Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1.6. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường phổ thông
1.6.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa
Xu hướng dạy học hiện đại là tăng cường vai trò chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới, nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh có một phương pháp tư duy logic, sáng tạo. Nội dung của chương trình và sách giáo khoa lớp 12 nói chung và các tài liệu hóa học khác hiện nay đã góp phần thực hiện mục tiêu đó.
Hiện nay trên thị trường tài liệu dùng để BDHSG HH sách khá nhiều với số lượng bài tập lớn, đa dạng về loại hình bài tập và phong phú về nội dung góp phần tích cực vào việc phát hiện và BDHSG.
Thực tế cho thấy hệ thống tài liệu dùng để giảng dạy hóa học ở trường THPT nói chung và tài liệu dùng để BDHSG nói riêng, hệ thống bài tập tuy có đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung nhưng số lượng bài tập có chất lượng dùng để phát hiện và BDHSG vẫn còn tiếp tục cần bổ sung và chọn lọc để đáp ứng với yêu cầu của đề thi học sinh giỏi, thi đại học và cao đẳng hiện nay.
18
1.6.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng HSG ở các trường phổ thông tỉnh Quảng Ninh
1.6.2.1 Thuận lợi
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập “Chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai đoạn 2008 - 2020 với các phương hướng, mục tiêu cụ thể, đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước”
- SGK hóa học đã được bổ sung, cập nhật khá nhiều kiến thức mới đặc biệt là các lý thuyết chủ đạo tạo điều kiện cho HS nghiên cứu Hóa học sâu hơn, rộng hơn và có tác dụng kích thích động cơ học tập, phát huy khả năng tự học của HS.
- Ở hầu hết các trường THPT, ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo, quan tâm động viên kịp thời, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong công tác bồi dưỡng HSG.
1.6.2.2. Khó khăn
Giáo viên:
- Chế độ chính sách cho GV bồi dưỡng HSG còn thấp, do đó không có sức thu hút GV đầu tư nghiên cứu để BDHSG và HS không có động lực để tham gia.
- Đa số GV đều quá tải với thời gian làm việc nhiều ngoài việc dạy trên lớp, dạy bồi dưỡng HSG còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.
Học sinh
- Phụ huynh HS và bản thân HS không muốn dành nhiều thời gian cho việc ôn thi HSG mà thay vào đó là định hướng tập trung cho việc ôn thi ĐH – CĐ.
- HS có rất ít quyền lợi từ kì thi HSG nên khó thu hút HS thi HSG.
Tài liệu, chương trình học
- Chương trình học quá lớn đối với HS.
- Tài liệu dạy chuyên hay tài liệu bồi dưỡng HSG ở các trường THPT rất ít.
Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
19
- SGK và các tài liệu tham khảo vẫn còn có nhiều điểm không khớp nhau về kiến thức, gây khó khăn cho GV và HS nghiên cứu.
- Cách thức ra đề còn nhiều bất cập, kiến thức thực tiễn, thực hành còn hạn chế, chủ yếu kiến thức mang tính hàn lâm lí thuyết.
1.6.3. Thực trạng dạy học hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu về thực trạng dạy học hóa học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho các giáo viên và học sinh của các trường THPT. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về những khó khăn của giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
STT Nội dung điều tra Số
lượng (%)
1. Giáo viên chưa xác định được vùng kiến thức cần
giảng dạy cho học sinh. 14/15 93,3%
2. Dung lượng kiến thức quá lớn so với thời gian được
phân phối trong chương trình. 12/15 80%
3.
Giáo viên chưa tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi.
14/15 93,3%
4. Tài liệu tham khảo còn hạn chế. 13/15 86,7%
5. Chưa đổi mới phương pháp học cho học sinh. 11/15 73,3%
6. Phương pháp sử dụng bài tập của giáo viên trong
giảng dạy còn hạn chế. 13/15 86,7%
7. Nội dung kiến thức hóa học còn trừu tượng nên không
gây được hứng thú, tình cảm cho học sinh. 5/15 33,3%
8. Giáo viên còn còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa
chọn học sinh có năng khiếu hóa học. 11/15 73,3%
9. Số học sinh có năng khiếu hóa học chưa nhiều. 8/15 53,3%
10. Các nguyên nhân khác 5/15 33,3%
20
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về những khó khăn của học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
STT Nội dung điều tra Số
lượng (%)
1. Học sinh chưa xác định được kiến thức cần học tập. 103/120 85,8%
2. Dung lượng kiến thức quá lớn so với thời gian học tập
của học sinh. 96/120 80%
3. Học sinh chưa có hệ thống bài tập phù hợp 106/120 88,33%
4. Tài liệu tham khảo còn hạn chế 61/120 50,8%
5. Phương pháp học còn hạn chế 101/120 84,16%
6. Nội dung kiến thức hóa học còn trừu tượng nên không
gây được hứng thú, tình cảm cho học sinh. 60/120 50%
7. Các nguyên nhân khác 40/120 33,33%
Từ những kết quả điều tra như trên, có thể nhận thấy rằng chất lượng học sinh giỏi chưa cao và chưa bền vững là do nhiều nguyên nhân. Trong các nguyên nhân đó thì việc lựa chọn, xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp; phương pháp sử dụng bài tập thích hợp; việc xác định được vùng kiến thức cần nghiên cứu và phương pháp học tập của học sinh được xác định là các nguyên nhân chủ yếu.
Việc sử dụng các PPDH hóa học theo hướng dạy học tích cực đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan trong các tiết dạy chưa thường xuyên hoặc sử dụng chưa hiệu quả do cơ sở giáo dục không đầy đủ trang thiết bị dạy học và đồ dùng thí nghiệm và tinh thần trách nhiệm của giáo viên chưa cao.
Việc sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học chưa nhiều, chưa thường xuyên và chưa chất lượng vì việc soạn hệ thống bài tập này muốn hay thường mất nhiều thời gian; Đặc biệt việc sử dụng bài tập thực nghiệm để giảng dạy còn rất hạn chế, rất ít số tiết có sử dụng dạng bài tập này để phục vụ cho việc giảng dạy.
21
Với thực trạng giảng dạy đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức và hình thành năng lực của học sinh. Các em không chủ động tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức nên kiến thức không sâu sắc, không chắc chắn, khả năng vận dụng kiến thức không hiệu quả trong thực tiễn,...
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lí luận của đề tài, bao gồm các vấn đề chính sau:
Cơ sở lí luận
+ Nhận thức và tư duy của HS trong quá trình dạy học.
+ Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học + Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
+ Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT + Một số vấn đề về sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường THPT.
Cơ sở thực tiễn
Bên cạnh việc nghiên cứu về các cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đã tiến hành phân tích nội dung kiến thức phần kiến thức kim loại trong các kỳ thi học sinh giỏi, đại học và cao đẳng đồng thời tiến hành tìm hiểu tình hình thực tế về công tác dạy học hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu đạt được về cơ sở lí luận cũng như thực tiễn, chúng tôi đã tuyển chọn và xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập phần kim loại để phục vụ cho công tác phát hiện và BDHSG.