. Một số yếu tố thống kê

- Biết đọc và nhận xét (ở mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột.

- Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế c. Đo lường

- Biết mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến với kg; giữa giây và phút, phút và giờ, ngày và giờ, năm và thế kỉ; giữa dm2 và cm2, dm2 và m2, km2 và m2.

- Biết chuyển đổi đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một số trường hợp cụ thể và đơn giản.

d. Một số yếu tố hình học

- Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; một số đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.

- Biết vẽ: đường cao của hình tam giác; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, hình chữ nhật, hình vuông (khi biết độ dài các cạnh).

- Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.

e. Về Giải toán có lời văn

- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi nhắn gọn, bằng sơ đồ, hình vẽ.

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng, Tìm phân số của một số, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

2.1.2. Mục tiêu Toán 5

Dạy học Toán 5 nhằm mục tiêu giúp HS:

a. Số và phép tính

25

- Bổ sung những hiểu biết cần thiết về số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.

- Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân.

- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là số thự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân).

- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: tính giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiên nhất; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10, 100, 1000, ... (bằng chuyển dấu phẩy trong số thập phân).

b. Về Đo lường

- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng.

- Biết viết các số đo dộ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.

- Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0).

c. Về Một số yếu tố hình học

- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác.

- Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.

- Biết diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

d. Về Một số yếu tố thống kê

- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.

- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản từ biểu đồ e. Về Giải toán có lời văn

26

Biết giải và trình bày các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:

- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ. (Khi giải các bài toán thuộc quan hệ “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”)

- Các bài toán về tỉ số phần trăm: tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết một giá trị tỉ số phần trăm của số đó.

- Bài toán về chuyển động đều.

- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.

2.2. Nội dung chương trình môn Toán lớp 4, lớp 5 2.2.1. Nội dung Toán 4

a. Số học

* Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên

- Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu lớp tỉ.

- Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân.

- Phép cộng và phép trừ các số có đến 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3 lần. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.

- Phép nhân số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích có không quá 6 chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.

- Phép chia các số tự nhiên có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương không quá 4 chữ số.

- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Tính giá trị các biểu thức có đến 4 dấu phép tính. Giải các bài tập dạng “Tìm x biết: x < a; a < x < b (a, b là các số bé)”.

* Phân số. Các phép tính về phân số

27

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phân số đơn giản. Đọc, viết, so sánh các phân số; phân số bằng nhau.

- Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số.

Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số.

- Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số (mẫu số không quá 100), nhân phân số với các số tự nhiên. Giới thiệu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số; quy tắc nhân một tổng phân số với một phân số.

- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0.

- Tính giá trị biểu thức có không quá 3 dấu phép tính với các phân số đơn giản (mẫu số của kết quả tính có không quá 2 chữ số)

* Tỉ số: Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số, tỉ số bản đồ.

b. Đại lượng và đo đại lượng

- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng. Chủ yếu nêu mối quan hệ giữa kilôgam và yến, tạ, tấn; giữa kilôgam và gam.

- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian; mối quan hệ giữa ngày và giờ; giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng, ngày.

- Diện tích và một số đơn vị đo diện tích (dm2, m2, km2). Nêu mối quan hệ giữa m2 và cm2; m2 và km2..

- Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), tính toán với các số đo, tập làm tròn số đo và tập ước lượng các số đo.

c. Yếu tố hình học

- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Nhận dạng góc trong các hình đã học.

- Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau.Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi.

- Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao), diện tích hình thoi.

28

- Thực hành vẽ hình bằng thước và êke; cắt, ghép, gấp hình.

d. Yếu tố thống kê

- Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu. Giới thiệu biểu đồ. Tập nhận xét trên biểu đồ.

e. Giải bài toán

- Giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số.

- Giải các bài toán có liên quan đến: tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng;

các nội dung hình học đã học.

2.2.2. Nội dung Toán 5 a. Số học

* Ôn tập về phân số: Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.

* Số thập phân. Các phép tính về số thập phân

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân.

- Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân:

+ Phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân. Cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần.

+ Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có không quá 3 chữ số.

+ Phép chia các phân số với số chia có không quá 3 chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số.

29

- Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng các số thập phân.

- Thực hành tính nhẩm:

+ Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có không quá 2 chữ số.

+ Nhân không nhớ một số thập phân có không quá 2 chữ số với một số tự nhiên có một chữ số.

+ Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một số tự nhiên có một chữ số.

- Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.

* Tỉ số phần trăm

- Giới thiệu ban đầu về tỉ số phần trăm. Đọc, viết tỉ số phần trăm.

- Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số.

- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với số thập phân, số thập phân và phân số.

b. Đại lượng và đo đại lượng

- Đo thời gian. Vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường:

+ Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo.

+ Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với một số.

+ Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được và mối quan hệ giữa chúng.

- Đo diện tích. Đo thể tích

+ Đề - ca - mét vuông (dam2), héc - tô - mét vuông (hm2), mi - li - mét vuông (mm2); bảng đơn vị đo diện tích; đơn vị đo diện tích ruộng đất héc - ta (ha); mối quan hệ giữa m2 và ha.

+ Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích:

xăng - ti - mét khối (cm3), đề - xi - mét khối (dm3), mét khối (m3).

- Thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích.

30 c. Yếu tố hình học

- Tính diện tích tam giác, hình thoi và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn.

- Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu.

- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

d. Yếu tố thống kê

- Nêu nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bằng số liệu hoặc một biểu đồ thống kê. Giới thiệu về biểu đồ hình quạt.

- Thực hành lập bảng số liệu và vẽ biểu đồ dạng đơn giản.

e. Giải bài toán

- Giải các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm: tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm một số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết; tìm một số biết một số khác và tỉ số phần trăm của số đã biết so với số đó.

- Giải các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều: tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường; tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển động; tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.

- Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.

2.3. Phương pháp dạy - học Toán ở lớp 4, lớp 5

Định hướng chung của phương pháp dạy học Toán 4, Toán 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Toán 4, Toán 5 kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học toán đã sử dụng trong các lớp dưới; đồng thời, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học giúp HS tự nêu các nhận xét, các quy tắc… ở dạng khái quát; đặc

31

biệt, bước đầu biết hệ thống hóa các kiến thức đã học, nhận ra một số quan hệ giữa một số nội dung đã học… Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong học tập môn Toán ở giai đoạn các lớp 4 và 5;

tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của HS theo mục tiêu của môn Toán ở lớp 4, lớp 5.

Dưới đây là giới thiệu chung về sự vận dụng các phương pháp dạy học các dạng bài cụ thể của Toán 4, Toán 5.

2.3.1. Phương pháp dạy học bài mới

- Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. GV hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp HS sử dụng kinh nghiệm của bản thân (hoặc của các bạn trong một nhóm nhỏ) để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề.

- Tạo điều kiện cho HS củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Sau mỗi phần bài học thường có 3 bài tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu tập vận dụng kiến thức mới để giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong đời sống. GV nên tổ chức, hướng dẫn mọi HS làm bài rồi chữa ngay trên lớp với những câu hỏi để HS nhớ lại kiến thức.

2.3.2. Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành

Ngoài phần luyện tập, thực hành trong các tiết dạy học bài mới; trong Toán 4 và Toán 5 còn có các tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành. GV có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập, thực hành như sau:

- Giúp các em nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng và phong phú. Nếu HS nào chưa nhận ra

32

được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý để tự HS nhớ lại kiến thức, cách làm.

- Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng HS. GV nên yêu cầu HS phải làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong SGK, không tự ý bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập HS cho là dễ. Không nên bắt HS chờ nhau trong quá trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.

- Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS. Nên cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ, trong cả lớp về cách giải hoặc các cách giải một bài toán. Nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn, tự rút ra kinh nghiệm để hoàn thành cách giải của mình. Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.

- Tập cho HS thói quen tìm thêm phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.

2.4. Hoạt động ngoại khóa về Toán cho HS lớp 4, lớp 5

2.4.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa về Toán cho HS lớp 4, lớp 5 Hoạt động ngoại khóa về Toán cho HS lớp 4, lớp 5 là hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định.

Các hoạt động này được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV. Hoạt động ngoại khóa về Toán cho HS lớp 4, lớp 5 nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức và kĩ năng bộ môn Toán 4, Toán 5 đã học trong chương trình chính khóa; đồng thời, giáo dục HS một cách toàn diện.

Như vậy, hoạt động ngoại khóa về Toán cho HS lớp 4, lớp 5 là hình thức giáo dục gắn liền việc giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình, của xã hội; việc học tập trong nhà trường với việc học tập và hành động thực

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa về toán cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 23 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)