Vai trò của bài giảng e-Learning trong dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng e learning trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 24 - 27)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-

1.1.3. Vai trò của bài giảng e-Learning trong dạy học

E-Learning thực hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học - các giải pháp học tập không còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống.

SV: Quách Thùy Nga K35B-GDTH 17

Nhờ e-Learning mà giáo dục đã có thể thực hiện các tiêu chí giáo dục mới: Học ở mọi nơi (any where), học mọi lúc (anytime), học suốt đời (lifelong), dạy cho mọi người (anyone) và với mọi trình độ tiếp thu khác nhau.

+ Học ở mọi nơi (anywhere): đó là phương châm để người học ở bất cứ đâu, có thể thành phố, có thể là vùng sâu, vùng xa đều được hưởng một nội dung học tập như nhau, một chất lượng học như nhau và được hưởng thầy dạy giỏi như nhau. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là phải có điện, máy tính, mạng,…

+ Học ở mọi lúc (anytime): Người học sẽ chủ động bất cứ lúc nào họ muốn.

+ Học suốt đời (lifelong): Khái niệm học tập trung cả về không gian và thời gian sẽ mất dần đi. Thay vào đó là phải học suốt đời vì sự nâng cao dân trí, vì xã hội phát triển quá nhanh. Người ta sẽ bớt nhu cầu về bằng cấp để tiến tới nhu cầu nâng cao dân trí thường xuyên, nhu cầu cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu của công việc.

+ Dạy cho mọi người với trình độ tiếp thu khác nhau: Với công nghệ dạy học mới này, một bài giảng hay, súc tích sẽ không chỉ dành riêng cho một lớp học, một lứa tuổi nào đấy mà nó có thể được áp dụng cho mọi đối tượng.

Mỗi học viên tùy theo khả năng của mình có thể học một lần/bài hoặc nhiều lần mà không ảnh hưởng gì tới người khác.

Với bài giảng e-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc…

mà chỉ cần có phương tiện là máy tính. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân. Bài

SV: Quách Thùy Nga K35B-GDTH 18

giảng e-Learning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, người học tham gia học tập mà không cần đến trường. Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, người học phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.

Thuật ngữ e-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỉ gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thức giáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, bài giảng điện tử e-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng minh qua sự thành công của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp e-Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật…

Ở Việt Nam, bài giảng e-Learning là một hình thức giáo dục mới, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh thời gian học trên lớp, ở trường, HS có thể tự ôn tập, củng cố kiến thức qua những bài giảng trên mạng. Ngoài ra, GV có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng e-Learning vào việc thiết kế bài trình chiếu cho các tiết dạy khi cần thiết để tạo hứng thú cho HS, qua đó chất lượng giờ học sẽ hiệu quả hơn.

Như vậy, bên cạnh trường học truyền thống, trong thời gian tới, HS có thêm môi trường học tập mới, trường học “ảo” khá hiệu quả, thiết thực. Tuy nhiên, không phải trường học hiện tại, vai trò của người thầy bị xem nhẹ, HS không cần đến trường mà ngược lại người thầy càng quan trọng và phải có trách nhiệm lớn hơn trong công việc, đó là phải thiết kế, xây dựng các bài giảng e-Learning sao cho khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng HS để các em dễ dàng tiếp cận nắm bắt được kiến thức khi tham gia học ở trường học

SV: Quách Thùy Nga K35B-GDTH 19

“ảo”.HS, bên cạnh việc đến trường học tập đều đặn, về nhà các em có thể học tập thêm ở trên mạng để củng cố, khắc sâu kiến thức, chứ không phải coi bài giảng e-Learning là một trường học duy nhất.

Có thể thấy rằng, bài giảng e-Learning sẽ giúp người học trở nên chủ động, phát huy tính tích cực, tự lực, khả năng tự học mà không cần sự giám sát của GV. Ngoài ra, với HS, việc sử dụng đồ dùng phương tiện CNTT hiện đại sẽ thu hút HS tham gia các hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh.

Bài giảng e-Leaning thay đổi hình thức dạy học truyền thống hiện nay: không có sự giám sát của GV, người học không chỉ học trên lớp mà còn học ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, bài giảng e-Learning còn tạo điều kiện cho GV tiếp cận với CNTT hiện đại, giúp GV chuẩn bị bài giảng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng e learning trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)