Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI CHÂU GIAI ĐOẠN 2008-2010
2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN VN– Chi nhánh Hải Châu giai đoạn 2008- 2010
2.2.2. Đánh giá khả năng sinh lời
Khi đánh giá khả năng sinh lợi của một ngân hàng thương mại, nhà quản trị thường dùng các chỉ số ROA, ROE, NIM, NNM…để phân tích và đưa ra kết luận khách quan nhất về hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Bảng: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của NHNo&PTNT – CN Hải Châu
Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT-CN Hải Châu và CTCK
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập trên tổng tài sản của ngân hàng, được dùng để đo lường khả năng quản lý tích tài sản sinh lợi tức của ngân hàng. Trong 3 năm hoạt động, ROA của chi nhánh có sự thay đổi lớn. Năm 2009, ROA tăng gấp ba so với năm 2008.
Nếu như năm 2005 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 0.58 đồng lợi nhuận thì sang năm 2009, 1 đồng tài sản sinh lợi được 1.77 đồng. Và năm 2009, ROA tiếp tục có xu hướng tăng 1 đồng tài sản tạo ra được 2.18 đồng lợi nhuận. Xét về bản chất thì ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong 3 năm, tổng tài sản luôn tăng và kèm theo đó là lợi nhuận cũng tăng cao. Chứng tỏ ngân hàng đã có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt, uyển chuyển giữa các hạng mục tài sản và các hình thức sở hữu tài sản khác để sinh lời. Qua ROA đã thể hiện được qui mô hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. So với các Ngân hàng khác trong năm 2010 thì ROA cũng cao hơn so với VCB chỉ đạt 1,5, ACB đạt 1,47.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn tự có và đo lường khả năng lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng. ROE là tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu, sự khác nhau giữa ROE và ROA là do ngân hàng sử dụng vốn huy động từ các tầng lớp dân cư.
Nếu không có nguồn vốn huy động thì hai tỷ số này bằng nhau.
Từ số liệu phân tích, ROE qua các năm khá cao, năm 2008 là 99,17, năm 2009 là 120,72, năm 2010 là 99,62. ROE khá cao, chứng tỏ vốn huy động của ngân hàng là quá lớn so với vốn tự có. Điều này là do tính chất, đặc điểm của Chi nhánh là sử dụng vốn của Ngân hàng trung ương và tiến hành trả chi phí, ở Chi nhánh vốn tự có chỉ bao gồm lợi nhuận chưa phân phối. Do vậy, tại chi nhánh không đánh giá được khả năng sinh lời qua chỉ tiêu ROE mà chỉ tiêu này chỉ được đánh giá trên cơ sở toàn bộ Ngân hàng.
Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM)
Thu nhập lãi của ngân hàng bao gồm thu lãi tín dụng, thu lãi tiền gửi. Qua bảng ta thấy khoản mục này ngày càng tăng qua các năm. Đối với ngân hàng thì thu nhập từ lãi suất là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong đó thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng quyết định. Cùng với sự tăng lên của thu nhập lãi suất thì chi phí trả lãi cũng tăng lên do các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố xuất hiện ngày càng nhiều vì vậy ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút vốn do đó tỷ suất thu nhập lãi cũng tăng lên theo. Cụ thể là trong năm 2008 chỉ số này là 2.8%. Đến năm 2009 chỉ số này giảm xuống còn 2.23%, và
năm 2010 là 2,6 %. So với các Ngân hàng khác cùng ngành thì NIM của Chi nhánh ở mức cao hơn so với VCB (2,47%), ACB (1,68%).
Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNM)
Qua các năm từ 2008-2010, tỷ lệ NNM của chi nhánh duy trì ở mức thấp, chỉ đạt từ 0,25 đến 0,37 và có xu hướng giảm. Năm 2008 đạt 0,37, nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 0,25 và năm 2010 là 0,35. NNM của chi nhánh thấp chứng tỏ hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng đem lại hiệu quả không cao cho Chi nhánh. So với các Ngân hàng khác thì ở các Ngân hàng khác thì NIM của các Ngân hàng khác cao hơn, VCB (0,74%), ACB (0,51%).
Chênh lệch lãi suất bình quân
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Hệ số này thể hiện chênh lệch lãi thu được từ các khoản sử dụng vốn sau khi trừ chi phí trả lãi cho số vốn đó. Chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của Ngân hàng càng cao. Qua phân tích, ta thấy tại Chi nhánh Ngân hàng, tỷ lệ này luôn duy trì ở mức cao. Năm 2008 đạt 2,73%, năm 2009 có giảm xuống 2,15% do suy giảm kinh tế nhưng đến năm 2010, tỷ lệ này đã đạt ở mức 2,56%