ĐĂC TÍNH SINH HỌC

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguồn lân đến sinh trưởng và năng suất lúa om5464 trồng trong chậu vụ hè thu 2014 (Trang 25 - 29)

Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.1 cho thấy vào giai đoạn cây lúa 10 NSKG ở các nghiệm thức khác nhau có chiều cao không khác biệt có ý nghĩa thống kê, do trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên không chịu sự tác động về mặt dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài. Vì vậy chiều cao cây lúa giai đoạn này phụ thuộc vào khả năng nảy mầm, sự phân giải chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, bên cạnh đó thì điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước của các nghiệm thức trong thí nghiệm là tương đối giống nhau.

Giai đoạn cây lúa 20 NSKG Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Chiều cao cây lúa ở nghiệm thức bón 100% lượng phân lân hóa học (lân DAP) có chiều cao cây cao nhất (25,17 cm). Các nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có chiều cao cây lúa phát triển tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (22,26 cm). Giai đoạn này hàm lượng dinh dưỡng trong hạt không còn nhiều, cây lúa bén rễ và hấp thu chất dinh dưỡng từ bên ngoài nên các nghiệm thức có bón lân có chiều cao cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

Ở giai đoạn 40 NSKG Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Chiều cao cây lúa ở nghiệm thức bón 50% lượng phân lân hóa học (lân DAP) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. đạt chiều cao cao nhất (51,22 cm) Các nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có chiều cao cây lúa phát triển tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (39,15 cm). Giai đoạn này cây lúa sinh trưởng mạnh và hấp thu chất

14

dinh dưỡng bên ngoài và trong điều kiện tối hảo thì chiều cao cây lúa hầu như bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng bên ngoài nên các nghiệm thức có bón lân có chiều cao cây cao hơn và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức không bón lân.

Bảng 3.1 Chiều cao (cm) của giống lúa OM 5464 theo các nguồn lân ở các thời điểm sinh trưởng trồng trong chậu vụ Hè Thu năm 2014

Nguồn lân

Ngày sau khi gieo

10 20 40 60 Thu hoạch

NT1 16,52 22,26 bc 39,15 c 42,07 b 43,59 c

NT2 15,75 21,92 c 40,02 bc 42,43 b 43,97 c

NT3 17,36 23,7 abc 43,95 b 46,07 b 46,61 bc

NT4 16,84 24,35 a 50,10 a 51,54 a 51,75 ab

NT5 17,19 24,78 a 50,75 a 51,30 a 51,98 ab

NT6 16,09 24,51 a 51,16 a 51,82 a 52,17 a

NT7 16,60 24,06 ab 50,69 a 52,71 a 53,95 a

NT8 16,97 24,56 a 51,22 a 51,92 a 52,32 a

NT9 18,86 25,17 a 49,28 a 50,61 a 51,53 ab

F ns * ** ** **

CV(%) 9,26 5,94 6,60 6,09 6,88

Ghi chú: trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê qua kiểm định Ducan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%; * khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê; NT1: Không bón phân (đối chứng); NT2:

Không bón phân, bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.; NT3: Không bón lân; NT4: 0,075 g P2O5/chậu tương đương 30 kg/ha (lân Văn Điển) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.;

NT5: 0,15 g P2O5/chậu tương đương 60 kg/ha (lân Văn Điển); NT6: 0,075 g P2O5/chậu tương đương 30 kg/ha (lân 46P+) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.; NT7: 0,15 g P2O5/chậu tương đương 60 kg/ha (lân 46P+); NT8: 0,075 g P2O5/chậu tương đương 30 kg/ha (lân DAP) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.; NT9: 0,15 g P2O5/chậu tương đương 60 kg/ha(lân DAP); Các nghiệm thức 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 giống nhau về đạm (0,25 g N/chậu) tương đương 100 kg/ha (đã trừ lượng đạm có trong phân lân 46P+ và phân lân DAP)và kali (0,075 g K2O/chậu) tương đương 30 kg/ha.

Giai đoạn 60 NSKG Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Chiều cao cây lúa ở nghiệm thức bón 100% lượng phân lân hóa học (lân 46P+) đạt chiều cao cao nhất (52,71 cm). Các nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có chiều cao cây lúa phát triển tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (42,07 cm). Giai đoạn này cây lúa tập trung dinh dưỡng vào quá trình nuôi đòng nên chiều cao cây lúa tăng không nhiều và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức có bón lân nhưng các nghiệm thức có bón lân vẫn có chiều cao khác biệt

có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức không bón lân.

Giai đoạn thu hoạch Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Chiều cao cây lúa ở nghiệm thức bón 100% lượng phân lân hóa học (lân 46P+) đạt chiều cao cao nhất (53,95 cm). Các nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có chiều cao cây lúa phát triển tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (43,59 cm). Giai đoạn này cây lúa dần ổn định về chiều cao cây, tập trung dinh dưỡng nuôi hạt và gia tăng năng suất nên chiều cao cây cho thấy sự khác biệt không rõ ràng giữa các nghiệm thức có bón lân và nghiệm thức không bón lân.

Như vậy, mặc dù chỉ sử dụng 50% lượng phân lân hóa học và có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) thì cây lúa vẩn phát triển tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) về chiều cao cây. Điều này cho thấy việc sử dụng vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. bổ sung 50% lượng phân lân hóa học sẽ cho chiều cao cây tốt như lúa bón 100% lượng phân lân hóa học.

3.2.2 Số chồi trên chậu

Giai đoạn 20 NSKG Bảng 3.2 cho thấy số chồi/chậu giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Số chồi/chậu của các nghiệm thức giao động trong khoảng từ 5 – 7 (chồi/chậu). Nghiệm thức bón 100%

lượng phân lân hóa học (lân DAP) có số chồi/chậu cao nhất (7 chồi/chậu) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (5 chồi/chậu) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón 50% lượng lân hóa học (lân DAP) có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp..

Giai đoạn 40 NSKG Bảng 3.2 cho thấy số chồi/chậu giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giai đoạn này số chồi/chậu đạt cao nhất, các nghiệm thức có bón lân có số chồi/chậu đạt từ 24,5 – 26,75 (chồi/chậu). Nghiệm thức bón 50% lượng phân lân hóa học (lân DAP) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. có số chồi/chậu cao nhất (26,75 chồi/chậu). Các nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có số chồi/chậu tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (7 chồi/chậu). Giai đoạn này số chồi phát triển nhanh nhất để chuẩn bị cho quá trình vươn lóng làm đòng nên các nghiệm thức có bón lân có số chồi/chậu cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

16

Bảng 3.2 Số chồi/chậu của giống lúa OM5464 theo các nguồn lân ở các thời điểm sinh trưởng trồng trong chậu vụ Hè Thu năm 2014

Nguồn lân Ngày Sau Khi Gieo

20 40 60 Thu hoạch

NT1 5,00 b 7,00 c 6,50 c 6,25 c

NT2 5,00 b 7,00 c 6,50 c 6,50 c

NT3 5,00 b 19,50 b 14,25 b 12,75 b

NT4 5,00 b 24,75 ab 17,00 ab 17,00 a

NT5 5,00 b 24,75 ab 17,75 a 17,25 a

NT6 5,25 b 24,50 ab 17,00 ab 15,50 a

NT7 6,50 a 24,75 ab 18,25 a 17,50 a

NT8 6,25 ab 26,75 a 19,00 a 17,00 a

NT9 7,00 a 24,75 ab 18,75 a 17,00 a

F ** ** ** **

CV(%) 14,05 16,64 14,80 11,70

Ghi chú: trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê qua kiểm định Ducan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%; * khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê; NT1: Không bón phân (đối chứng); NT2:

Không bón phân, bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.; NT3: Không bón lân; NT4: 0,075 g P2O5/chậu tương đương 30 kg/ha (lân Văn Điển) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.;

NT5: 0,15 g P2O5/chậu tương đương 60 kg/ha (lân Văn Điển); NT6: 0,075 g P2O5/chậu tương đương 30 kg/ha (lân 46P+) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.; NT7: 0,15 g P2O5/chậu tương đương 60 kg/ha (lân 46P+); NT8: 0,075 g P2O5/chậu tương đương 30 kg/ha (lân DAP) bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp.; NT9: 0,15 g P2O5/chậu tương đương 60 kg/ha(lân DAP); Các nghiệm thức 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 giống nhau về đạm (0,25 g N/chậu) tương đương 100 kg/ha (đã trừ lượng đạm có trong phân lân 46P+ và phân lân DAP)và kali (0,075 g K2O/chậu) tương đương 30 kg/ha.

Giai đoạn 60 NSKG Bảng 3.2 cho thấy số chồi/chậu giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giai đoạn này số chồi/chậu bắt đầu giảm. Các nghiệm thức có bón lân có số chồi/chậu đạt từ 17 - 19 (chồi/chậu). Nghiệm thức bón 50% lượng phân lân hóa học (lân DAP) bổ sung phân vi sinh đạt (19 chồi/chậu) cao nhất. Các nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có số chồi/chậu tương đương với lúa bón 100%

lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (6,5 chồi/chậu).

Giai đoạn này dinh dưỡng tập trung vào quá trình làm đòng nên số chồi mới mọc sau không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị ngập nước sẽ chết dần. Các nghiệm thức có bón lân vẫn cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số chồi/chậu so với nghiệm thức đối chứng.

Giai đoạn thu hoạch Bảng 3.2 cho thấy số chồi/chậu giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các nghiệm thức có bón lân có số chồi/chậu đạt từ 15,5 – 17,5 (chồi/chậu). Nghiệm thức bón 100% lượng phân lân hóa học (lân 46P+) có số chồi/chậu cao nhất (17,5 chồi/chậu). Các

nghiệm thức sử dụng 50% lượng phân lân hóa học có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) có số chồi/chậu tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) cùng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (6,25 chồi/chậu). Giai đoạn này cây lúa đã bước vào giai đoạn chín, hoạt động sinh trưởng có thể bị ngừng lại, chất dinh dưỡng được vận chuyển vào hạt nên số chồi vô hiệu chết hoàn toàn chỉ còn lại chồi hữu hiệu mang bông. Các nghiệm thức có bón lân vẫn cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số chồi/chậu so với nghiệm thức đối chứng.

Như vậy, mặc dù chỉ sử dụng 50% lượng phân lân hóa học và có bổ sung vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) thì cây lúa vẩn phát triển tương đương với lúa bón 100% lượng phân lân hóa học (lân Văn Điển, lân 46 P+, lân DAP) về số chồi/chậu. Điều này cho thấy việc sử dụng vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas sp. bổ sung 50% lượng phân lân hóa học sẽ cho số chồi/chậu tốt như lúa bón 100% lượng phân lân hóa học, tương tự thí nghiệm của Lê Thị Diễm Ái (2010).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguồn lân đến sinh trưởng và năng suất lúa om5464 trồng trong chậu vụ hè thu 2014 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)