1. Các biện pháp quản lý an toàn bức xạ để giảm liều chiếu ngoài
Khi nhân viên làm việc với nguồn bức xạ để giảm liều chiếu xạ ngoài tại vị trí người làm việc có thể sử dụng ba biện pháp sau:
Giảm thời gian làm việc
Tăng khoảng cách từ người tới nguồn
Tăng chiều dày vật che chắn bức xạ
Ngoài ra để nhân viên không bị liều chiếu cao, cần sử dụng cả biện pháp hành chính lẫn biện pháp kỹ thuật.
Biện pháp hành chính là xây dựng các quy trình thao tác và nội quy làm việc.
Về mặt kỹ thuật:
- Các thiết bị có nguồn đặt bên trong cần phải bền vững về mặt cơ học, hóa học…
- Lấy nguồn phóng xạ ra ngoài phải dùng các dụng cụ thao tác từ xa hoặc các thiết bị đặc biệt, cấm dùng tay cầm trực tiếp nguồn phóng xạ.
- Khi dùng các máy móc thiết bị với nguồn kín bên ngoài phòng làm việc phải trù liệu những biện pháp như hướng tia phóng xạ xuống đất hoặc phía không có người
- Hạn chế thời gian ở gần nguồn, dùng rào chắn di động và tường che bảo vệ, treo biển báo nguy hiểm bức xạ có thể dễ nhận thấy từ xa trên 3m.
- Ngoài ra cũng cần dùng các thiết bị tự động như dùng khóa tự động hạn chế và ngăn chặn người vào vùng nguy hiểm
- Dùng thiết bị điều khiển từ xa để tránh các thao tác trực tiếp, dùng máy đặt thời gian để kiểm soát thời gian chiếu xạ…
- Bảo quản các chất phóng xạ trong hộp chì kín, bao che bớt bóng phát tia Rowngen bằng vỏ chì.
- Buồng sử dụng tia phóng xạ phải đủ rộng, không để nhiều đồ đạc
- Để nguồn phóng xạ xa tối đa nơi người làm việc
2. Các biện pháp quản lý an toàn bức xạ để giảm liều chiếu trong:
Các phòng thí nghiệm phải bố trí riêng biệt, có chu vi bảo vệ từ 50-300m
Cấu trúc trang thiết bị của phòng thí nghiệm phóng xạ cần giảm bớt tính hấp thụ phóng xạ, dễ cọ rửa và tẩy sạch
Nhân viên phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng: găng tay cao su, tạp dề,giầy tất, khẩu trang…
Khi làm thí nghiệm các nhân viên phải mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân , thực hiện các thao tác chuẩn xác và thời gian tối ưu
Có kế hoạch tẩy xạ hằng ngày, hằng tuần cho trang thiết bị và cho người lao động
Tuân thủ nghiêm ngặt công tác khám tuyển và khám sức khỏe định kì để loại những người không đủ sức khỏe và những người mắc bệnh chống chỉ định làm việc với bức xạ ion hóa.
Ngoài ra còn một số biện pháp nêu trong “quy phạm an toàn bức xạ ion hóa” TCVN 4397-87:
Thông gió, lọc sạch bụi khí, phải bảo đảm ngăn ngừa được sự nhiễm xạ không khí nơi làm việc và môi trường, tạo luồng không khí đi từ vùng ít bẩn đến vùng có khả năng bẩn nhiều.
Không khí từ các hầm, tủ bốc, camera, tủ hút hoặc các thiết bị khác trước khi thải vào không khí phải lọc sạch bằng các bộ lọc có hiệu suất cao.
Các cơ sở làm việc với chất phóng xạ hở cần phải có đường cấp và thoát nước. Hệ thống thoát nước đặc biệt cần trù liệu việc tẩy xạ cho nước thải để có thể sử dụng lại vào các mục đích công nghệ..
Đối với nhân viên khi làm việc với chất phóng xạ hở cần chú ý những quy định sau:
• Cấm ăn uống, hút thuốc và dùng mỹ phẩm trong các vùng đã phân loại.
Tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm.
Sử dụng áo quần bảo hộ, khẩu trang, gang tay…
Kiểm tra mức nhiễm xạ bề mặt dụng cụ và phòng làm việc.
Thiết bị đo ở lối vào ra vùng đã phân loại.
Có các quy định khi vào và ra vùng đã phân loại.
CHƯƠNG VI: NHỮNG VỤ TAI NẠN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN CON NGƯỜI
Vụ Nổ Nhà Máy Điện Hạt Nhân Chernobyl (Ucraina
Vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Những Vụ Tai Nạn Mất Nguồn ở Việt Nam
- Sự cố kẹt nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp tại Khánh Hoà.
- Sự cố mất nguồn phóng xạ Cs-137 tại Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung