Sử dụng an toàn cần trục

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Trang 32 - 39)

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

4. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong thi công xây dựng công trình;

4.3. Sử dụng an toàn cần trục

Chỉ huy trưởng công trường và trưởng bộ phận an toàn cần tham gia xuyên suốt từ giai đoạn lên kế hoạch đến giai đoạn vận hành máy, thiết bị xây dựng. Những người quản lý này phải tiến hành theo dõi việc thực hành an toàn trong từng giai đoạn.

25.1.1 Trước khi cần trục được đưa tới

Nhà thầu phải bàn bạc với đơn vị cung cấp cần trục nhằm tìm ra các điều kiện để đảm bảo đường vào công trường an toàn cũng như lắp ráp, vận hành và rời khỏi công trường.

Một số vấn đề được xem xét là:

 Đất nền vị trí đặt cần trục có được san và đầm chặt không?

 Xem xét đường vào khu vực chuẩn bị lắp, vấn đề giao thông khác, và việc chia tách giữa thiết bị và người đi bộ.

 Có đủ không gian để cần trục di động vận hành phần chân chống và phần cần không?

 Khu vực làm việc giữ khoảng cách an toàn đối với các phần đào, kết cấu chống đỡ,

phần hào, các tiện ích chôn ngầm và phần nền móng không?

 Liệu cần trục và/hoặc phần tải có chạm vào đường dây điện không?

 Ai sẽ liên lạc với các đơn vị cung cấp tiện ích có liên quan khi cần thiết?

25.1.2 Khi cần trục được đưa tới

Khi cần trục tới, những người quản lý phải:

 Bàn bạc với thợ vận hành để xác nhận đường vào và chi tiết việc quản lý trường hợp khẩn cấp.

 Đảm bảo thợ vận hành, người ra hiệu và những người khác trên mặt đất đã hoàn tất công tác chuẩn bị phối hợp.

 Chuẩn bị sẵn mọi giấy phép có liên quan để thực hiện công việc.

 Kiểm tra các tài liệu được liệt kê trong bảng sau.

Kiểm tra thường xuyên là một phần quan trọng trong công tác quản lý an toàn và là cách hữu ích để đảm bảo rằng đơn vị cung cấp cần trục và thợ vận hành làm đúng trách nhiệm. Bảng 7 cung cấp các miêu tả vắn tắt về một số tài liệu nên sẵn có đối với Nhà thầu và thợ vận hành.

Bảng 7. Các nội dung kiểm tra

Hạng mục Các điểm kiểm tra

Chứng chỉ kiểm định Đơn vị cung cấp có trách nhiệm đảm bảo rằng cần trục có chứng chỉ kiểm định hợp lệ. Chứng chỉ nên được dán vào cần trục.

Điều kiện năng lực của người lắp dựng cần trục

Kiểm tra việc người lắp dựng cần trục có đủ khả năng không. Các điều kiện về năng lực có thể có là:

 Huấn luyện của nhà sản xuất cần trục hoặc huấn luyện nội bộ

 Kinh nghiệm sử dụng loại/model cần trục được sử dụng;

 Hồ sơ về khóa bồi dưỡng, huấn luyện đặc biệt về cần trục.

Kế hoạch cẩu Kế hoạch cẩu (cùng với thuyết minh biện pháp) nên được lập thành tài liệu đối với những công tác cẩu lớn và phức tạp. Kế hoạch cẩu có thể chi tiết về:

 Chi tiết tải như trọng lượng, kích cỡ;

 Đường di chuyển và các nguy hiểm;

 Ai sẽ tham gia vào công tác cẩu và trách nhiệm của từng người;

 Phương pháp thông tin liên lạc trong quá trình cẩu.

Điều kiện năng lực của thợ vận hành

Kiểm tra việc thợ vận hành cần trục có đủ khả năng không. Các điều kiện về năng lực có thể có là:

 Chứng chỉ đủ điều kiện vận hành cần trục;

 Huấn luyện của nhà sản xuất cần trục hoặc huấn luyện nội bộ;

 Kinh nghiệm sử dụng loại/model cần trục được sử dụng;

 Hồ sơ về khóa bồi dưỡng, huấn luyện đặc biệt về cần trục.

Điều kiện năng lực của người ra hiệu

Kiểm tra việc người ra hiệu có đủ khả năng không. Các điều kiện về năng lực có thể có là:

 Chứng chỉ đủ điều kiện thực hiện công tác treo, móc;

 Huấn luyện về công tác treo, móc;

 Kinh nghiệm sử dụng loại/model cần trục được sử dụng;

 Hồ sơ về khóa bồi dưỡng, huấn luyện đặc biệt về công tác treo, móc.

Kiểm tra trước khi bắt đầu/kiểm tra thường

Kiểm tra trước khi bắt đầu sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại và nhà sản xuất cần trục. Thợ vận hành sẽ hoàn tất việc kiểm tra theo bản danh

xuyên mục kiểm tra hàng ngày hoặc trước khi bắt đầu. Bản danh mục kiểm tra có thể bao gồm (nhưng không giới hạn):

 Kiểm tra bằng mắt như là kiểm tra hao mòn hoặc tổn hại về phần kết cấu và các phần liên hợp khác;

 Kiểm tra vận hành như là kiểm tra bộ phận điều khiển hoạt động đúng và các bộ phận cơ khí vận hành trơn tru.

Thiết bị cẩu  Các thiết bị cẩu nên có bảng thông tin về tải trọng an toàn và các chỉ dẫn của nhà sản xuất phục vụ việc sử dụng.

 Sổ đăng ký thiết bị cẩu trong đó ghi ngày kiểm tra, kiểm định nên luôn có sẵn theo yêu cầu.

Các tài liệu khác Các tài liệu khác nên dễ dàng được tiếp cận sử dụng cho thợ vận hành bao gồm:

 Sổ tay, sách hướng dẫn và quy trình vận hành 25.1.3 Thực hiện công tác cẩu

(1)Trước khi cẩu

Những người quản lý phải thảo luận về kế hoạch cẩu với thợ vận hành, người ra hiệu và những người khác tham gia vào việc cẩu. Mọi nguy hiểm và mệnh lệnh điều khiển được thông tin tới tất cả người lao động tham gia và bất cứ ai trong khu vực lân cận có thể bị ảnh hưởng, thông qua cuộc họp an toàn buổi sáng và các hoạt động nhận diện nguy hiểm (họp đầu ca).

(2)Trong quá trình cẩu phải bảo đảm:

 Vùng an toàn được duy trì;

 Người lao động tuân thủ các chỉ dẫn an toàn;

 Kế hoạch cẩu được tuân thủ.

(3)Sau khi cẩu

 Đưa ra phản hồi tới thợ vận hành và người ra hiệu;

 Nêu lên bất kỳ sự lo lắng nào về an toàn, sức khỏe hoặc việc thực hiện với người kiểm soát;

 Thảo luận về mọi vấn đề nhằm hoàn thiện với người lao động tại các cuộc họp, thảo luận quy trình an toàn.

25.1.4 Danh mục kiểm tra an toàn cần trục tháp

Cần trục tháp là cần trục có phần cần được đặt trên một kết cấu tháp. Có ba dạng chung như sau:

 Phần cần nằm ngang/đầu búa

 Phần cần dạng nâng hạ

 Tự lắp dựng

Vận hành cần trục tháp có thể làm xuất hiện rủi ro thương tích cho người trong một số trường hợp sau:

1) Hỏng kết cấu

Bao gồm các hỏng hóc của bất kỳ bộ phận nào của cần trục, như là phần cần, phần cần phụ, pittông thủy lực hoặc dây cáp. Cần trục bị quá tải là nguyên nhân chủ yếu gây ra hỏng hóc kết cấu và có thể xảy ra mà không có cảnh báo nào.

2) Đổ cần cẩu

Tình huống này có thể xảy ra nếu cần cẩu bị mất ổn định do quá tải. Sự cố này có thể

bị tác động bởi một số các yếu tố, bao gồm việc sử dụng đối trọng không đúng, các bu lông của cần trục tháp được xiết không đúng, lắp dây căng không đúng hoặc thiết kế bệ cần trục tháp kém.

3) Chạm hoặc va đụng với các máy, thiết bị hoặc kết cấu khác Tình huống này có thể xảy ra khi không đảm bảo được khoảng không đủ giữa cần trục tháp và các máy, thiết bị và kết cấu khác, như là các cần trục khác, cần bơm bê tông, tòa nhà và đường dây điện trên cao.

4) Có vật rơi

Tình huống này có thể xảy ra trong quá trình lắp dựng, trượt và tháo dỡ cần trục và theo cách các tải trọng được buộc trong quá trình vận hành cẩu. Các vật rơi là một nguy hiểm đối với người lao động và cộng đồng.

5) Rơi, ngã từ trên cao

Người lao động có thể rơi, ngã khi tiến hành việc lắp dựng, tháo dỡ hoặc bảo dưỡng cần trục tháp.

Việc lập kế hoạch hiệu quả sẽ giúp nhận diện các cách thức để bảo vệ người lao động, những người:

-Thực hiện việc lắp dựng, trượt, chạy thử và tháo dỡ cẩu tháp;

-Tham gia trực tiếp vào quá trình cẩu, như là thợ vận hành và người ra hiệu;

-Thực hiện các công việc khác tại nơi làm việc; và

-Trong các khu vực liền kề cần trục tháp, bao gồm các khu vực công cộng.

Bảng 8 đưa ra danh mục kiểm tra nhằm trợ giúp công tác lắp dựng và vận hành cần trục tháp tại công trường xây dựng.

Bảng 8. Bản danh mục kiểm tra an toàn cần trục tháp Lựa chọn đúng cần trục

Lập các yêu cầu

về cần trục 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của cần trục phải được xem xét trong giai đoạn lên kế hoạch và giai đoạn thiết kế của dự án.

2. Loại cần trục phải được lựa chọn phù hợp với công tác cẩu được yêu cầu thực hiện.

Đăng ký 3. Cần trục tháp phải được đăng ký tại Việt Nam.

Kiểm tra và bảo

dưỡng 4. Đơn vị cung cấp/thợ vận hành nên tiến hành công tác kiểm tra các tính năng vận hành và khả năng đáp ứng của cần trục theo các quy trình đã được lập trước khi bắt đầu công việc, bao gồm nhưng không giới hạn:

 Tất cả các mục có liên quan được chỉ trong sổ tay hướng dẫn vận hành;

 Bộ phận điều kiển vận hành và khẩn cấp;

 Phanh;

 Công tắc an toàn và khóa liên động, kể cả các thiết bị giới hạn và chỉ báo;

 Kiểm tra bằng mắt phần kết cấu;

 Dây cáp;

 Đối trọng.

5. Báo cáo kiểm tra luôn sẵn có để minh chứng công tác kiểm tra hàng năm đã được thực hiện theo chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

Sổ tay hướng dẫn vận hành và nhãn đánh dấu

6. Sổ tay hướng dẫn vận hành cần trục và biểu đồ tải trọng cần trục được viết bằng tiếng Việt phải có sẵn cho thợ vận hành vào mọi thời điểm (ví dụ như để trong cabin).

7. Cần trục và các bộ phận cẩu phải có đầy đủ nhãn theo yêu cầu.

Lên kế hoạch, tiến độ và phối hợp công việc

Lên kế hoạch

công việc 8. Thuyết minh biện pháp an toàn phải được lập cho công việc xây dựng có độ nguy hiểm cao gắn liền với công tác lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục.

9. Thuyết minh biện pháp an toàn phải tuân theo hê thống cấp bậc kiểm soát để ưu tiên các biện pháp kiểm soát có mức độ cao hơn và không chỉ dựa vào các kiểm soát hành chính. Ví dụ, việc lắp ráp bộ phận cần/cần phụ được thực hiện trên mặt đất để loại trừ các rủi ro đi kèm khi làm việc trên cao.

10. Một hệ thống tại chỗ theo dõi sự tuân thủ Thuyết minh biện pháp an toàn nên được thiết lập.

11. Quy trình cẩu trong các trường hợp phức tạp (ví dụ như đấu cẩu, cẩu tải trọng nặng, cẩu lắp cấu kiện đúc sẵn) phải được lập thành tài liệu.

Quyết định nhóm tham gia công tác cẩu

12. Việc đánh giá quy mô và độ phức tạp của công việc phải được thực hiện để quyết định nhóm tham gia công tác cẩu cần thiết bao gồm:

 Số lượng thợ vận hành và người ra hiệu cần thiết;

 Số người cần thiết cho các hoạt động gắn liền với việc lắp ráp, chạy thử, bảo dưỡng và tháo dỡ;

 Có cần thiết một người được huấn luyện để theo dõi về an toàn cho việc duy trì các vùng cấm có điện;

 Có cần bổ nhiệm một người điều phối cần trục.

13. Người lao động (thợ cận hành cần trục, người ra hiệu) tham gia phải có chứng chỉ cần thiết đủ điều kiện làm công việc có độ nguy hiểm cao.

14. Thợ vận hành phải được đào tạo kiến thức và làm quen về chế tạo lắp dựng, model của cần trục theo các tài liệu, sách hướng dẫn đào tạo thợ vận hành cho loại cần trục họ sẽ sử dụng.

15. Công tác huấn luyện ban đầu cho người lao động (ví dụ như thợ vận hành, thợ chằng buộc, người ra hiệu, các công nhân làm việc trong vùng xung quanh cần trục) phải bao gồm cả nội dung phải làm gì trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến cần trục và nhận diện người giữ những vai trò cụ thể trong tình huống khẩn cấp.

Đặt và lắp dựng máy, thiết bị Gần các máy,

thiết bị, các kết cấu và các khu vực công cộng

16. Cần trục phải được đặt ở vị trí sao cho các nguy cơ tổn thương do va chạm với các máy, thiết bị và kết cấu khác ở mức thấp nhất.

17. Trong trường hợp cần trục chia sẻ không gian làm việc với cần trục khác từ chỗ làm việc liền kề, Nhà thầu phải điều phối và triển khai thực hiện công việc theo các quy trình vận hành chuẩn đã được lập, ví dụ như Thuyết minh biện pháp an toàn để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ va chạm.

18. Cần trục phải được đặt ở vị trí sao cho tránh được việc cẩu tải trọng qua các khu vực công cộng (ví dụ như lối đi, đường bộ, đường sắt, đường thủy và các tòa nhà) ở những nơi có thể.

Vùng cấm 19. Các vùng cấm thích hợp phải được thiết lập xung quanh cần trục, để:

 Ngăn ngừa cần trục đến gần khu vực lân cận đường dây điện trên cao;

 Ngăn có người làm việc xung quanh khu vực cần trục mà không cần thiết phải ở đó;

 Ngăn ngừa các máy, thiết bị và phương tiện giao thông khác đi vào khu vực cần trục;

 Tránh cẩu tải trọng qua khu vực đang có người;

 Giữ người lao động và những người khác ở một khoảng cách an toàn khi công tác bảo dưỡng hoặc trượt cần trục đang được tiến hành.

20. Tất cả người lao động có liên quan phải được thông báo và biết rõ những nơi có thiết lập vùng cấm.

Lắp dựng và tháo dỡ cần trục tháp

21. Nên có một hệ thống tại chỗ để đảm bảo trong quá trình lắp dựng, trượt và tháo dỡ cần trục, rủi ro cần trục bị đổ ở mức tối thiểu, bao gồm:

 Các chỉ dẫn cho hoạt động lắp dựng và tháo dỡ;

 Các hoạt động được giám sát bởi người có thẩm quyền;

 Các bộ phận được lắp ráp theo đúng trình tự;

 Các cấu kiện của tháp đúng model và được nhận diện theo loại và số sêri;

 Sử dụng bu lông đúng cấp đúng chủng loại để liên kết các cấu kiện tháp; và

 Các vùng cấm thích hợp được duy trì.

22. Dây căng cần trục phải được đảm bảo nối chặt với kết cấu hỗ trợ trong khoảng thời gian lắp dựng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và nhà thiết kế.

23. Các biện pháp kiểm soát phải được đặt tại chỗ nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ người lao động bị rơi, ngã từ trên cao trong quá trình lắp dựng, trượt và tháo dỡ cần trục.

24. Các biện pháp kiểm soát phải được đặt tại chỗ nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ người lao động hoặc những người khác bị các vật rơi vào trong quá trình lắp dựng, trượt và tháo dỡ cần trục.

Chạy thử 25. Báo cáo chạy thử phải có sẵn để xác nhận cần trục đã được người có thẩm quyền thử nghiệm, kiểm tra và đảm bảo đủ điều kiện chạy tốt trước khi đưa vào hoạt động.

26. Các điều kiện về gió phải được xem xét về việc chúng có thể ảnh hưởng thế nào đến sự ổn định của cần trục.

Vận hành máy, thiết bị an toàn Thông tin liên

lạc 27. Một phương pháp thông tin liên lạc tin cậy giữa thợ vận hành cần trục và những người lao động khác (ví dụ như người ra hiệu, thợ chằng buộc, người điều phối cần trục) phải được triển khai thực hiện nhằm ngăn ngừa việc rơi tải và va chạm với các máy, thiết bị và kết cấu khác.

28. Thông tin liên lạc có thể bao gồm việc sử dụng:

 Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bao gồm tần số sóng vô tuyến chuyên dụng, kiểm tra thiết bị, đàm thoại liên tục và rõ ràng và quy trình khi mất tín hiệu;

 Ra hiệu bằng tay;

 Các phương pháp khác như là chuông, còi và huýt sáo.

29. Khi có nhiều hơn một người ra hiệu tham gia vào một lần cẩu, mỗi người nên hiểu rõ trách nhiệm của mình trong phần nào, ở đâu trong quá trình cẩu để đảm bảo thợ vận hành nhận chỉ dẫn qua sóng vô tuyến hoặc quan sát hiệu lệnh chỉ từ duy nhất một người tại một thời điểm bất kỳ nào.

Các thiết bị giới

hạn và chỉ báo 30. Cần trục phải có đủ các chức năng an toàn và thiết bị chỉ báo hoạt động tốt:

 Bộ giới hạn công suất định mức để ngăn ngừa việc quá tải;

 Thiết bị giới hạn chuyển động để ngăn ngừa hư hại cho cần cẩu do di chuyển ra ngoài phạm vi di chuyển theo thiết kế;

 Thiết bị chỉ báo bán kính làm việc thể hiện vị trí tải trọng được treo so với cần trục ;

 Thiết bị chỉ báo tải trọng để đo và thể hiện khối lượng của tải được cẩu.

Các tải trọng

cẩu 31. Tất cả các số công suất cẩu phải luôn trong điều kiện tốt và được dán nhãn thích hợp với các thông tin liên quan (ví dụ tải trọng làm việc an toàn)

Vấn đề an toàn,

hiệu quả 32. Nên có lối đi an toàn vào ca bin cần trục và các khu vực ra vào thường xuyên khác của cần trục.

33. Phải lập các quy trình để ngăn ngừa các sự cố đi liền với kết quả thực hiện công việc kém do mệt mỏi, như là khối lượng làm việc, độ dài ca làm, những giờ và ngày trước đây đã làm việc.

Để cần trục không có người giám sát

34. Trước khi để cần trục không có người giám sát, phải đảm bảo ngăn ngừa bất kỳ người không phận sự nào sử dụng. Yêu cầu phải:

 Dỡ bỏ tất cả tải trọng khỏi móc cẩu;

 Nâng móc cẩu lên một vị trí có đủ không gian an toàn cho các hoạt

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w