Chương 3. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG (TỪ 10/3/1945 ĐẾN 22/8/1945)
3.4. Giải phóng thị xã Tuyên Quang-cách mạng tháng Tám thành công toàn tỉnh
Đến tháng 6-1945, ở Tuyên Quang tất cả các địa phương trong tỉnh đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công chỉ còn thị xã Tuyên Quang và một vùng đệm nhỏ xung quanh là chưa được giải phóng. Lực lượng quân Nhật chiếm đóng ở đây còn khá mạnh. Tin vui giải phóng từ các địa phương dội đến càng làm cho không khí cách mạng dâng cao, những điều kiện cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh lỵ ngày càng chín muồi.
Sau khi giành chính quyền thắng lợi ở các huyện, từ các vùng giải phóng, nhiều đội quân cách mạng từng bước áp sát thị xã, móc nối lại những cơ sở cũ, xây dựng thêm cơ sở mới, tổ chức và củng cố các đội tự vệ. Một số thanh niên thị xã tìm vào vùng tự do gia nhập Giải phóng quân, số còn lại sắm sửa vũ khí chuẩn bị hành động. Cơ sở cách mạng lan rộng khắp thị xã và vùng phụ cận, gây được nhân mối cả trong binh lính ngụy và chính quyền địch.
Quân Nhật hầu như không còn kiểm soát nổi tình hình ở những nơi không phải vị trí đóng quân của chúng.
Tình thế trực tiếp của cách mạng ngày càng tới gần. Trước diễn biến khẩn trương của cách mạng, tháng 7-1945, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Tuyên Quang được thành lập, do đồng chí Tạ Xuân Thu làm Bí thư, chịu trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt ở những vùng đã giải phóng, chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau ngày phát xít Đức và Ý đầu hàng không điều kiện, giữ đúng lời cam kết, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và chỉ trong vòng một tuần lễ Hồng quân Xô Viết đã đánh bại đội quân Quan Đông tinh nhuệ, đội quân chủ lực của phát xít Nhật, đồng thời các nước Đồng Minh cũng liên tục tấn công vào các vị trí phòng thủ của quân Nhật. Nhật đứng bên bờ vực diệt vong, bọn Nhật và tay sai ở Đông Dương bị đẩy vào tình thế vô cùng bất lợi, mất hết tinh thần chiến đấu, hoang mang, rệu rã tới cao độ. Trước tình hình trên đồng chí Hồ Chí Minh dù đang ốm nặng vẫn chỉ thị “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.[73. t.2, tr 256 ].
Ngày 14-8-1945, được tin Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Quân Nhật ở Đông Dương và Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim vô cùng hoang mang, rệu rã. Thời cơ “ngàn năm có một” để dân tộc ta vùng lên tự giải phóng đã đến. Nắm vững và triệt để tận dụng thời cơ cách mạng, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng tại Tân Trào-Tuyên Quang, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (23 giờ cùng ngày). Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Tiếp đó, ngày 16-17/8/1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. Đại hội đã biểu thị ý chí, quyết tâm sắt đá giành độc lập dân tộc của đồng bào cả nước, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tân Trào vùng núi sông hiểm trở, nơi phong trào cách mạng sâu rộng, vững chắc, nơi khởi đầu thắng lợi của quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, trở thành thủ đô Khu giải phóng, thủ đô lâm thời của nhà nước Việt Nam mới. Gắn liền với thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám 1945,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mãi được khắc ghi trong tâm khảm mọi người dân đất Việt và trong những trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng của cả dân tộc. Thay mặt nhân dân cả nước đại biểu các dân tộc vùng căn cứ địa Tân Trào đã đến tặng quà chúc mừng Chính phủ lâm thời.
Tình thế cách mạng rất khẩn trương ngay ngày 16-8-1945, trên đường về dự Đại hội Quốc dân, đồng chí Song Hào nhận được lệnh quay lại chỉ đạo cuộc tấn công giải phóng thị xã Tuyên Quang. Ủy ban khởi nghĩa Tuyên Quang được thành lập gồm các đồng chí Song Hào làm chủ tịch ban, chỉ đạo chung. Đồng chí Tạ Xuân Thu đại diện chính quyền Việt Minh phụ trách việc đàm phán với quân Nhật. Đồng chí Trần Thế Môn làm ủy viên quân sự. Đồng chí Nguyễn Công Bình sẽ làm chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.
Ngay lập tức lệnh tập kết lực lượng về thị xã được ban bố. Đêm 16-8-1945 các đơn vị giải phóng quân từ Sơn Dương, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Yên Bình cùng trung đội du kích người Dao từ thành Coóc (Hùng Lợi-Yên Sơn) do đồng chí Nguyên Minh chỉ huy đã tập trung về Ỷ La tập kết cùng đội tự vệ thị xã. “Lực lượng giải phóng chừng 600 người, gồm quân của đội Môn 1 tiểu đoàn, quân của Hồng Thái, Long Giang, Thái Long là 1 đại đội...Dân quân du kích tự vệ các xã Tràng Đà, Nông Tiến, Ỷ La, Hưng Thành, An Khang, Kim Phú, tự vệ và thanh niên thị xã đều được lệnh tập trung cùng quân giải phóng. Riêng đội của đồng chí Nguyễn Công Bình sáng 17-8-1945 mới đến thị xã”. [ 26, tr 46 ]. Mặc dù nước sông Lô lên to, hai bên bờ ngập lụt nhưng nhân dân các bến đò Tràng Đà, Ghềnh Quýt, Ghềnh Gà vẫn sẵn sàng chở các chiến sĩ qua sông.
2 giờ sáng ngày 17-8-1945, đồng chí Song Hào – Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa đọc bản Quân lệnh số 1, ra lệnh nổ súng giải phóng thị xã Tuyên Quang. Lực lượng tự vệ thanh niên thị xã được chia cho các cánh quân vừa dẫn đường vừa chiến đấu. Quân khởi nghĩa có sự tham gia đông đảo của quần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chúng nhân dân chia làm 2 mũi: Mũi thứ nhất do các đơn vị Hồng Thái, Long Giang, Thái Long từ Ỷ La qua Xã Tắc vòng xuống phía Nam thị xã đánh chiếm trụ sở hiến binh, vừa tấn công bao vây Nam thành vừa khống chế đường rút lui của quân Nhật, đồng thời làm nhiệm vụ chặn đường tiếp viện của địch từ Hà Nội, thị xã Phú Thọ lên. Mũi thứ hai tiến từ Ỷ La dọc theo triền sông Lô đến nhà Thương (nhà máy đường ngày nay) rồi tỏa làm 3 cánh.
Cánh thứ nhất do đồng chí Trần Thế Môn chỉ huy đánh chiếm trại lính bảo an và các công sở của địch. Cánh thứ hai do đồng chí Vũ Nhung chỉ huy đánh vào dinh tỉnh trưởng. Cánh thứ ba do đồng chí Chu Phóng chỉ huy đánh vào kho bạc, bưu điện, sở cẩm... Do làm tốt công tác binh, địch vận Quân giải phóng đi đến đâu cũng được mở cổng đón vào. Quân khởi nghĩa đáng bất ngờ, lính tráng địch còn đang ngái ngủ chỉ kịp giơ tay đầu hàng. Ta thu được nhiều súng đạn, trang bị ngay cho quân khởi nghĩa.
Chỉ sau vài giờ nổ súng, ta đã chiếm được các vị trí trọng yếu: Trại lính bảo an, Kho bạc, Bưu điện, Sở kiểm lâm, Sở Cẩm, nhà Đoan...Ta giải thích 10 chính sách của Việt Minh, ai muốn theo cách mạng thì theo, ai muốn xin về quê hương ta cho về.
Tại dinh tỉnh trưởng, khi quân ta tiến vào, bọn lính gác vội vàng hạ súng. Tên Tỉnh trưởng Dương Thiệu Chinh hoảng sợ, xin đầu hàng. Thay mặt Ủy ban khởi nghĩa đồng chí Tạ Xuân Thu tiếp nhận sự đầu hàng của Dương Thiệu Chinh và buộc hắn phải điện báo cho Nhật về sự đầu hàng của mình và yêu cầu của quân giải phóng là: Quân Nhật phải đầu hành không điều kiện, giao nộp toàn bộ vũ khí, đổi lại chúng sẽ được an toàn rút khỏi Tuyên Quang.
Khi quân ta tiến vào kho bạc, người thủ quỹ vẫn giữ đúng phận sự của một công chức nô bộc, trung thành với chủ không chịu giao chìa khóa. Nhưng khi thấy Lê Hiền nhân viên kho bạc có chân trong Việt Minh, ông ta mới khúm núm giao chìa khóa. Ta thu được gần 1 triệu đồng. Đồng chí Hiền và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng chí Xuân kiểm ngân đầy đủ đóng tiền vào hòm, chuyển ngay xuống thuyền chở về nơi chỉ huy khởi nghĩa. Tại các công sở khác như bưu điện, sở cẩm, nhà đoan... quân khởi nghĩa đều chiếm được nhanh chóng. Ta bắt sống tên trưởng ban liên lạc và 7 tên mật thám tại trụ sở Ban liên lạc của Nhật.
Hầu hết thị xã Tuyên Quang được giải phóng nằm dưới sự kiểm soát của cách mạng, trừ trại lính Nhật đóng ở núi Thổ Sơn trong thành nhà Mạc.
5 giờ sáng ngày 17-8-1945 từ các hướng quân ta dồn về vây chặt trại lính Nhật, quần chúng nhân dân thị xã và các vùng phụ cận ùn ùn kéo đến hỗ trợ, gương cao biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu : Đả đảo phát xít Nhật, Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ cách mạng, Việt Nam độc lập muôn năm, Hồ chủ tịch muôn năm...cờ đỏ sao vàng rực rỡ tung bay trên các công sở, đường phố, ô tô, xe đạp, thuyền bè. Phố xã tràn ngập người, nhiều nhóm chị em phụ nữ, thanh niên tự nguyện nấu cơm, nấu nước tiếp tế cho đoàn quân cách mạng
Chủ trương của ta là kết hợp giữa bao vây với dùng sức mạnh của quần chúng cách mạng để áp đảo quân Nhật, đồng thời tiến hành thương thuyết kêu gọi quân Nhật đầu hàng, hết sức tránh nổ súng, gây đổ máu không cần thiết.
Theo tinh thần đó sau khi chặn mọi ngả đường ra vào thành, một cuộc mít tinh, diễu hành lớn với sự tham gia của hàng ngàn người được tổ chức để thị uy và biểu dương lực lượng. Quần chúng gương cao biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo phát xít Nhật, Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ cách mạng, Cách mạng muôn năm, Hồ chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập vạn tuế.” Những khu nhà xung quanh trại lính Nhật mang mâm đồng, chậu thau ra khua vang, nhiều nhà buôn mang pháo ra đốt. Tiếng trống, tiếng pháo như sấm rền. Quân Nhật nằm im trong trại run sợ.
Trước khí thế cách mạng sục sôi gây áp lực mạnh mẽ làm quân Nhật trong thành hết sức hoang mang, lo sợ. Chúng xin được điều đình với ta, khoảng 9 giờ 30 sáng ngày 17-8-1945 Ủy ban khởi nghĩa đồng ý đàm phán,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cử đồng chí Tạ Xuân Thu đại diện vào thành đàm phán. Ta nêu 3 điều kiện:
1 - Quân Nhật phải đầu hàng Việt Minh vô điều kiện.
2 - Quân Nhật phải giao nộp toàn bộ vũ khí và tuân theo mọi quy định của Việt Minh.
3 - Ủy ban khởi nghĩa sẽ đảm bảo tính mạng cho quân Nhật và cấp giấy cho Nhật về tới Hà Nội. Quân Nhật dù rất run sợ nhưng với bản chất ngoan cố đã cố tình kéo dài thời gian điều đình để chờ quân tiếp viện. Chúng viện lý do Nhật đánh nhau với Đồng Minh nên chỉ hàng Đồng Minh. Và đã làm thống kê tất cả vũ khí chờ giao nộp cho Đồng Minh gửi về Hà Nội rồi do vậy không thể tùy tiện giao nộp toàn bộ vũ khí cho ta được. Chúng chỉ xin nộp số vũ khí lấy được của Pháp hồi đảo chính tháng 3-1945 mà thôi, số còn lại phải chờ hỏi ý kiến cấp trên.
Trước thái độ ngoan cố của Nhật, quân ta tiếp tục vây chặt, không cho chúng ra ngoài thành mua nhu yếu phẩm. Đêm 18-8-1945 một toán quân Nhật từ Đoan Hùng (Phú Thọ) kéo lên định giải vây cho quân Nhật đang bị vây khốn trong thành Tuyên Quang. Nhưng vừa đặt chân tới Cầu Chả thì bị ta chặn đánh, chúng vội vàng mở đường máu chạy thoát vào thành. Sáng 19-8- 1945 cánh quân Nhật từ Hà Giang về cũng bị quân ta chặn đánh quyết liệt.
Được tin có tiếp viện, quân Nhật trong thành trở mặt nổ súng vào các vị trí của ta, đồng thời cho một bộ phận liều lĩnh đánh ra ngoài hòng mở đường đón bọn từ Hà Giang xuống. Quyết không để cho quân địch gặp nhau quân dân ta chặn đánh quyết liệt buộc chúng phải rút chạy vào cố thủ trong thành. Cuộc chiến đấu kéo dài mấy tiếng đồng hồ, hai bên đều bị thiệt hại, hai đồng chí bên ta là Ngô Văn Khởi và Bàn Văn Công đã anh dũng hy sinh.
Thái độ lật lọng của quân Nhật buộc ta phải hành động kiên quyết hơn.
Ngày 20-8-1945 một cuộc mít tinh tuần hành lớn lại được tổ chức, quân ta nổ súng uy hiếp đe dọa tấn công vào thành. Trước tình thế bị vây hãm hoàn toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bất lợi, có khả năng bị tiêu diệt, quân Nhật lại xin điều đình. Lúc này ta nhận được tin khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã thắng lợi, Bộ tổng tham mưu Nhật đầu hàng và xin ta mở đường cho chúng rút quân từ Hà Giang và Tuyên Quang về Hà Nội. Quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào nước ta, theo sau chúng là bọn phản động. Để nhanh chóng giải quyết vấn đề quân Nhật, xây dựng củng cố chính quyền mới, trấn áp bọn phản cách mạng, sẵn sàng đối phó với tình hình mới, ta chấp nhận điều kiện đầu hàng của Nhật và cho phép chúng rút về Hà Nội có mang theo một số vũ khí tượng trưng.
Ngày 21-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Tạ Xuân Thu dẫn đầu vào trại lính Nhật tiếp nhận sự đầu hàng của chúng. Cùng ngày, quân Nhật rút khỏi thị xã Tuyên Quang. Thị xã Tuyên Quang được giải phóng đánh dấu mốc thắng lợi hoàn toàn của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang. Để tránh vũ khí Nhật giao lại cho ta rơi vào tay quân Tưởng, ta đã huy động toàn bộ xe, thuyền chở hết súng đạn ra khỏi thị xã.
Sáng ngày 22-8-1945, Thị xã Tuyên Quang sôi động trong không khí độc lập, tự do, một rừng cờ, hoa, biểu ngữ giương cao khắp phố. Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động thị xã. Bà con mừng vui khôn siết, từ các huyện nô nức kéo về chật ních sân vân động thị xã dự ngày hội toàn thắng. Các bà, các chị vai gánh tay bồng dìu dắt cháu con tận những triền núi xa phấn khởi, tấp nập về đây dự ngày toàn thắng, không quên mang theo cờ hoa, ảnh Bác và những gùi sắn, gùi ngô ủng hộ cách mạng.
Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Tuyên Quang được thành lập, đồng chí Nguyễn Công Bình làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Công Thành-Bí thư tỉnh bộ Việt Minh ra mắt trước hàng vạn đồng bào trong tỉnh. Trịnh trọng tuyên bố Tuyên Quang hoàn toàn giải phóng, thi hành rộng rãi các chính sách của Việt Minh và cảm ơn bà con đã một lòng tin yêu, ủng hộ cách mạng. Từ đây các cấp chính quyền đều thuộc về nhân dân, quê hương sạch bóng quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thù, nhân dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, lòng vui như trẩy hội mừng hát reo ca. Tuyên Quang tưng bừng phấn khởi chung vui cùng các tỉnh bạn trên cả nước trong ngày hội non sông giải phóng.
Tiểu kết.
Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc, phát xít Nhật đang trong cơn hấp hối cố kéo dài những ngày tàn tạ của mình ở Đông Dương bằng việc đảo chính lật đổ Pháp, tránh nhát dao chí tử bị chém từ sau lưng. Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền ngày càng chín muồi.
Sáng suốt nhận định tình hình Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã kịp thời chỉ đạo các địa phương gấp rút chuẩn bị lực lượng, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ tới. Tùy điều kiện hoàn cảnh từng địa phương cho thích hợp. Các chỉ thị “Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung” và “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là những lời hiệu triệu thôi thúc, thúc giục cả non sông vùng dậy đánh giặc đuổi thù giành độc lập tự do. Hòa trong không khí cách mạng sục sôi của cả nước quân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cũng tích cực, khẩn trương chuẩn bị lực lượng về mọi mặt sẵn sàng đứng lên lật đổ ách cai trị bạo tàn, giành quyền sống cho nhân dân, độc lập cho tổ quốc.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Bác Hồ, Xứ ủy Bắc Kỳ và các cấp bộ Đảng Tuyên Quang đã linh hoạt, nhạy bén, dũng cảm vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất trong cả nước.
Sau gần sáu tháng diễn ra hết sức sôi nổi, khẩn trương từ ngày 10-3- 1945 tới ngày 22-8-1945 quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang đã hoàn toàn thắng lợi, góp phần quan trọng vào thành công rực rỡ của cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại trên phạm vi toàn quốc.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang là một sự kiện có tính