Khái niệm về phát triển bền vững môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI TPHCM (Trang 22 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

1.1 Một số vấn đề chung về làng nghề và phát triển bền vững

1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững môi trường làng nghề

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã nêu một số khái niệm như sau:

* Khái niệm về môi trường

Tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 2 tháng 6 năm 2014 quy định: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

13 quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

* Khái niệm về ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.

* Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

* Khái niệm về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [12].

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland).

14 Phát triển bền vững là: Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...

Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.

Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường [13]

Phát triển bền vững về kinh tế: Được hiểu là sự tiến bộ mọi mặt của nền kinh tế thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động. Mục tiêu của PTBV kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh gây nợ nần cho thế hệ mai sau.

Điều kiện tiên quyết để đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế là:

- Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài.

- Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ nghĩa là cơ cấu kinh tế hướng tới phát huy những lợi thế của đất nước và xu thế của thời đại. Với những quốc gia đang phát triển thì tăng trưởng cần phải giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, có hàm lượng “chất xám” cao. Thay đổi mô hình sản xuất - tiêu dùng theo hướng thân thiện môi trường

- Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chính và phải làm tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo công nghệ, mức độ tích luỹ tái sản xuất, mức độ hoàn thiện và hiện đại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự tăng trưởng kinh tế.

15 - Tăng trưởng kinh tế phải giải phóng, phát huy mọi tiềm năng sức sản xuất. Thực hiện được các cân đối kinh tế vĩ mô về tài chính, tiền tệ. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển bền vững về xã hội: Là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho người dân, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên của xã hội, để phát triển bền vững về xã hội cần tập trung vào những nội dung sau:

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết việc làm cho người lao động. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tạo việc làm cho người dân, chống thất nghiệp.

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo, đó là mục tiêu vừa trước mắt, vừa lâu dài, tạo động lực phát triển kinh tế, tạo mặt bằng phát triển xã hội đồng đều.

- Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ổn định xã hội được biểu hiện bằng việc không có xung đột giai cấp, sắc tộc, các nhóm dân cư. Chất lượng cuộc sống được biểu hiện ở các chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, chỉ số hưởng thụ về giáo dục và chỉ số về chăm sóc y tế.

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển kinh tế, trong từng vùng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế đi đụi phỏt triển xó hội, y tế, văn húa giỏo dục-đủào tạo và giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Bảo đảm cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng, tiếp cận các quyền lợi xã hội.

Phát triển bền vững về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn

16 chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường. Phát triển bền vững về môi trường chú ý các khía cạnh như sau:

- Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và huỷ hoại môi trường. Trong thực tế khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia đã không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường. Họ không chỉ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, đe doạ trực tiếp đến đời sống loài người hiện tại và tương lai.

- Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Phải sử dụng công nghệ tiên tiến để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Như vậy, điều kiện để phát triển bền vững là:

+ Tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài;

+ Tăng trưởng kinh tế đi đôi giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế vì con người.

Phát triển bền vững phải đặt trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội, môi trường tự nhiên trên cơ sở phát triển kinh tế trong một thời gian dài.

Các yếu tố này gắn kết với nhau, làm tiền đề cho nhau. Ngay khi phát triển kinh tế đã phải tính đến sự bền vững. Tức là không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng, mà còn phải thực hiện được ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường để hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống vì con người và phục vụ con người tốt hơn.

Bên cạnh các vấn đề trên người ta còn đề cập đến vấn đề đạo đức trong phát triển bền vững. Đó là mọi người đều có quyền bình đẳng như quyền được sống, quyền được tự do, quyền được hưởng các lợi ích từ tài nguyên môi trường và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tất cả các thế hệ đều có quyền như nhau trong việc thoả mãn các nhu cầu phát triển của mình.

17 Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo vệ môi trường sống vượt lên trên mọi ranh giới địa lý, xã hội, văn hoá.

* Khái niệm về phát triển bền vững làng nghề

Khái niệm về phát triển bền vững làng nghề không thể tách rời quan niệm về phát triển bền vững. Theo đó ta có thể hiểu:

Phát triển bền vững làng nghề chính là quá trình sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. Nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.

Tại chương trình Nghị sự 21 về phê duyệt định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam [21]

Phát triển bền vững làng nghề về kinh tế: Đó là sự đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của làng nghề, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của cộng đồng.

- Là tăng năng suất lao động.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng phù hợp Phát triển bền vững làng nghề.

- Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.

- Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vậy Phát triển bền vững làng nghề về kinh tế là tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản lượng, thu hút lao động vào ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng theo hướng PTBV .

Phát triển bền vững làng nghề về xã hội: Đó là là sự đóng góp cụ thể của từng làng nghề cho sự phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển.

18 - Giải quyết việc làm không chỉ trong làng nghề mà còn thu hút lao động các vùng lân cận, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo nhiều việc làm mới.

- Tận dụng thời gian và lực lượng lao động.

- Thực hiện quá trình đô thị hóa nông thôn, thu hẹp khoảng cách thành thị, nông thôn.

- Nâng cao trình độ dân trí của người dân. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

- Gắn liền với việc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc vì nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của thợ thủ công. Giữ gìn và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc còn được thông qua các hoạt động lễ hội hay hương ước.

Vậy phát triển bền vững làng nghề về xã hội là tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng thôn thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề .

Phát triển bền vững làng nghề về môi trường: Đó là thể hiện việc sử dụng có hiệu quả, hợp lý các tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên môi trường làng nghề và các vùng xung quanh. Bên cạnh quá trình phát triển, các tác động của làng nghề đến môi trường phải được hạn chế, đi đôi với những đóng góp cho các nỗ lực cải tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường thể hiện ở chỗ:

- Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghề nghiệp.

- Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề.

- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch, quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề.

19 Vậy phát triển bền vững làng nghề về môi trường là giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh nghề gây ra. Có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Đa dạng hóa, nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI TPHCM (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)