Hoạt động quảng cáo Trung Nguyên không nhiều nhưng thành công mà Trung Nguyên đạt được cho đến hiện tại là nhờ hoạt động quan hệ công chúng. Từ lâu Trung Nguyên là một niềm tự hào thương hiệu Việt trong mắt công chúng. Sự tôn trọng Trung Nguyên đến từ tầm nhìn thương hiệu, đến những ước mơ ra biển lớn xâm nhập, hay cách xây dựng văn hóa café, thành phố café của Trung Nguyên, hơn thế nữa là những chiến lược thiết thực mà Trung Nguyên đã dành cho cộng đồng.
Điển hình là “Chương trình 100 triệu cuốn sách” là một trong loạt hoạt động của
“Hành trình Sáng tạo vì Khát vọng Việt” được triển khai từ năm 2012. Đến năm nay, Trung Nguyên đã trao tặng hơn 1 triệu cuốn sách đến nhiều đối tượng với các đầu sách:
“Nghĩ giàu làm giàu” và “Quốc gia khởi nghiệp” “Đắc nhân tâm” và “Khuyến học” nhằm gửi gắm bài học về tinh thần tự học, độc lập tự cường của người Nhật. Trung Nguyên
muốn tặng sách cho người dân với mong muốn: xây dựng một thế hệ thanh niên mới hội đủ 3 tinh thần: Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo; góp phần xây dựng một nước Việt hùng mạnh. Hoạt động truyền thông này vừa mang lại những lợi ích cụ thể thiết thực cho cộng đồng vừa quảng bá thương hiệu, thúc đẩy phát triển xã hội, thay đổi tư duy cải thiện cuộc sống bằng chính nhận thức của học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, ngày 10.11.2014, Trung Nguyên đã trao tặng 05 Tủ sách thành công cho trường THCS Eatul (Đắk Lắk) và ủng hộ cho Quỹ khuyến học của trường. Đây là hoạt động nhằm góp phần hỗ trợ phát triển tri thức bản địa và nâng cao cơ hội tiếp cận sách cho học sinh ở xã Eatul – một xã vùng sâu vùng xa có tới 98% dân tộc thiểu số sinh sống. Chính vì có những đóng góp mang tính nhân văn cho xã hội, tiếp cận với công chúng một cách thân thiện, Trung Nguyên đã ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tâm trí người tiêu dùng Việt và là sản phẩm quen thuộc chọn mua của người tiêu dùng.
Hình 3. 12: Chương trình 100 triệu cuốn sách ((Nguồn: .trungnguyen.com.vn)
Hình 3. 13: Chương trình Tủ sách thành công
(Nguồn: .trungnguyen.com.vn)
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chất lượng sản phẩm Sáng tạo của Trung Nguyên được người tiêu dùng đánh giá cao, dù sử dụng các công nghệ hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị cà phê truyền thống. Đa dạng hóa các sản phẩm, bao bì của Trung Nguyên tuy đơn giản nhưng lại phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tóm lại, Trung Nguyên đã khá thành công trong chiến lược sản phẩm của cà phê Sáng Tạo. Các chiến lược đều phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường nên mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, hình ảnh Trung Nguyên chú trọng phúc lợi xã hội cũng tạo thêm được nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA TRUNG NGUYÊN
4.1 Nhận xét và đánh giá
4.1.1 Ưu điểm
- Trung Nguyên có hệ thống sản xuất cà phê rang xay với công nghệ hiện đại được đầu tư hơn 40 triệu USD đặt tại khu tiểu thủ Tân An, phường Tân An, thành phố
Buôn Ma Thuột có công suất lớn 40 000 tấn cà phê rang xay/ năm. Do vị trí nhà máy sản xuất đặt ngay tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột nên Trung Nguyên không mất nhiều chi phí vận chuyển nguyên liệu.
- Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê nổi tiếng và lâu năm của Việt Nam nên dễ dàng có được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Trung Nguyên đã thành công khi sử dụng tinh thần dân tộc, có được sự ủng hộ khách hàng trong nước bằng cách sử
dung những hạt cà phê của đất rưng Tây Nguyên truyền thống để làm ra những gói cà phê Sáng Tạo.
- Dòng sản phẩm Sáng Tạo đa dạng hương vị, chất lượng của cà phê Sáng Tạo cũng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt phù hợp với phong vị thưởng thức cà phê của người Việt Nam
4.1.2 Nhược điểm
- Bao bì sản phẩm rang xay của Trung Nguyên thường được đựng trong túi nhựa 2 lớp OPP/MCPP thường rất chắc chắn và dễ vận chuyển đường xa nhung khi mở
bao bì để sử dụng lần đầu tiên thì bao bì không còn kín như trước nữa làm cho hương vị
cà phê mất đi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Trung Nguyên tập trung nhiều vào các hoạt động chiêu thị cho cà phê hòa tan, mà quên đi các sản phẩm cà phê rang xay như Sáng Tạo, Chế Phin- là những loại cà phê gắn liền với Trung Nguyên trong nhiều năm liền, nên hình ảnh các sản phẩm rang xay của Trung Nguyên dần bị mờ nhạt đối với người tiêu dùng.
- Đối tượng khách hàng của Trung Nguyên còn dàn trải ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.. không tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu nên các chiến lược marketing của Trung Nguyên chưa tạo được bản sắc riêng.
- Trung Nguyên có quá nhiều dự án trong cùng một thời diểm, gây phân tán tài lực và nhân lực nên Trung Nguyên không thể tập trung vào những chiến lược phát triển khác cho sản phẩm của mình
4.1.3 Cơ hội
- Mặt hàng cà phê được Chính phủ hỗ trợ quyền lợi về thương hiệu và giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu cà phê ra nước ngoài, từ đó Trung Nguyên sẽ
được nhiều thuận lợi trong việc giới thiệu cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới
- Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập hóa nên Trung Nguyên có được nhiều cơ hội khẳng định mình trên thị trường nước ngoài và thu hút vốn đầu tư và hợp tác từ nước ngoài.
4.1.4 Thách thức
- Việt Nam là một trong những quốc gia chịu biến đổi khí hậu nặng nề nhất.
Qua đó chất lượng hạt cà phê giảm đi đáng kể, cũng như dẫn tới thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
- Nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn trong việc tăng trưởng, kèm theo đó
là lạm phát tăng làm đồng tiền bị mất giá gây ra không ít khó khăn trong việc kinh doanh.
Đặc biệt trong hoạt đông thu mua nguyên liệu để chế biến những sản phẩm cà phê.
- Trung Nguyên phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cà phê mới của Việt Nam như Phindeli, Highland,.. là những doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được xu hướng của giới trẻ và có được một số thành tích nhất định trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, cà phê truyền thống của Trung Nguyên phải đối mặt với những loại cà phê nước ngoài du nhập vào những gần đây như Starbuck với các sản phẩm cà phê đặc biệt.
4.2 Giải pháp
Nhìn chung chiến lược sản phẩm của Trung Nguyên khá tốt, những để cạnh tranh với các đối thủ khác trước thềm hội nhập, Trung Nguyên cần phải nỗ lực hơn nữa. Sau đây là một số đề xuất các giải pháp giúp Trung Nguyên có thể hoàn thiện chiến lược sản phẩm của mình hơn.
- Đối với bao bì sản phẩm, Trung Nguyên nên đựng cà phê vào trong lon hay hộp nhựa để cà phê bảo quản được lâu hơn, người tiêu dùng có thể sử dụng cà phê được nhiều lần mà không sợ mất đi hương vị đặc trưng của cà phê, dễ dàng vận chuyển . Đặc biệt là có thể sử dụng lại tùy vào những mục đích khác nhau.
- Trung Nguyên cần thương thảo với các siêu thị để các sản phẩm Trung Nguyên có “chổ đứng” dễ nhìn thấy, dễ tìm hơn đối với các khách hàng đi siêu thị.
- Trung Nguyên nên phát triển sản phẩm mới dành riêng cho giới trẻ đặc biệt là học sinh- sinh viên, bởi Việt Nam đang ở cơ cấu dân số vàng, giới trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu và lực lượng giới trẻ là những người sử dụng cà phê nhiều nhất so với các độ
tuổi khác vì họ có nhu cầu cần tập trung để học tập, làm việc hay giao tiếp với bạn bè.
Đây có thể là một phân khúc tiềm năng cho Trung Nguyên, giúp Trung Nguyên mở rộng thị phần cà phê trong tương lai. Để thực hiện được diều đó Trung Nguyên nên thỏa thuận hợp tác với các trường đại học, cao đẳng để đặt vị trí gian hàng cà phê Trung Nguyên.
Mặc khác có thể hợp tác với các chủ căn tin, biến các căn-tin trường thành một quán nhượng quyền cà phê Trung Nguyên.
- Bên cạnh đó, tiếp tục khẳng định niềm tin với người tiêu dùng trên nền kinh tế hội nhập, bằng cách có những cam kết về chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng trong thời buổi mà xã hội luôn đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Có như vậy Trung Nguyên mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cà phê lớn nước ngoài du nhập vào Việt Nam trong tương lai.
- Do sau khi sản phẩm G7 ra mắt người tiêu dùng thì Trung Nguyên chỉ lo những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho G7 nên sản phẩm rang xay của Trung Nguyên bị
bỏ ngỏ . Vì vậy đây chính là thời điểm mà Trung Nguyên nên thực hiện chiến dịch quảng
cáo cho cà phê rang xay trên các phương tiện thông, nhằm lấy lại hình ảnh sản phẩm trong mắt người tiêu dùng trước các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng đi lên trên thị
trường cà phê Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Cơ bản, chương 4 đã đề ra những giải pháp thông qua phân tích phần SWOT của công ty, giúp công ty có thể hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của mình trong tương lai. Nội dung chương 4 là ý kiến chủ quan được lấy từ phần tổng hợp thông tin phân tích ở chương 3.
KẾT LUẬN
Nhìn chung bài thực hành này đã trình bày đầy đủ các các nội dung: Cơ sở lý luận của chiến lược sản phẩm, tổng quan thị trường cà phê rang xay Việt Nam, chiến lược sản phẩm cà phê Sáng Tạo và các quyết định liên quan,.. đồng thời đề ra một vài giải pháp cho chiến lược sản phẩm nói riêng và Marketing mix nói chung
Chiến lược sản phẩm là thành phần quan trọng trong chiến lược Marketing Mix của doanh nghiệp. Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc triển khai những chiến lược khác. Với Trung Nguyên, họ xem cà phê không chỉ
là một loại hàng hóa để kinh doanh, mà còn là cả một giá trị chiều sâu văn hóa, mang lại cho người tiêu dùng giá trị đích thực của cà phê. Với những thách thức và hoài bão hiện tại, Trung Nguyên đang ngày càng hoàn thiện chiến lược marketing của mình. Với những chiến lược sản phẩm mà Trung Nguyên thực hiện cho cà phê Sáng Tạo đã góp phần to lớn vào sự phát triển của Trung Nguyên. Nhưng chiến lược này cần hoàn hảo hơn nữa , những hạn chế được khắc phục thì Trung Nguyên mới có thể lớn mạnh và thống lĩnh thị
trường thế giới.