CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
4.1. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
4.1.3. Phân tích tình hình chi phí
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm Chênh lệch 2010/2009 Chêch lệch 2011/2010
2009 2010 2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1.Giá vốn hàng bán 58.439 61.755 72.582 3.316 5,67 10.827 17,53
2.Chi phí tài chính 901 1.255 1.612 354 39,29 357 28,45
3.Chi phí bán hàng 5.165 7.771 8.200 2.606 50,45 429 5,52
4.Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.856 4.052 5.170 (804) (16,56) 1.118 27,59
5.Chi phí khác 156 920 597 764 489,74 (323) (35,11)
Tổng chi phí 69.517 75.753 88.161 6.236 8,97 12.408 16,38
( Nguồn: Phòng tài chính_kế toán của Công ty Cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ)
GVHD: TS. QUAN MINH NHỰT SVTH: HUỲNH TÚC MỸ
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là tất cả chi phí đầu vào của sản phẩm, vì thế nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Giá cả đầu vào của nghành sản xuất vật liệu xây dựng tăng cao trong vài năm trở lại đây vì vậy mà kéo theo sự tăng lên của giá vốn hàng bán trong 3 năm qua, năm 2010 tăng 5,67% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 17,53%. Nguyên nhân giá vốn tăng lên là vì ảnh hưởng của tình hình tăng giá chung và một phần là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh vì Cần Thơ có tốc độ tăng dân số cơ học ngày càng tăng, thị trường bất động sản còn sơ khai, chủ yếu là phát t riển về cơ sở hạ tầng hơn. Vì thế doanh nghiệp đã nhập nhiều mặt hàng khác nhau nên đẩy chi phí giá vốn hàng bán lên cao. Năm 2011 lạm phát tăng trên 18%, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá xăng dầu và giá điện tăng… nên kéo theo chi phí sản xuất cũng tăng theo.Vì thế công ty nên có những bước chuẩn bị trước để giảm đi những ảnh hưởng xấu đến tình hình lợi nhuận chung của công ty. Do nhu cầu mở rộng sản xuất và cắt giảm chi phí nguyên vật liệu nên công ty đã dần thay thế máy móc thiết bị mới để có thể đáp ứng được những nhu cầu, nhằm giảm bớt một phần chi phí giá vốn xuống, cải tiến mẫu mã và chất lượng hàng hóa nhằm tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Chi phí tài chính
Khoản mục này không ngừng tăng mạnh qua 3 n ăm, năm 2010 tăng 354 triệu đồng, tức tăng 39,29%, đó là do công ty phải mở thêm chi nhánh nên phải bổ sung nguồn vốn lưu động, nên các khoản vay dài hạn đã giảm xuống chỉ tăng ở khoản mục vay ngắn hạn.Năm 2011, chi phí này tiếp tục tăng 357 triệu, tăng tương đương 28,45%, nhưng đóchỉ là chi phí phát sinh đối với các khoản vay ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn trái phiếu chuyển đổi , năm này thì công ty không hề vay tài trợ dài hạn. Do lãi suất vay dài hạn cao hơn nhiều so với vay ngắn hạn và điều chỉnh theo mức biến động của thị trường, nếu vay dài hạn nhiều thì coi như công ty làm ăn không có lãi và dễ gây rũi ro cho hoạt động SXKD khi dùng tài trợ sản xuất. Qua 3 năm cho ta thấy được sự nổ lực vượt bậc của công ty trong việc huy động nguồn vốn ngắn hạn, tận dụng nguồn vốn rẻ từ trái phiếu chuyển đổi để sản xuất kinh doanh, chứng tỏ công ty có khả năng huy động vốn khá tốt và có uy tín đối với nhà đầu tư. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với mộtcông ty.
GVHD: TS. QUAN MINH NHỰT SVTH: HUỲNH TÚC MỸ
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàngnăm 2009 là 5.165 triệu đồng tăng 708 triệu đồng so với năm 2008. Lý do làm cho chi phí năm 2009 tăng lên là do doanh nghiệp thuê thêm nhân viên bán hàng do việc mở rộng hệ thống đại lý, chi nhánh mới vì thế đãđẩy chi phí bán hàng tăng 15,89% so với cùng kỳ năm trước. Sang năm 2010 thì mức tăng này lên đến hơn 50,45% so với năm 2009, cụ thể là chi phí bán hàng năm 2010 là 7.771 triệu đồng. Đến năm 2011 chi phí này tăng lên 5,52%, tương ứng với mức tăng cụ thể 429 triệu đồng. Đây là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, vì vậy công ty nên hoạch định chiến lược bán hàng thật hiệu quả nhằm giảm khoản mục này xuống mức thấp hơn nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2009 công ty sử dụng quá nhiều đồ dùng văn phòng làm cho chi phí này dao động lên đáng kể, bên cạnh chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng lên và một số chỉ tiêu khác cũng đồng loạt tăng lên. So với năm 2009 chi phí quản lý tăng thì năm 2010 có xu hướng đi ngược lại tức là giảm một lượng tuyệt đối là 804 triệu đồng tương ứng mức giảm 16,56%. Tuy nhiên đến năm 2011 chi phí này tăng lên đáng kể ở mức 1.118 triệu đồng, tương đương mức tăng 27,59% cho dù công ty cũng đã nổ lực rất nhiều về việc xây dựng được bộ máy quản lý gọn, nhẹ giúp tiết kiệm chi phí cho công ty, cụ thể là chi phí cho nhân viên quản lý giảm và một số khoản mục khác có sự gia tăng nhưng không đáng kể. Đó là do sự tăng mạnh của các khoản thuế, phí lệ phí và có một phần đóng góp nhỏ của chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý, chi phí này cũng có xu hướng biến động tăng giảm cùng chiều với chi phí quản lý chung đó là do việc mở rộng SXKD. Công ty cần có chính sách xây dựng bộ phận quản lý gọn nhẹ năng động và nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết giảm các khoản chi phí văn phòng không cần thiết.
Chi phí khác
Có sự biến động mạnh qua 3 năm.Có xu hướng tăng mạnh vào 2010, tăng khoảng 764 triệu đồng, tương đương mức tăng 489,74% so với 2009. Đó là do giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý năm2010 có giá trị lớn là 634,7 triệu
GVHD: TS. QUAN MINH NHỰT SVTH: HUỲNH TÚC MỸ đồng. Năm 2011 lại có xu hướng giảm xuống khoảng 323 triệu đồng so với 2010.
Qua 3 năm cho thấy tổng chi phí không ngừng tăng lên qua 3 năm. Năm 2010 tăng 6.236 triệu đồng tức tăng khoảng 8,97%. Đến năm 2011 tăng lên 12.408 triệu đồng tức tăng khoảng 16,38%, tốc độ tăng chi phí gần gấp đôi so với năm 2010. Nhìn chung công ty cần có những kế hoạch, giải pháp hợp lý để có thể sử dụng thích hợp và linh hoạt, kiểm soát các loại chi phí đầu vào nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.