Chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi khuẩn trong giai đoạn 2 – 12 NSKCh khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Kết quả này phù hợp với giả thiết ban đầu là do trong giai đoạn này bệnh chỉ mới bắt đầu xuất hiện, chỉ số bệnh và tỉ lệ bệnh đều rất thấp nên bệnh vẫn chưa ảnh hưởng đến chiều cao cây. Giai đoạn 22 – 32 NSKCh khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê về chiều cao cây ớt ở sáu chủng vi khuẩn. Chủng vi khuẩn 1 có chiều
cao cây thấp hơn dao động từ 33,28 cm (22 NSKCh) đến 41,25 cm (32 NSKCh), ở 32 NSKCh các chủng vi khuẩn 1, 2, 4, 5, 6 có chiều cao cây thấp nhất dao động trong khoảng 38,72 – 44,89 cm, chủng vi khuẩn 3 và nghiệm thức đối chứng có chiều cao cây chiếm ƣu thế nhất biến thiên trong khoảng 51,26 – 57,63 cm. Kết quả này cho thấy chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 bị ảnh hưởng bởi bệnh héo xanh, những chủng vi khuẩn gây bệnh nặng có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao thì có chiều cao cây thấp hơn và ngƣợc lại.
Bảng 3.1 Chiều cao cây (cm) của cây ớt Hiểm lai 207 trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Trong cùng một cột những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: không khác biệt, * khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.3.2 Số lá
Từ kết quả Bảng 3.2 cho thấy, ở 2 NSKCh số lá của cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi khuẩn khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Do ở thời điểm này cây ớt vừa đƣợc chủng bệnh nên các chủng vi khuẩn chỉ mới bắt đầu xâm nhập và phát triển chƣa nhận thấy dấu hiệu của bệnh vì vậy trong cùng điều kiện chăm sóc thì số lá trên các nghiệm thức ớt không khác biệt.
Giai đoạn 12 NSKCh khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê về số lá trên cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn 1, 2 có số lá ít hơn biến thiên trong khoảng 12,76 − 13,40 lá/cây. Các chủng vi khuẩn 3, 4, 5, 6 và nghiệm thức 7 (đối chứng không chủng bệnh) có số lá khá cao từ 14,48 – 15,72 lá/cây. Ở 12 NSKCh bệnh héo xanh đã bắt đầu xuất hiện, lá là bộ phận nhạy cảm và bị bệnh tấn công sớm nhất chính vì vậy ở thời điểm này những chủng vi khuẩn phát triển sớm và phổ biến sẽ có số lá thay đổi nhanh chóng dẫn đến khác biệt về số lá giữa các chủng vi khuẩn.
Ở 22 – 32 NSKCh số lá trên cây ớt Hiểm lai 207 khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê, do giai đoạn này tất cả các chủng vi khuẩn gây bệnh héo xanh đã tấn công khá mạnh trên tất cả các nghiệm thức ớt nên số lá ở các nghiệm Nghiệm thức Ngày sau khi chủng bệnh
2 12 22 32
Chủng 1 18,44 27,27 33,28 c 41,25 c
Chủng 2 18,65 26,98 33,92 bc 42,58 c
Chủng 3 19,47 31,50 44,56 a 57,63 a
Chủng 4 19,54 27,74 35,48 bc 44,89 bc
Chủng 5 18,83 27,54 34,84 bc 38,72 c
Chủng 6 17,00 27,48 34,48 bc 41,76 c
ĐC 17,73 25,80 39,50 ab 51,26 ab
Mức ý nghĩa ns ns * **
CV(%) 7,27 12,65 11,47 12,78
gần như tương đương nhau, không có sự khác biệt dao dộng trong khoảng 15,52 – 17,04 lá/cây.
Bảng 3.2 Số lá (lá/cây) của cây ớt Hiểm lai 207 trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Trong cùng một cột những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: không khác biệt, ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.3.3 Đường kính gốc
Nhìn chung đường kính gốc của cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi khuẩn khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê trừ thời điểm 32 NSKCh khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Ở 32 NSKCh các chủng vi khuẩn 1, 5, 6 có đường kính gốc nhỏ hơn biến trong khoảng 0,438 – 0,462 cm, các chủng vi khuẩn 2, 3, 4, 6 có đường kính gốc lớn hơn dao động từ 0,496 – 0,518 cm.
Giai đoạn 12 – 22 NSKCh khác biệt không có ý nghĩa về đường kính gốc trên cây ớt ở sáu chủng vi khuẩn là do vào thời điểm này bệnh xuất hiện và phát triển nhưng cấp độ bệnh còn thấp nên khó có thể nhận ra sự thay đổi về đường kính gốc ở các chủng vi khuẩn
Bảng 3.3 Đường kính gốc (cm) của cây ớt hiểm lai 207 trên các nghiệm thức chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát
Trong cùng một cột những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: không khác biệt, * khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Nghiệm thức Ngày sau khi gieo
2 12 22 32
Chủng 1 8,60 13,40 bc 14,60 17,04
Chủng 2 8,84 12,76 c 14,72 16,60
Chủng 3 8,40 15,00 ab 16,48 15,52
Chủng 4 8,80 15,72 a 14,32 17,04
Chủng 5 8,76 15,12 ab 14,96 16,24
Chủng 6 8,86 14,48 abc 13,88 16,64
ĐC 8,00 15,52 a 16,04 15,88
Mức ý nghĩa ns ** ns ns
CV(%) 6,18 8,86 10,98 13,49
Nghiệm thức Ngày sau khi gieo
12 22 32
Chủng 1 0,368 0,436 0,462 b
Chủng 2 0,384 0,450 0,496 ab
Chủng 3 0,410 0,504 0,542 a
Chủng 4 0,388 0,456 0,510 ab
Chủng 5 0,402 0,430 0,442 b
Chủng 6 0,404 0,438 0,438 b
ĐC 0,392 0,486 0,518 ab
Mức ý nghĩa ns ns *
CV(%) 8,05 9,78 11,25
Nhìn chung sinh trưởng của cây ớt Hiểm lai 207 chịu ảnh hưởng rõ rệt của bệnh héo xanh, chủng vi khuẩn 1 phát triển nhanh, gây bệnh phổ biến, có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nên ảnh hưởng đến sinh trưởng nhiều nhất làm chiều cao cây, số lá, đường kính kém hơn cây ớt ở các chủng vi khuẩn còn lại. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Tất Thắng (2012) bệnh héo xanh phát triển mạnh đã ảnh hưởng lên sinh trưởng và thiệt hại về năng suất.