Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa lên chất lượng nước mặt vùng đê bao khép kín huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.4 TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN

2.4.5 Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam

Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ khi biết sản xuất NN loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họ đậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỷ vừa qua, năng suất cây trồng không ngừng được tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn có tác dụng quyết định của phân bón. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng của mình - cho năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý. Việc ra đời của phân bón hoá học đã làm năng suất cây trồng của các nước Tây Âu tăng 50%

so với năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu, đến thời kỳ 1970 - 1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới thứ nhất

19

Ấn Độ là nước mà trong những năm 1950 hầu như không dùng phân bón, sau đó lượng phân bón tiêu thụ tăng đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn dinh dưỡng vào năm 1983 - 1984, nhờ đó mà sản lượng ngũ cốc tăng từ 50 triệu tấn lên đến 140 triệu tấn trong thời gian từ 1950 - 1984 chấm dứt nạn đói triền miên cho Ấn Độ.

Khoảng từ 1970 đến 1980 nhu cầu phân bón toàn thế giới gia tăng mạnh, khá ổn định từ 1980 đến 1985, đến năm 1990 thì giảm dần và niên vụ 1992 – 1993 giảm đến 6%/năm so với niên vụ trước đó. Do năm 1980 ở Tây Âu một số nhà máy sản xuất phân lân phải đóng cửa và báo động về chất lượng nông phẩm ở các nước bón quá nhiều phân hóa học. Vì vậy, một số nước trước đây bón quá nhiều phân bón (Hà Lan, Bỉ - Luxembua, Martinic, Thụy Sĩ) phải bón ít đi, một số nước châu âu khác (Anh, Pháp) đi vào ổn định, các nước đang phát triển bón tăng lên.

Về tỉ lệ các chất dinh dưỡng N: P2O5: K2O trong phân hóa học bón thì trong thập kỉ qua trên thế giới các châu lục đã bón như sau:

Cân đối N: P2O5 ở cả 3 khu vực (châu Âu, châu Á và các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ) có thể xem là tương tự nhau (1: 0,36), tuy những năm đầu thập kỉ 90 châu Âu bón nhiều lân hơn 1: 0,40.

Về kali đến niên vụ 1999 – 2000 châu Âu bón ngang Bắc Mỹ N:P2O5:K2O là 1:0,36:0,16. Nguyên nhân có thể do ở châu Á nông dân còn dùng nhiều phân chuồng và lúa nước chiếm diện tích lớn.

Theo FAO thì toàn thế giới năm 1960 sử dụng 10 triệu tấn phân đạm, năm 1980 là 62,7 triệu tấn đến năm 1990 là 150 triệu tấn, năm 2000 lên khoảng 200 triệu tấn.

Các nước trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng phân vi sinh vật trong nhiều năm nhằm nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái. Phân vi sinh vật cố định đạm cho các tên khác nhau như: Nitrazin (Đức, Balan, Liên Xô), Bactenit hoặc Rizonit (Hungari), Nitrobacterin (Anh), Campen (Hà Lan), Nitrzon (Tiệp). Chế phẩm phân giải chất hữu cơ Estrasol (Nga), Mana (Nhật, Philipin). Phân vi sinh tổng hợp Tian- li-bao (Trung Quốc, Hồng Công).

20 b. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam

Tình hình sử dụng phân của nước ta qua các năm từ 1961 - 2012 đươc biểu diễn qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam

Đơn vị: 1000 tấn N+P2O5+K2O

Năm

Tiêu thụ phân bón Năng suất cây trồng, tấn/ha Toàn cầu Việt Nam Lúa Ngô Cà phê Chè

1961 31.182 89 1,34

1965 47.003 78 1,90

1970 69.308 311 2,01

1975 91.399 330 2,12 1,15

1980 116.720 155 2,08 1,10 2,01 116.720

1985 129.490 469 2,78 1,48 2,43 129.490

1990 137.829 560 3,19 1,55 0,77 2,41

1995 129.681 1.224 3,68 2,11 1,16 2,71 2000 135.198 2.267 4,24 2,75 1,42 3,58 2005 161.358 1.985 4,89 3,60 1,56 4,51 2010 163.500 2.582 5,34 4,11 1,98 6,42 2011 172.600 2.935 5,53 4,29 2,04 7,03 2012 176.600 2.774 5,66 4,32 1,97 7,80

2012 vs

1961 566 3.116 422 375* 255**

388*

**

* So với năm 1970; ** So với 1990 và *** so với 1980

(Nguồn IFA 2012, trong TLTK).

21

Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do người dân áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ, không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các công ty TNHH sản xuất, cung ứng.

Theo Nguyễn Văn Bộ, mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu quả của phân bón đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hiện nay, ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số trên 3 triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa lên chất lượng nước mặt vùng đê bao khép kín huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)