2.1 Sự lựa chọn chi tiết để miêu tả 2.1.1 Chân dung, ngoại hình
Đến với từng câu chuyện của Andersen, chúng ta như được đến với từng trang của cuộc sống muôn màu. Truyện của ông là một thế giới thu nhỏ của những nhân vật được khắc họa thật sinh động và hấp dẫn. Các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông không nhất thiết phải là con người mà nó bao gồm cả một thế giới sinh động của loài vật, vật vô tri, những sinh thể hoang đường. Tuy vậy, tất cả đều được xây dựng một cách khéo léo với những đường nét, dáng vẻ và diện mạo đúng như một con người. Ở đây tác giả không miêu tả chi tiết từng nhân vật chính mà chỉ phác họa một cách khái quát nét ngoại hình tiêu biểu của nhân vật chính.
Tuy vậy, người đọc vẫn có thể cảm nhận được đầy đủ về từng câu chuyện với các nhân vật chính về cả ngoại hình và cả tính cách.
Đối với truyện cổ tích thì các nhân vật chính thường là những anh hùng có sức mạnh phi thường, thân hình khỏe mạnh, lực lưỡng, hay những nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, nụ cười như hoa, da trắng như tuyết…Đến với truyện cổ Andersen thì nhân vật chính lại là những con người gần gũi thân quen. Đó là nhân vật thị trưởng trong Mụ ấy thật vô dụng - là một người giàu có, sang trọng trong “chiếc áo sơ mi dài tay, có ghim cài ngực trên bầu áo xếp nếp…râu cạo sạch sẽ bảnh bao”. Hay nhân vật người thợ nghèo khổ với “tấm vỉ cói quấn quanh bụng”, “ chiếc váy ướt sũng nước và đôi guốc gỗ”, “mỗi chiếc lót một nắm rơm”; một “Maren què tóc xoăn” – “một chân què, mái tóc rậm rối bù xòa xuống một bên mắt mù và lọn tóc quăn để che” khiến người ta phải chú ý. Hoặc nhân vật chính là
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 26 K34B - GDTH nàng tiên cá nhỏ trong tác phẩm Nàng tiên cá nhỏ nàng là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần như nàng công chúa “trắng muốt mịn màng, sau đôi hàng mi dài đen sẫm, cặp mắt xanh thắm vui tươi, đầy tin cậy”, hay như nàng công chúa yêu kiều với “chiếc vòng vàng trên vương miện như dát những ngôi sao nhỏ, yếm choàng sau thêu hàng ngàn cánh bướm xinh đẹp. Nhưng bản thân công chúa lại đẹp hơn gấp trăm nghìn lần trang phục”. Ở đây tác giả không miêu tả quá chi tiết mà chỉ giới thiệu sơ lược, khái quát bằng một số chi tiết giàu hình ảnh giúp người đọc có cảm nhận đầy đủ về nhân vật.
Trong các tác phẩm của ông nhân vật chính còn là những trẻ em nghèo khổ bất hạnh. Mỗi nhân vật là một số phận, một sự cảm thông sâu sắc của nhà văn. Chân dung của trẻ thơ hiện lên trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình ảnh em bé bán diêm với “chiếc tạp dề cũ”,
“chân bầm tím vì rét, người run lẩy bẩy” đang lê bước trên đêm đông giá rét, không biết đi đâu, về đâu (Em bé bán diêm) khiến chúng ta phải động lòng, Cũng là một đứa trẻ nghèo nhưng cậu bé con trai chị thợ giặt (Mụ ấy là đồ vô dụng) có vẻ đầy đủ hơn bởi cậu còn được sống trong sự chở che của mẹ. Cậu được mặc bộ quần áo “ sờn cũ, nhưng sạch sẽ, được vá khéo léo, cậu đi đôi guốc gỗ”.Hay là cô bé Christina được tác giả miêu tả “duyên dáng, mảnh mai như một đứa trẻ dòng dõi trâm anh…cô không có quần áo đẹp như con gia đình khá giả…”
Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự nghèo khổ đói rách của các nhân vật chính, Andersen còn khám phá ra nét hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ. Thiếu thốn, rách rưới nhưng em bé bán diêm lại rất đáng yêu ở “đôi má ửng hồng” và “Những bông tuyết bám đầy trên mái tóc vàng hoe, cuộn thành những búp xoăn xinh xinh xõa trên vai cô bé”. Miêu tả Christina – con gái ông lái đò (Ib và cô bé Christina) tác giả phát hiện ở cô bé sự
“duyên dáng và mảnh mai như một đứa trẻ dòng dõi trâm anh”. Andersen
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 27 K34B - GDTH quan sát rất tỉ mỉ, ông không bỏ qua một chi tiết nào dù rất nhỏ. Ông đặc biệt quan tâm đến trẻ em, ông tìm thấy ở trẻ thơ những điểm đáng yêu mà không ai ngờ tới. Vì thế mà trong đám trẻ con đông đúc đi xem mộ chó thì tâm điểm của nhân vật chính trong tác phẩm là em bé nghèo của nhà văn là
“duyên dáng với những búm tóc quăn xinh xắn và cặp mắt xanh trong sáng” đang đứng bên ngoài cổng. Em không được vào xem mộ chó vì em không có khuy quần. Hẳn là một người yêu trẻ, gần gũi với trẻ, tác giả mới có thể chớp lấy những dáng vẻ thật đáng yêu của các em ngay trong sự đói rách, nghèo khổ. Ngòi bút của Andersen hồn nhiên, dí dỏm mà chan chứa tình người.
Ngoài các nhân vật chính là con người thì các nhân vật chính trong thế giới loài vật, vật vô tri những sinh thể hoang đường qua ngòi bút của tác giả cũng hiện lên thật sinh động và mang dáng vẻ như con người. Đó là những con ruồi, con muỗi “nhỏ bé xinh xắn, không cao hơn đầu gối…ăn mặc lịch sự trong những cánh hoa được tô điểm thêm bằng những đôi cánh của ruồi và muỗi thực sự kiểu cách” (Xúp xúc xích), ngay cả những con cóc gớm ghiếc, xấu xí, nhớp nhúa cũng biết “hãnh diện duỗi thẳng những chân sau,…chúng ngồi chồm chỗm, cái đầu bất động” (Con cóc). Rồi đến cả con chuột chũi hôi hám cũng có vẻ bên ngoài sang trọng bởi “Chiếc áo khoác bằng nhung đen rất đẹp” (Cô bé tí hon). Hay như hình ảnh chú lợn
“hình dáng là lạ rất đẹp, nước trong mát tuôn ra từ mõm chú lợn – đã trở nên xanh xỉn trải qua năm tháng”…(Chú lợn rừng bằng đồng)
Trí tưởng tượng phong phú của tác giả đưa chúng ta đến với sân vịt đông đúc, om sòm với những chú vịt con xinh xắn “đẹp trai”, mụ vịt già
“quí phái”, béo múp míp vì “bà có máu Tây Ban Nha”. Miếng giẻ đỏ sẫm đeo ở một chân ở mụ vịt già được coi như là “ tước hiệu cao quý nhất mà bất kỳ con vịt nào cũng muốn dành lấy”. Những con vịt “đứng tẽo ngón
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 28 K34B - GDTH chân ra, giống như cha và mẹ” để thể hiện mình là người có giáo dục. Vẻ bề ngoài khác thường của vịt con xấu xí bị những con vịt khác đánh giá là
“lố lăng” và bị bắt nạt. Chú trở thành trò cười cho thiên hạ. Ngay cả một con gà tây với những chiếc cựa bẩm sinh cũng trở nên một hình ảnh sinh động khi nó “tự cho mình là một Hoàng đế, xù lông như một con tàu với cánh buồm no gió”, rồi một con chó Sonny “có thể cong lưng và gừ gừ”,
“con gà mái có đôi chân nhỏ, ngắn tũn” cũng không ngừng bắt nạt chú vịt xám đáng thương. Thế giới loài vật có cả những con vật hung giữ như “con chó to tướng đáng sợ, lưỡi thè lè, mắt sáng rực lên đến khiếp, nhe những chiếc răng nhọn và phì” (Vịt con xấu xí).
Thế giới các nhân vật chính dưới ngòi bút của Andersen còn được miêu tả một cách tài tình. Đó là một vẻ đẹp mới mẻ của thế giới nhân vật thần kì. Bạn đọc thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp “diễm lệ” của nàng tiên cá nhỏ - nhân vật chính trong tác phẩm “da nàng trắng và mịn như cánh hoa hồng; mắt xanh như nước hồ sâu thẳm”. Đặc biệt, “nàng không có chân, chỉ có đuôi như đuôi cá” (Nàng tiên cá nhỏ). Thú vị hơn là “một cô gái bé tí tẹo teo. Cô mảnh mai xinh đẹp không cao như ngón tay cái” sánh vai với vị thần hộ mệnh của các loài hoa cũng “nhỏ bé và mảnh mai”, “trắng trẻo và trong suốt như thể cậu được làm bằng thủy tinh vậy. Chàng đội chiếc vương miện xinh xinh bằng vàng tinh sảo trên đầu và có đôi cánh tuyệt đẹp trên vai” (Cô bé tí hon). Những hình ảnh so sánh thật tinh vi và chọn lọc tạo nên vẻ đẹp lung linh cho các nhân vật chính, vẻ đẹp đó chỉ tìm thấy ở cõi tiên, ở trí tưởng tượng kì diệu của nhà văn thiên tài Andersen.
Đặc sắc hơn cả là chân dung của các nhân vật chính trong tác phẩm thông qua vật vô tri. Đây là bộ phận có số lượng rất lớn bao gồm tất cả những cây cối, đồ vật, dụng cụ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 29 K34B - GDTH con người. Thế nhưng ngòi bút miêu tả tài tình của Andersen đã biến chúng trở thành những hình ảnh thật sinh động, hấp dẫn.
Chẳng hạn như Cây gai trong tác phẩm Gia đình hạnh phúc được tác giả miêu tả “ để lá trước bụng thì nó là một chiếc tạp dề, che đầu dưới mưa, nó gần như một cái ô – vì nó to lắm. Cây gai chẳng bao giờ mọc một mình, nơi nào có một cây gai là mọc cả đám.”
Đặc biệt hơn cả là vẻ “hào hoa, phong nhã” và “lịch lãm” của gã cổ cồn, sự “thon thả, óng ả, tao nhã và xinh đẹp” của chiếc nịt tất. Rồi đến một cái kéo cũng trở lên duyên dáng, “biết xoạc chân thật tuyệt vời như một nghệ sĩ ba lê hàng đầu.”
Ngay cả những đồ chơi của trẻ em cũng được tác giả miêu tả rất tinh tế. Đó là nàng bóng “được làm bằng da dê, nên kiêu kì như bất cứ một tiểu thư đài các nào”, là một con quay “trông thật ra dáng bảnh chọe khi nó xoay xoay tròn”.
Trong truyện Chú lính chì dũng cảm, hình ảnh chú lính một chân và cô vũ nữ được tác giả miêu tả rất sinh động “Các chú mặc áo rực rỡ, quần xanh. Các chú rất giống nhau, trừ một chú hơi khác, chú chỉ có một chân vì chú được đúc sau cùng không còn đủ chì”. Còn cô vũ nữ “được làm bằng giấy, cô mặc một chiếc váy bằng voan trong suốt và một dải nơ xanh be bé choàng quanh vai, tựa một chiếc khăn quàng, một miếng trang kim óng ánh ở giữa lớn bằng cả gương mặt cô”.
Điều mà chúng ta không thể ngờ tới đó là ngay cả những đối tượng không có hình khối như Mẹ các gió, Gió Bấc, Gió Tây, Gió Đông và Gió Nam qua ngòi bút miêu tả tài tình của Andersen lại trở lên có hình khối, cụ thể như một con người thật mang phong cách, cá tính (Vườn thiên đường).
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 30 K34B - GDTH Mẹ các gió là “ một phụ nữ lớn tuổi, cao và vạm vỡ như thể nam giới trá hình”, bà sinh được bốn đứa con trai, mỗi đứa một giáng vẻ, một tính cách khác nhau.
Gió Bấc “mặc quần và áo khoác da gấu, một chiếc mũ da hải cẩu chùm kín tai, những sợi băng dài bám vào râu, và những hạt mưa đá từ cổ áo khoác lăn xuống, hết giọt này đến giọt khác”. Ngoại hình và tên gọi của nhân vật dường như có mối quan hệ khăng khít. Hình ảnh Gió Bấc làm chúng ta nhớ tới những con người xứ lạnh, tạo cho chúng ta cảm giác như đang sống trong vùng đất giá rét với những trận gió bấc lạnh buốt.
Ngược lại với bề ngoài lạnh lẽo của Gió Bấc, “Gió Nam trông như người rừng, gã đội một loại mũ sắt có lót để bảo vệ đầu.” Gã đến từ những khu rừng hoang vu nên phảng phất vẻ man dại của núi rừng. Trong kí ức của mẹ gió, gã là một thằng bé “xinh xắn” – là đứa con đáng yêu nhất của bà.
Tiếp đến là Gió Nam “đội khăn Ả Rập, mặc áo choàng Ả Rập phất phới”. Hắn chỉ làm những điều tai hại khiến Mẹ Gió bực mình.
Khác hẳn với ba người anh cứng đầu cứng cổ, Gió Đông là đứa con mà Mẹ gió hài lòng nhất, “Gã mặc như người Tàu” vì gã vừa trỏ về nước Tàu
Trí tưởng tượng của nhà văn đã tạo ra da thịt làm nên một cơ thể hoàn chỉnh cho những sinh thể vô hình. Đó là sản phẩm của trí tuệ và hiểu biết uyên bác tất cả các lĩnh vực: khí hậu, lịch sử, địa lí, thiên văn và truyền thống của những lãnh thổ khác nhau, là sản phẩm của trí tưởng tượng kì diệu phong phú, diệu kì. Trong truyện Mười hai người trên chiếc xe thư, Andersen còn chứng tỏ sức tưởng tượng phong phú của mình qua việc miêu tả hình ảnh của mười hai người lữ khách. Đó là đại diện cho mười hai tháng trong một năm. Người lữ khách thứ nhất nói: “Tôi đường đường là một chàng trai mặc áo khoác da gấu và đi ủng trượt tuyết. Rất nhiều người hi vọng vào tôi. Đến với tôi, tất cả mọi người sẽ có hộp quà mừng tuổi. Tên
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 31 K34B - GDTH tôi là tháng Giêng”.Lữ khách thứ hai là một anh chàng vui tính. Anh tổ chức diễn kịch, vũ hội, hóa trang và mọi trò tiêu khiển. Anh nói: “Tôi mua vui cho mọi người khác và cho cả tôi, bởi vì tôi có cuộc đời ngắn ngủi nhất trong cả gia đình. Tôi sẽ chẳng bao giờ có hơn hai mươi tám ngày. Tôi là Vua lễ hội và ngao du dưới danh tính Tháng Hai.” Lữ khách thứ ba trông đúng là hình ảnh của sự ăn kiêng nhưng anh ta ngẩng cao đầu vì anh là tiên tri thời tiết. Anh ta trưng diện một chùm hoa Violet ở ve áo và tên anh là Tháng Ba. Lữ khách thứ tư thì ra mắt bằng cách làm một trò lừa để đùa mồng một tháng tư mà thôi. Anh ta công việc không nhiều nhưng có biết bao ngày hội hè. Anh ta nói: “Tính tôi thất thường lắm – sớm nắng chiều mưa, dọn đến, dọn đi. Tôi có thể vừa khóc vừa cười. Tôi chính là Tháng Tư.” Đến lượt lữ khách thứ năm. “Nàng mặc một bộ quần áo mùa hè và đi giày cao, áo đầm dài của nàng bằng lụa màu xanh lá sồi, tóc cài cỏ chân ngỗng…” Nàng cũng là một ca sĩ. Nàng chính là tiểu thư Tháng Năm. Lữ khách thứ sáu là một quý cô đáng kính, nàng “trẻ trung, thon thả, uy nghi và quyến rũ. Nàng sinh ra để canh bảy người ngủ, thoáng nhìn là có thể biết ngay”. Nàng chính là Tháng Sáu. Luôn cùng đi với nàng có người em trai Tháng Bảy. “Chàng chắc nịch, mặc bộ comlê mùa hè, đội mũ Panama, mệt mỏi và nóng bức.” Tiếp đó là bà mẹ Tháng Tám. “Mẹ là người buôn trái cây lớn, là một nông dân mặc áo khoác đẹp đẽ. Bà mũm mĩm và hồ hởi.”
Bà tham gia vào tất cả mọi việc và mọi người ai cũng yêu quý bà. Lữ khách thứ chín là “một thợ in hoa chuyên nghiệp, một nghệ sĩ về màu sắc – người khiến cho rừng biết khi nào thì lá phải chuyển màu…”. Người thầy về màu sắc này có thể huýt sáo như khướu. Ông chính là Tháng Chín. Lữ khách thứ mười là “một điền chủ đầu óc luôn để vào tháng dành cho gieo hạt, cày bừa, lao động trên đất, trồng trọt” và “cũng để vào niềm vui đi săn”. Người ta gọi ông là Tháng Mười. “Tháng Mười Một bị cảm lạnh, lạnh dữ dội
Nguyễn Thị Hồng Chuyên 32 K34B - GDTH khiến ông thường phải dùng một tấm khăn choàng thay vì một chiếc khăn tay. Nhưng ông chắc chắn khỏi hết cảm lạnh khi ông bắt đầu bổ củi đốt và ông sẵn sàng làm việc đó vì ông là thợ cả trong phường cưa xẻ.” Lữ khách cuối cùng là “một bà già nhỏ bé với chiếc lò than. Bà rét run, nhưng đôi mắt long lanh như hai ngôi sao sáng”. Bà kê một chậu hoa có trồng cây linh sam nhỏ, bà sẽ chăm sóc để cây mọc cao kịp đến đêm Giáng Sinh. Bà được người ta gọi với tên Tháng Chạp.
Có thể nói, chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình nhân vật chính trong truyện cổ của Andersen rất đơn giản, sơ lược nhưng có giá trị tạo hình rất lớn. Nó làm cho nhân vật chính biểu hiện trước mặt người đọc một cách sinh động và hấp dẫn. Chân dung, ngoại hình đó đã góp phần không nhỏ làm nổi bật tính cách, phẩm chất của mỗi nhân vật chính. Những nhân vật chính đó chính là hình ảnh sinh động của con người sự vật gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
2.1.2 Tâm trạng nhân vật
Andersen rất ít miêu tả tỉ mỉ hình dáng, diện mạo của nhân vật chính.
Chân dung được khắc họa bao giờ cũng là chân dung tâm lí. Nó là sự gộp lại của sự miêu tả chân dung và miêu tả tâm trạng. Nếu như ở phần trước, chúng ta đã thấy được sự công phu của Andersen khi thể hiện “vẻ bên ngoài” của nhân vật chính qua miêu tả chân dung, ngoại hình thì đến phần này Andersen cho bạn đọc thấy vẻ bên trong của nhân vật chính cũng được ông nhìn nhận theo chiều sâu.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng nhân vật chính là những người nghèo khổ có số phận đáng thương là kiểu nhân vật Andersen miêu tả tâm lí nhiều hơn cả. Đọc Cô bé bán diêm bạn đọc sẽ thấy từng bậc thang tâm lí của cô bé. Cô bé hiện lên trong tình huống mà đọc lên ta phải ngậm ngùi. Lúc đầu, khi ngồi trong cái rét căm căm, tuyết rơi, đường phố tối và