KỸ THUẬT CANH TÁC

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật canh tác xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) theo hƣớng vietgap tại thị trấn bảy ngàn, huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 34 - 38)

Qua điều tra đƣợc biết 100% nông dân nơi đây chỉ sử dụng phân vô cơ để bón cho cây và không sử dụng phân hữu cơ. Tuy nhiên trên thực tế phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, nó làm tăng năng suất cây và đồng thời cải tạo đất rất hiệu quả.

Phân vô cơ được các nhà vườn nơi đây sử dụng: NPK (16-16-8, 20-20-15, 15-15-15) và DAP.

Số lần bón: Do nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài ở từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau nên lƣợng phân bón ở từng thời kỳ cũng khác, chính vì vậy mà trong một vụ người ta thường bón phân bằng cách ra chia thành nhiều lần bón nhằm cung cấp

20

lượng phân tương ứng với từng thời kỳ. Theo kết quả điều tra biết được số lần bón phân/vụ của các nhà vườn ở thị trấn Bảy Ngàn dao động từ 1-4 lần, trong đó số hộ bón 2 lần/vụ chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%, thấp nhất là bón 1 lần/vụ với 3,3% số hộ, bón 3 lần/vụ chiếm 36,7% số hộ và bón 4 lần/vụ chiếm 16,7% (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 Kỹ thuật bón phân trên của nhà vườn thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)

Nội dung Tỉ lệ (%)

Số lần bón phân/ vụ

 1 lần/ vụ 3,3

 2 lần/ vụ 43,3

 3 lần/ vụ 36,7

 4 lần/ vụ 16,7

Thời kỳ bón phân

 Sau thu hoạch 83,3

 Trước ra hoa 13,3

 Nuôi hoa 6,7

 Nuôi trái 1 93,3

 Nuôi trái 2 56,7

 Nuôi trái 3 16,7

 Phân bón lá 26,7

 Canxi Bo 50

 Bioted 603 50

Ghi chú: n = 30

Lƣợng phân

Đạm: Dựa vào Bảng 3.5 cho ta thấy sau thu hoạch phân đạm đƣợc chú ý bón nhiều nhất (với tỉ lệ 1,7 : 1,4 : 1) đều này giúp cây phục hồi nhanh và cành lá phát triển tốt hơn. Tuy nhiên giai đoạn trước ra hoa lượng đạm bón cho cây giảm (tỉ lệ 0,8 : 1,9 : 1), đến giai đoạn nuôi hoa lại tăng trở lại (tỉ lệ 1,3 : 1,3 : 1), việc giảm lượng đạm như vậy có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa của xoài, vì thiếu đạm quá trình sinh trưởng của cây bị đình trệ, tỉ lệ nảy chồi ít, số hoa giảm.

Lân: Lân có tác dụng phân hóa mầm hoa, thiếu lân cây sẽ giảm hình thành hoa và giảm tỉ lệ đậu trái. Qua Bảng 3.5 ta thấy các nhà vườn chú trọng bón lân cho cây trong giai đoạn trước ra hoa (tỉ lệ 0,8 : 1,9 : 1), nhưng đến giai đoạn nuôi hoa chỉ có 6,7% số hộ bón (với tỉ lệ 1,3 : 1,3 : 1) (Bảng 3.4, Bảng 3.5), đều này có thể làm giảm khả năng đậu trái của cây cho 93,3% số hộ còn lại.

Kali: Khi cây mang trái cần bón đủ Kali vì nó giúp cây tăng cường vận chuyển các sản phẩm quang hợp về nơi dự trữ nên giúp tăng phẩm chất trái. Qua Bảng 3.5 cho thấy đa số các nhà vườn ý thức việc cung cấp Kali vào giai đoạn mang trái của cây, vào giai đoạn nuôi trái lần 3 (tỉ lệ 1 : 0,4 : 1).

Qua điều tra đƣợc biết cách bón phân nơi đây đa phần là xới đất theo hình chiếu tán cây, rãi phân rồi lắp đất lại, một số ít hộ pha phân vào nước rồi tưới.

21

Ngoài bón phân qua gốc cho cây nông dân còn cung cấp thêm dƣỡng chất cho cây dưới dạng phân bón lá. Qua điều tra có 26,7% số hộ phun phân bón lá cho cây, trong đó có 50% sử dụng Canxi Bo và 50% sử dụng Bioted 603 (Bảng 3.4).

Tóm lại, để sản xuất xoài cát Hòa Lộc theo hướng VietGAP ngoài việc áp dụng quy trình canh tác an toàn nông dân cần phải tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ và phân bón lá để tăng chất lƣợng trái xoài. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong sản xuất xoài theo VietGAP.

Bảng 3.5 Thời kỳ bón phân và liều lượng phân được nhà vườn sử dụng tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)

Thời kỳ bón Liều lƣợng (g/cây± sd) Tỉ Lệ phân

N P2O5 K2O N P2O5 K2O

STH 232,7±48,9 189,3±74,4 135,5±67,0 1,7 1,4 1

TrRH 78,0±24,9 180,7±8,1 93,5±46,6 0,8 1,9 1

Nuôi hoa 110,0±14,1 110,0±14,1 63,7±10,6 1,3 1,3 1

Nuôi trái 1 144,2±60,4 149,1±68,7 110,2±59,9 1,3 1,4 1

Nuôi trái 2 138,5±61,0 144,1±56,4 108,8±50,4 1,3 1,3 1

Nuôi trái 3 159,1±52,7 70,5±43,4 164,3±55,2 1,0 0,4 1

Ghi chú: STH: sau thu hoạch; TrRH: trước ra hoa

Nơi lưu trữ phân thuốc:

Dựa vào Bảng 3.6 ta thấy có 36,7% nhà vườn có kho cất giữ phân vô cơ, 13,3% hộ cất giữ phân trong nhà và 50% số hộ là hình thức khác. Theo thực tế điều tra hình khác là nông dân mua phân thuốc bao nhiêu thì sử dụng hết bấy nhiêu không lưu trữ lại. Tương tự đối với thuốc BVTV qua điều tra có 30% hộ có kho chứa cất giữ thuốc BVTV, 10% hộ cất trong nhà và 60% còn lại mua bao nhiêu sử dụng hết bấy nhiêu. Từ đó cho thấy nông dân nơi đây cần xây dựng nhà kho để lưu trữ phân thuốc nhằm cách ly phân thuốc với nhà ở, đồng thời phải thường xuyên vệ sinh kho chứa nhằm tuân thủ tiêu chuẩn mà VietGAP đã đặt ra.

Bảng 3. 6 Tỉ lệ (%) số hộ theo nơi lưu trữ phân thuốc được điều tra tại thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Đối tượng lưu trữ Nơi lưu trữ phân thuốc (Đơn vị: %)

Trong nhà Kho chứa Khác

Phân vô cơ 13,3 36,7 50

Thuốc BVTV 10 30 60

Ghi chú: n = 30

3.2.2 Bón vôi

Bón vôi là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tiến trình suy đất, giảm ngộ độc sắt, nhôm và măngan cho cây trồng, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt. Qua điều tra có 63,3% số hộ bón vôi, 36,7% số hộ không bón. Có 2 loại vôi mà nông dân sử dụng: Vôi đá chiếm 68,4%, vôi tôi chiếm 31,6% (Bảng 3.7). Vôi đá có tác dụng chậm hơn vôi tôi thường từ 2-6 tháng sau khi

22

bón nó mới có tác dụng. Lƣợng vôi bón trung bình 26,4±6,5kg/1000 m2, cách bón phổ biến là rải gốc 42,1% và rải liếp 57,9%, thời gian bón vào đầu mùa mƣa.

Bảng 3.7 Kỹ thuật bón vôi của nông dân đƣợc điều tra tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)

Nội dung Tỉ lệ (%)

Bón vôi

1. Có 63,3

2. Không 36,7

Loại vôi

1. Vôi đá 68,4

2. Vôi tôi 31,6

Cách bón

1. Rải gốc 42,1

2. Rải liếp 57,9

Ghi chú: n = 30

3.2.1 Tỉa cành, bồi bùn và quản lý nước

Tỉa cành: Qua điều tra đƣợc biết có 100% số hộ đều tỉa cành. Trong đó có 10% số hộ tỉa cành sau xử lý PBZ, 90% hộ tỉa cành ngay sau thu hoạch (Bảng 3.8).

Thực hiện việc tỉa cành tạo tán để loại bỏ cành sâu, bệnh, cành già, yếu nhằm giúp hạn chế sâu, bệnh và cây dễ ra đọt non.

Bồi bùn: Bồi bùn đƣợc xem là một nguồn cung cấp dinh dƣỡng đáng kể cho cây trồng sau một năm vài năm canh tác. Dựa vào bảng 3.8 ta thấy có 63,3% số hộ có thực hiện bồi bùn. Mùa nắng là thời điểm mà 90% số hộ thực hiện việc bồi bùn cho là thời điểm lí tưởng nhất để bồi trong năm, khoảng cánh giữa 2 lần bồi bùn 1–2 năm.

Quản lý nước: Theo sở Nông Nghiệp phát triển Nông thôn Đồng Tháp, (2009) thì chủ động được nước là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc thâm canh cây xoài. Dựa vào bảng 3.8 ta thấy có 73,3% số hộ có quản lý nước, trong đó có 50% quản lý nước nước bằng cách bơm nước vào vườn mùa khô, thoát nước vào mùa mưa và 23,3% có xiết nước trong giai đoạn kích thích ra hoa.

23

Bảng 3.8 Tỉ lệ (%) số hộ áp dụng kỹ thuật tỉa cành, bồi bùn và quản lý nước được điều tra tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)

Nội dung Tỉ lệ (%)

Tỉa cành 100

Thời gian tỉa cành

 Sau thu hoạch

 Sau xử lý PBZ

90 10 Bồi bùn

1. Có 63,3

2. Không 36,7

Quản lý nước

1. Có 73,3

2. Không 26,7

Ghi chú: n = 30; PBZ: Paclobutrazol

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật canh tác xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) theo hƣớng vietgap tại thị trấn bảy ngàn, huyện châu thành a, tỉnh hậu giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)