Để hoàn thiện quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, tác giả chọn nghiên cứu tại địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, các nghiên cứu liên quan đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Miện.
3.2.2Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
-Thu thập số liệu thứ cấp: Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và NSX nói riêng được thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, văn bản pháp luật có liên quan và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài còn bao gồm:
đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện, tình hình thu chi NS qua các năm (2011- 2013) theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan, như Phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trường.
-Thu thập tài liệu sơ cấp: Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách xã (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, bản thuyết minh dự toán), tình hình chấp hành dự toán ngân sách xã (lập dự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 toán năm gửi Phòng tài chính kế hoạch thẩm định việc tổ chức chấp hành thu, chi, kết quả chấp hành dự toán NSX), tình hình kế toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính kế hoạch với UBND các xã, thị trấn.
Thông tin dữ liệu sơ cấp: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, về vấn đề quản lý ngân sách sách xã tại UBND các xã, thị trấn, để tìm hiểu những thông tin bằng hình thức lập phiếu điều tra đối với 19/19 chủ tịch và 19/19 kế toán ngân sách, thu thập thông tin từ đó tổng hợp nên các luồng thông tin để có những đánh giá mang tính khách quan.
Với mẫu phiếu điều tra được gửi tận tay đến chủ tịch, kế toán UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Miện, bắt đầu từ ngày 01/5/2014 đến 01/6/2014, với mẫu phiếu câu hỏi (xem phụ lục) và nhận lại phiếu bằng hình thức nhận trực tiếp từ chủ tịch, kết toán UBND các xã, thị trấn, kết thúc và tổng hợp các phiếu điều tra vào 05/6/2014 thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Số lượng phiếu điều tra thăm dò ý kiến năm 2014
Đối tượng Tổng số đơn vị
Phiếu điều tra Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu về
Số phiếu hợp lệ (thu thập được
thông tin)
Chủ tịch UBND xã, TT 19 19 19 19
Kế toán ngân sách xã 19 19 19 19
Tổng cộng 38 38 38 38
3.2.3Phương pháp phân tích đánh giá
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Miện. Nhằm mô tả đánh giá dựa vào các chỉ tiêu tính toán, số liệu, tài liêu, báo cáo, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính. Sau đó phân tích đánh giá nguyên nhân và các vấn đề phát sinh, các biện pháp nâng cao hiệu quả đưa ra.
Phương pháp so sánh: Để quản lý tốt ngân sách xã cần phải luôn đối chiếu các quá trình quản lý ngân sách xã với Luật ngân sách các văn bản dưới luật. Trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 cơ sở số liệu đã được thu thập đối chiếu để xem xét việc quản lý có tốt hay không, quá trình quản lý ngân sách xã với Luật Ngân sách, các văn bản dưới luật, quản lý ngân sách xã và quản lý tài chính của nhà nước theo tính tuân thủ, tính pháp luật cao. Bởi vậy phương pháp đối chiếu sẽ được dùng phổ biến trong báo cáo này.
3.2.4Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
-Tổng thu, tổng chí ngân sách xã, phản ánh mức độ thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Miện.
- Phần trăm (%) thực hiện so với kế hoạch: Phản ánh kết quả thực hiện thu, số chi so với kế hoạch năm.
% thực hiện so với kế hoạch =
Số (thu, chi ) thực hiện
*100
Số (thu, chi) kế hoạch
- Cơ cấu thu: Phản ánh tỷ lệ các nội dung thu chiếm trong tổng thu.
% cơ cấu (thu) =
Số (thu, chi ) chi tiết theo nội dung
*100 Tổng (thu, chi)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 4 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN