CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỊNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG
V. GIẢM MỨC HÌNH PHẠT ĐÃ TUYÊN
2. Giảm mức hình phạt đã tuyên trong một số trường hợp cụ thể
2.1. Giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp bình thường.
Theo quy định tại Điều 58 BLHS năm 1999 thì: “1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân”.
Điều kiện để xét giảm hình phạt đã tuyên bao gồm hai loại: điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức.
- Người bị kết án đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định;
- Người bị kết án có nhiều tiến bộ hoặc đã chấp hành một phần hình phạt nhưng đã lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc lập công lớn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 BLHS năm 1999 thì: “Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt”. Nhưng dù được giảm nhiều lần thì người bị kết án cũng phải chấp hành được ẵ mức hỡnh phạt đó tuyờn. Vớ dụ: Nguyễn Anh Tuấn bị kết ỏn 3 năm cải tạo không giam giữ về tội cố ý gây thương tích. Sau khi chấp hành hình phạt được 1 năm, do có nhiều tiến bộ và được chính quyền địa phương đề nghị, nên Tòa án đã giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho Tuấn lần thứ nhất là 6 tháng, cộng cả 3 lần Tuấn được giảm là 18 thỏng bằng ẵ mức hỡnh phạt đó tuyờn, nờn Tuấn khụng được giảm thêm nữa.
Người bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu đã chấp hành được 1/3 mức hình phạt đã tuyên và có nhiều tiến bộ, theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Nhưng dù được giảm nhiều lần thì người bị kết ỏn cũng phải chấp hành ẵ mức hỡnh phạt đó tuyờn. Vớ dụ: Hồ thị Tuyết bị phạt 15 năm tù về tội sử dụng “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Sau khi chấp hành hình phạt được 5 năm, do có nhiều tiến bộ nên được Ban giám thị trại giam trại cải tạo đề nghị, nên Tòa án đã quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho Tuyết lần đầu là 6 tháng. Sau đó Tuyết được giảm nhiều lần, có lần 3 tháng, có lần 6 thỏng và cộng chung cỏc lần giảm là 7 năm 6 thỏng bằng ẵ mức hỡnh phạt đó tuyờn, nên Tuyết không được giảm thêm nữa.
Điều kiện “có nhiều tiến bộ” được đặt ra đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ và người bị kết án phạt tù. Trong BLHS năm 1985 (khoản 1 Điều 49), điều kiện này được quy định là “đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo”. Điều kiện “có nhiều tiến bộ” và điều kiện “đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo” chỉ có thể khác nhau về hình thức thể hiện còn bản chất là thống nhất. Điều kiện có nhiều tiến bộ phải đòi hỏi thể hiện ở các mặt như thành thật hối lỗi, tích cực lao động và học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ cải tạo không giam giữ hoặc chế độ, nội quy của trại cải tạo.
Điều kiện đã chấp hành một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc lập công lớn đặt ra đối với người bị kết án phạt tiền. Điều quy định điều kiện này như sau: “Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn…”. Như vậy, đối với người bị kết án phạt tiền có hai trường hợp có thể thỏa mãn hai điều kiện này: Thứ nhất, người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng đã lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ mà không thể chấp hành được phần hình phạt còn lại; Thứ hai, người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt và lập công lớn. Trong trường hợp này người bị kết án phạt tiền phải lập công lớn để cho miễn chấp hành hình phạt còn lại. Ví dụ: A phạm tội vô ý làm hư hỏng tài sản của Nhà nước với số tiền là 12 triệu đồng. Do hoàn cảnh kinh tế khú khăn nờn A chỉ chấp hành được ẵ hỡnh phạt. Trong một lần mưa bóo lớn A đó không ngại gian khó dã cứu được tài sản của Nhà nước trị giá 100 triệu đồng khỏi bị lũ cuốn trôi. Nên A được cơ quan Nhà nước đề nghị Tòa án miễn chấp hành hình phạt còn lại cho A.
Điều kiện về hình thức để được xét giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp được quy định rất rõ ràng trong Điều 58 BLHS. Tòa án có thể quyết định giảm hình phạt đã tuyên cho người bị kết án cải tạo không giam giữ nếu thỏa mãn các điều kiện về nội dung và trên cơ sở đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục. Tương tự như vậy, người bị kết án phạt tù chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù; người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt chỉ được xét miễn chấp hành hình phạt còn lại theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Trong hai loại điều kiện để được xét giảm mức hình phạt đã tuyên thì điều kiện về nội dung là điều kiện quyết định và điều kiện về hình thức là điều kiện cần.
Việc xem xét hai điều kiện này phải trong mối liên hệ thống nhất với nhau. Điều kiện về nội dung là cơ sở để xem xét điều kiện về hình thức để kiểm tra điều kiện về nội dung. Tòa án chỉ có thể ra quyết định cho giảm mức hình phạt đã tuyên trên cơ sở thỏa mãn đúng và đủ hai loại điều kiện trên.
Trong trường hợp bình thường, giảm mức hình phạt đã tuyên được thực hiện theo mức quy định tại khoản 3 Điều 58 BLHS. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng mức giảm của nhiều lần cộng lại khụng được vượt quỏ ẵ thời hạn hỡnh phạt đó tuyên. Riêng kết án đối với người bị kết án tù chung thân, điều luật quy định cụ thể là lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt tù là 20 năm. Quy định này so với BLHS năm 1985 là quy định nghiêm khắc hơn, vì theo quy định tại Điều 49 BLHS năm 1985, thì người bị phạt tù chung thân đã chấp hành được 10 năm tù được xét giảm lần đầu và dù được giảm nhiều lần thì thời gian chấp hành hình phạt tù thực tế là 15 năm. Do đó, chỉ những người nào thực hiện hành vi phạm tội từ ngày 1-7-2000 trở đi mà bị phạt tù chung thân thì mới áp dụng quy định tại Điều 58 BLHS năm 1999. Việc quy định chặt chẽ mức giảm như vậy thể hiện rõ giới hạn áp dụng của chế định giảm mức hình phạt đã tuyên và nhằm hạn chế việc lạm dụng chế định này trong thực tiễn. Áp dụng chế định này chỉ có ý nghĩa là biện pháp khuyến khích người bị kết án tích cực cải tạo chứ không là biện pháp thay thế việc chấp hành hình phạt đã tuyên.
2.2. Giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người phạm tội mới.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 58 thì: “Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân”. Ví dụ: Lê Văn H bị phạt 5 năm tù về- Tội cố ý gây thương tích. H đã chấp hành được 2 năm tù và được giảm một lần với thời gian giảm là 6 tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt tù còn của H lại là 2 năm 6 tháng tù. Trong thời gian này H lại phạm tội “cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999, bị Tòa án phạt 3 năm 6 tháng tù về tội này, tổng hợp với 2 năm 6 tháng tù còn lại H chưa chấp hành, buộc H phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 6 năm tù. Lê Văn H phải chấp hành được 4 năm tù thì mới được xét giảm lần đầu của bản án 6 năm.
Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà tội đó là tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó chấp hành được 20 năm nếu là tù chung thân, và 2/3 thời gian của mức hình phạt chung đối với tội đó. Ví dụ: Trần Văn Tý bị phạt 5 năm tù về- Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999. Tý chấp hành được được 3 năm và được giảm 2 lần với mỗi lần giảm là 6 tháng; thời gian chấp hành hình phạt còn lại của Tý là 1 tù. Trong thời gian chấp hành hình phạt hình phạt còn lại Tý đã phạm tội “giết người” theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 bị Tòa án nhân dân tỉnh B phạt tù chung thân, tổng hợp với 8 tù của bản án trước buộc Tý phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân. Trong trường hợp này thì Tý buộc phải chấp hành 20 năm thì mới xem xét được giảm lần đầu xuống còn 30 năm. Nếu Tý được giảm nhiều lần thì hình phạt tù thực tế đối với Tý trong trường hợp này ít nhất cũng phải 44 năm (20+20+4= 44 năm).
2.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt.
Theo quy định tại Điều 59 BLHS năm 1999 thì: “Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này”. Giảm chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt có thể đặt ra đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ và người bị kết án phạt tù. Nhưng thực tế quy định này chủ yếu áp dụng đối với người bị kết án phạt tù. Quy định này hoàn toàn giống quy định của điều luật tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1985. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp này khác trong trường hợp bình thường ở điều kiện xét giảm, ở thời điểm và ở mức giảm của hình phạt đã tuyên.
Về điều kiện xét giảm, Điều 59 BLHS yêu cầu thêm lý do đáng được khoan hồng như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là điều kiện bổ sung thêm cho điều kiện được quy định cho điều kiện giảm mức hình phạt trong trường hợp bình thường. Tuy nhiên, vấn đề là hiểu như thế nào là người bị kết án đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo?
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 04-89/TTLN ngày 15-8-1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ, về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì:
Người bị kết án đã lập công lớn là người đã tố cáo, giúp trại cải tạo hoặc cơ quan điều tra phát hiện tội phạm; có sáng kiến hoặc cải tiến kỹ thuật có giá trị trong sản xuất; cứu được tính mạng người khác trong tình thế hiểm nghèo; cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân khi có bão lụt, hỏa hoạn…
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Người bị kết án đã quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi mà thường xuyên ốm đau;
Người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: lao nặng, ung thư, bại liệt…
Thời hạn sớm hơn là thời hạn người bị kết ỏn đó chấp hành ớt nhất là ẳ đối với tù có thời hạn và 8 năm tù đối với tù chung thân.
Mức giảm cao hơn là mức giảm mỗi lần có thể tới 4 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là 2/5 thời gian hình phạt đã tuyên. Nếu bị phạt tù chung thân thì thời gian đã thực sự chấp hành ít nhất là 10 năm.
Việc quy định thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt như trên ngoài việc thể hiện sự khuyến khích người bị kết án tích cực cải tạo, lập công chuộc tội, còn thể hiện chính sách nhân đạo đối với người bị kết án có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, về thời hạn và mức giảm như hướng dẫn tại Thông tư trên không còn phù hợp với quy định của BLHS năm 1999, nên cần được hướng dẫn lại. Ví dụ: đối với tù chung thân có thể quy định người bị kết án đã chấp hành được 10 năm tù thì được giảm nhiều lần và dù được giảm nhiều lần thì thời hạn thực tế chấp hành ít nhất là 15 năm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các chế định trên, mặc dù quy định có phần hà khắc và nghiêm nghặt hơn so với quy định ở Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng nó đã thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của nhà nước ta trong từng giai đoạn phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước. Mặc khác, với những quy định đó nhằm khuyết khích người phạm tội có ý thức cải tạo giáo dục và có thái độ chấp hành tốt hơn và trở thành người có ích cho xã hội đúng như bản chất của Nhà nước ta và mục đích của hình phạt theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 là: “Không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa…”