Yếu tố kế thừa và phát triển trong Chủ nghĩa cổ điển của Cornây

Một phần của tài liệu chủ nghĩa cổ điển qua “lơ xít” của cornây (Trang 73 - 85)

Trước tiên, về quan điểm chính trị, triết học và xã hội thì nhìn chung thế giới quan của Cornây đã kế thừa chủ nghĩa duy lí và hình thành tư tưởng chính trị về một quốc gia chuyên chế hùng mạnh. Và theo triết học duy lí thì quan hệ giữa lí trí và dục vọng được Cornây xem như là quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Có thể thấy, ở thời Phục hưng, một số nhà văn có tư tưởng muốn dung hòa giữa hai nguyên lí ấy nhưng do các cuộc nội chiến và chiến tranh tôn giáo ở nước Pháp vào cuối thế kỉ XVI đã xóa tan những tư tưởng ấy, làm nổi lên những mâu thuẫn sâu sắc không thể nào dung hòa được.

Bên cạnh đó, một số người cho rằng để tạo nên một sự ổn định trong đời sống xã hội thì cần phải từ bỏ một cách dứt khoát những dục vọng cá nhân vì nghĩa vụ tối cao và vì lợi ích xã hội. Đối với Cornây, ông đã nêu lên những cái cao cả của lí trí, gạt bỏ những riêng tư cá nhân, kế thừa và phát huy tinh thần chống mê tín thời Phục hưng

và xây dựng nhân sinh quan tư sản. Theo Cornây, ông xem mâu thuẫn về dục vọng và lí trí như hai nguyên lí thù địch, không thể dung hòa trong bản tính con người.

Theo quan điểm duy lí của Đềcáctơ và cũng như theo quan điểm của Cornây

“Bất kì một dục vọng cá nhân nào cũng đều thể hện sự tùy tiện cá nhân, bản tính cá nhân, bản tính thấp kém của con người. Lí trí có nhiệm vụ lãnh đạo ý chí của con người, yêu cầu phải chiến thắng dục vọng cá nhân. Nhưng sự chiến thắng lí trí và của ý chí chỉ có thể được thực hiện thông qua một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, đau xót, và chính sự va chạm giữa hai nguyên lí ấy tạo nên xung đột bi kịch” [ 16; tr.55].

Tất cả điều đó chứng minh qua tác phẩm Lơ Xít, Cornây đã phát lên ánh hào quang cho văn học Chủ nghĩa cổ điển. Ông làm rực sáng tinh thần không sợ hi sinh, dám khắc phục những tình cảm và lợi ích cá nhân, kể cả những tình cảm và lợi ích chính đáng nhất. Với Cornây tình cảm và lí trí là hai khía cạnh riêng biệt, đối lập, không thể dung hòa trong bản tính con người là phải dứt khoát chọn lấy một trong hai khía cạnh đó.

Ở thời đại Phục hưng, Chủ nghĩa hiện thực Phục hưng chọn nhân vật trung tâm là những người mang lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Con người thời này trút bỏ những ràng buộc của lễ giáo và thần quyền tự cảm thấy được sự tôn nghiêm cùng những tiềm năng phát triển vô hạn, luôn luôn tìm tòi, tiếp bước với tất cả nhiệt tình của mình. Đó là những con người biết suy nghĩ và hành động. Suy nghĩ mà hành động, hành động có suy nghĩ.

Chẳng hạn như trong tác phẩm Hămlét của Sếcxpia:

Nhân vật Hămlét cần tìm ra chân lí, phải tự mình kiểm tra sự thật trước khi hành động. Lời nói của bóng ma – dù là bóng ma vua cha – chưa đủ để thuyết phục chàng.

Có thể nói, Sếcxpia là nhà văn tiêu biểu cho Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng vẫn còn dáng dấp những nhân vật anh hùng ca. Tuy họ đã có ý thức về cá nhân nhưng vẫn tìm được sự hài hòa chung với tập thể. Động cơ của họ luôn luôn lớn hơn quyền lợi bản thân.

Còn trong tác phẩm Ôtenlô, nhân vật Ôtenlô giết Đexđêmôna không phải vì chuyện ghen tuông thường tình. Khi đưa bàn tay rắn chắc như gông cùm siết chặt cổ người yêu, Ôtenlô không hề chỉ nghĩ rằng Đexđêmôna đã phản bội mình, mà đã rạch ròi tuyên bố: “Nàng phải chết, nếu không, nàng còn phản bội nhiều người đàn ông

khác nữa”. Khi biết mình sai lầm, cho dù chỉ vì nhầm lẫn vô ý thức, chàng rất nghiêm khắc trong việc tự xử mình.

Ở đây chân lí và công lí bao hàm ngay trong chủ thể, mang một sự hòa điệu nội tại, dường như vốn thuộc bản chất con người chứ không phải ở sức mạnh của tập tục, pháp quyền, ở nghĩa vụ trừu tượng bên ngoài, không có sự mâu thuẫn giữa say mê riêng và quyền lợi chung. Con người ở đây như là trung tâm vũ trụ, mực thước của mọi sự vật.

Tuy nhiên, đối với văn học Chủ nghĩa cổ điển thì nhân vật trung tâm có khác.

Tuy có những hành động theo lí trí chứ không phải thần quyền, nhưng luôn luôn phải đấu tranh với say mê và dục vọng riêng để phục tùng và phục vụ cho quyền lợi chung.

Cornây cũng vậy, ông cũng đề cao sự hòa điệu giữa cá nhân và xã hội, nhưng là theo hướng buộc cá nhân phải phục tùng nhiệm vụ, tức là phục tùng nguyên lí nhà nước trừu tượng.

Trong tác phẩm Lơ Xít, nhân vật Đông Rô – đri không thể vì tình yêu của Simen mà không giết cha nàng để rửa nhục cho cha mình. Bên cạnh đó thì Simen cũng không thể vì tình yêu say đắm với Đông Rô – đri mà quên chuyện báo thù cho cha, dù chỉ là sự cưỡng bức mình chứ không phải tự nguyện. Cả Đông Rô – đri và Simen đều xem trọng nghĩa vụ đến mức không chỉ tán thành mà còn tạo điều kiện cho hành động trả thù lẫn nhau giữa hai người. Giết Đông Gormax, Đông Rô – đri đã trao gươm cho simen bảo hãy giết mình đi để trả thù cho cha nàng. Còn Simen thì về sau cũng thổ lộ với Đông Rô – đri:

“ Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.

[ 16 ; tr. 209]

Có thể thấy rằng đối với yêu cầu đề cao lí trí thì Cornây đã kế thừa nó và phát triển qua tác phẩm của mình. Với tiếng gọi của lí trí, nhân vật đã gác bỏ tình cảm riêng tư và lợi ích cá nhân. Trong nội tâm của nhân vật luôn có sự giằng co ghê gớm “ Nó là thước đo để định giá phẩm chất và vẻ đẹp của người anh hùng trong các sáng tác của Cornây” [ 19 ; tr. 263 ]. Vì vậy, người ta gọi bi kịch của Cornây là “ Trường học những tâm hồn dũng cảm” [ 19 ; tr. 263 ].

Đúng vậy, sự dũng cảm của những người anh hùng luôn luôn được đề cao và vì vậy mà lí trí luôn được xuất hiện để mang lại sự vinh quang cho nhân vật anh hùng. Và

vì thế mà lí trí còn luôn là cơ sở của những xung đột bi kịch kiểu Cornây. Hay đúng hơn, nó hướng người anh hùng của Cornây đi lên phục vụ cho lí tưởng cao cả thể hiện tập trung ở nhà nước phong kiến chuyên chế.

Rõ ràng, tìm hiểu bi kịch của Cornây thì chúng ta dễ dàng nhận thấy người anh hùng của Cornây luôn phục vụ cho lợi ích quốc gia, vì vậy mà bi kịch của Cornây mang tính chất chính trị rõ rệt. Bên cạnh đó, về vấn đề này còn có thể gọi là “ Nó là tiếng nói đồng tình vơi kiểu Nhà nước phong kiến mới đang đóng vai trò tích cực trong lịch sử và cần được bảo vệ” [ 19 ; tr. 262 ]. Chính vì thế nó đã giải thích thái độ chính trị của Cornây. Ở đây, người viết cũng tìm hiểu quan niệm về người anh hùng cao cả theo quan niệm của Cornây là “ Được hướng dẫn bởi nền đức lý “ hào hiệp”, người anh hùng đặt tất cả nghị lực của mình vào ước muốn thăng tiến ( về chính trị, đức lí hay tôn giáo). Tính hào hiệp được xác định bởi những đức tính mã thượng ( dũng cảm, danh dự, sức mạnh) và bởi sự quên mình vì nghĩa vụ. Đà vinh quang đó đặt người anh hùng trong những tình huống cực kì khốc liệt, bắt buộc phải lựa chọn. Từ đó, sự phân ly nội tại, tình trạng tiến thoái lưỡng nan được sống trong đớn đau dằn vặt nhưng phải vượt lên. Qua đó người anh hùng vẫn luôn luôn đáng phục: sự bất hạnh, đức tính cao cả, nổi cô đơn bi tráng của người anh hùng gợi lên sự ngạc nhiên cảm phục bởi người ấy chỉ tìm nơi chính mình nội lực và hùng tâm để chạm trán và vượt lên một xung đột tưởng chừng nan giải [ 5 ; tr. 204 ].

Xét cho cùng, thế giới quan của Cornây là sự kết hợp chặt chẽ giữa Chủ nghĩa duy lí của Đề -các với chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm của chế độ phong kiến tập trung. Cornây cũng đã kế thừa các yếu tố thời Phục hưng để xây dựng nhân vật trung tâm cho tác phẩm của mình. Đây chính là yếu tố kế thừa của Cornây ở các giai đoạn trước. Và chính sự kế thừa triết học duy lí, lí tưởng hóa chế độ phong kiến chuyên chế, Cornây hăng hái góp phần gìn giữ, cũng cố Nhà nước đó bằng nghệ thuật kịch của mình.

Qua nghiên cứu tìm hiểu sự thể hiện Chủ nghĩa cổ điển trong tác phẩm Lơ Xít thì người viết nhận thấy rằng với sự kế thừa Chủ nghĩa duy lí Đề - các, Cornây đã phát triển nó qua các sáng tác của mình tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho nền văn học cổ điển, cũng như một số nhà nghiển cứu cũng cho rằng“Thêm nữa, sức hấp dẫn của những bi kịch này vẫn còn là ở sức mạnh phi thường về nghệ thuật bộc lộ ở những cốt truyện li kì, những tình huống éo le và căng thẳng, ở hình tượng chói lọi của người

anh hùng gang thép, ở một ngôn từ rắn rỏi, cô đúc, ở một bút pháp sang sảng tính hùng biện, một mặt phản ánh được không khí rạo rực, sôi nổi của nửa đầu thế kỉ XVII, một mặt thỏa mãn được nhu cầu thẩm mĩ của công chúng Pháp thời kì đó” [ 16 ; tr 263 ].

Qua đó, với sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa cổ điển của Cornây thì Ăngghen nhận xét về bi kịch của Cornây, cũng như của Raxin sau này là “Bi kịch cổ điển không biểu hiện trực tiếp lịch sử, không phản ánh trực tiếp xung đột giữa tính tất yếu lịch sử và tình trạng không thể thực hiện được nó trong thực tiễn” [ 19 ; tr. 263 ].

Trong lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVII, sau nhà văn Cornây thì Raxin có thể được xem như là một nhà thi sĩ mẫu mực của Chủ nghĩa cổ điển. Ông cũng giống như Cornây đều có yếu tố kế thừa và phát triển trong chủ nghĩa cổ điển. Vì thế mà có thể xem sáng tác của Cornây và Raxin như hai giai đoạn phát triển của nền bi kịch cổ điển Pháp. Đến đây, người viết xin được trình bày sơ lược về nguyên tắc sáng tác của Raxin để nhìn nhận ra các yếu tố kế thừa và phát triển trong Chủ nghĩa cổ điển ở các nhà văn sau Cornây .

Với một nhà văn được xem là mẫu mực về Chủ nghĩa cổ điển nên chúng ta dễ dàng nhận ra phần lớn trong sáng tác của Raxin thì không bao giờ băn khoăn về các vấn đề thi học cơ bản của Chủ nghĩa cổ điển và không bao giờ xa rời quy tắc của nó.

Vì vậy mà Raxin luôn luôn tập trung vào loại hình cơ bản của Chủ nghĩa cổ điển Pháp đó chính là bi kịch cổ điển. Bên cạnh đó, bi kịch của Raxin có tính cách khác với tính cách trong bi kịch của Cornây.

Do Cornây sống trong giai đoạn mà chủ nghĩa chuyên chế đấu tranh quyết liệt, một bên với các khuynh hướng phân biệt phong kiến, một bên với các phong trào khởi nghĩa nhân dân, để đặt nền tảng cho một chính quyền tập trung và yêu cầu đó của cuộc đấu tranh về mặt ý thứ hệ đã khiến ông hướng về loại bi kịch anh hùng, chính trị dựa vào lịch sử. Còn Raxin hoạt động trong một thời kì tương đối yên tĩnh của nước nhà thì xây dựng nên loại bi kịch ái tình tâm lí.

Chính Puskin cũng đã có nhận xét về Raxin “ Ông là nhà thơ của những người đàn bà và những ông vua yêu đương” [ 16 ; tr. 101 ]. Nhìn chung thì Raxin không đóng khung những sáng tác của mình trong phạm vi cung đình. Trong hình thức phong nhã, trau chuốt của các bi kịch, Raxin đã đưa vào một nội dung tư tưởng, chính trị lớn, khiến cho các vở kịch đó nói lên tâm trạng của những tầng lớp tiến bộ của xã hội Pháp

ở thế kỉ XVII. Vì vậy, nhân dân Pháp đã coi ông là một nhà thi sĩ dân tộc vĩ đại của nước Pháp.

Có thể nói, Raxin kế thừa những yếu tố trong chủ nghĩa cổ điển, ông đã tuân theo quy tắc cổ điển một cách thoải mái tự nhiên hơn là Cornây và đó cũng chính môi trường mà ông cho là thích hợp nhất của ông.

Tuy có một số chỗ xa rời nguyên tắc của Chủ nghĩa cổ điển nhưng xét cho cùng thì Raxin cũng giống như Cornây đều là một nhà văn mẫu mực của Chủ nghĩa cổ điển.

Raxin kế thừa các yếu tố Chủ nghĩa cổ điển của Cornây nhưng Raxin cũng có sự đối lập với Cornây. Bởi Raxin yêu sự giản dị và cái giống như thực, khác hẳn với Cornây thường đem vào kịch những yếu tố phi thường. Cornây nói “ Cốt truyện của bi kịch hay phải không giống như thực” [ 16 ; tr. 126 ]. Còn Raxin thì lại nói “ Chỉ có cái giống như thực trong bi kịch mới làm cho người ta cảm động” [ 16 ; tr. 126 ].

Mặt khác, Raxin tuân theo luật tam duy nhất một cách dễ dàng. Raxin cho rằng

“ Hành động của bi kịch không được chất chứa quá nhiều sự kiện, và vì thế nó diễn ra một cách thoải mái trong phạm vi tam duy nhất các luật này đã tạo điều kiện tập trung hành động đến mức tối đa, giảm bớt những giới hạn về không gian và thời gian để tập trung sự chú ý vào con người hành động trong những giới hạn ấy, vào sự trình bày thế giới nội tâm [ 16 ; tr. 127 ]. Nhìn hành động kịch tuy đơn giản nhưng vẫn rất hấp dẫn vì ông đã hướng dẫn sự phát triển của hành động một cách tài tình, làm cho người đọc phải tập trung cao độ bị lôi cuốn vào bi kịch.

Bên cạnh đó, trong cách xây dựng tính cách nhân vật, Raxin cũng tôn trọng sự giản dị và sự giống như thực. Nhân vật của ông là những con người đương thời, chủ yếu thuộc giới quý tộc, vì đó là điều yêu cầu với bi kịch cổ điển. Nhưng những ông vua và triều thần đều mang những tình cảm và những sự yếu đuối của con người thông thường. Những lời nói và dáng điệu cầu kì, phong nhã của họ không mâu thuẫn với những cái tầm thường, vì đó được xem như là lối sống hằng ngày của giới quý tộc.

Nhưng chính những tính cách đó vẫn có tính dân tộc và tính thời đại của chúng.

Cũng giống như Cornây, Raxin kế thừa những yếu tố của Chủ nghĩa cổ điển và phát triển nó ở sự sáng tạo của riêng mình. Kế thừa những yếu tố của chủ nghĩa cổ điển và phát triển nó ở sự sáng tạo trong các vở bi kịch. Suy cho cùng, kế thừa Cornây nhưng Raxin có những quan điểm đối lập với Cornây. Nhưng chính sự đối lập đó tạo nên những cách tân mới trong nền văn học Chủ nghĩa cổ điển.

Với những yếu tố kế thừa và phát triển trong Chủ nghĩa cổ điển thì Cornây và Raxin đều được xem là những nhà văn thuộc trường phái cổ điển. Vì thế, cả hai đều đã để lại trong lịch sử bi kịch cổ điển Pháp những tác phẩm bất hủ mà cho đến ngày nay nó vẫn còn tồn tại trong nền văn học Pháp nói riêng cũng như nền văn học thế giới nói chung.

Cùng với sự bất chấp những quy tắc Chủ nghĩa cổ điển chặt chẽ, thiên tài của họ, sự quan sát cuộc sống đương thời của họ, đã giúp họ phản ánh được những mâu thuẫn chủ yếu của thời đại, cũng như những khát vọng nhân đạo của nhân dân Pháp ở thế kỉ XVII.

Hạnh phúc nào bằng với những mơ ước của Cornây và Raxin ở một quốc gia hùng mạnh, thống nhất, sẽ luôn luôn có khả năng chấm dứt những cuộc nội chiến tàn khốc và sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân không chỉ ở nước Pháp mà sẽ còn như thế với các nước trên thế giới với những tư tưởng mà hai nhà văn Chủ nghĩa cổ điển Pháp muốn gửi gắm đến cho nhân loại.

Vì vậy, với những gì mà góp phần phát triển rực rỡ trong nền văn học chủ nghĩa cổ điển thì “ Tác phẩm của họ đồng thời cũng đã phê phán một cách sâu sắc những mặt tiêu cực của chế độ quân chủ chuyên chế có khi đã từng là lí tưởng của họ. Chính nội dung tư tưởng lớn lao đó trong các tác phẩm của họ, công với tài năng nghệ thuật độc đáo và sự điêu luyện trong loại hình sân khấu của họ đã làm cho họ trở nên những nhà bi kịch lớn nhất của nước Pháp thế kỉ XVII” [ 16 ; tr. 131 ].

Tóm lại, với sự kế thừa và phát triển những yếu tố của Chủ nghĩa cổ điển thì Cornây đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Chủ nghĩa cổ điển. Nó mở ra một tầm nhìn mới, một hướng đi mới cho các nền văn học Pháp ở các giai đoạn tiếp theo, không chỉ ở Pháp mà còn ở ngay trên nền văn học thế giới.

Một phần của tài liệu chủ nghĩa cổ điển qua “lơ xít” của cornây (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)