Khi tải trọng công trình không nhỏ, và các lớp đất gần bê tông mặt không tốt thì giải pháp móng nông sẽ có độ lún lệch lớn, hơn nữa để đảm bảo điều kiện an toàn về sức chịu tải thì kích
thước móng phải rất lớn. khi giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên tỏ ra không hiệu quả, thì ta có thể gia cố nền. tuy nhiên, khi giải pháp gia cố nền vẫn chưa hiệu quả, hoặc tốn kém thì giải pháp móng cọc chế sẵn là một sự lựa chọn dễ dàng.
Khi tải trọng lớn hơn nữa ( ví dụ các nhà khoảng 8 đến 15 tầng ở Hà nội ), việc lựa chọn giải pháp cọc chế sẵn và cọc nhồi đôi khi là một công việc khó khăn. Nhiều người cho rằng nên làm cọc nhồi, nhiều người cho rằng cọc chế sẵn là thỏa mãn, lại tiết kiệm được nhiều tiền.
3.7.1. Cọc chế tạo sẵn
Ở nước ta cọc chế sẵn đa phần là cọc bê tông cốt thép thường với cường độ bê tong từ 25-35 MPa. Với loại cọc này, tiết diện cọc chủ yếu nằm trong loại cọc nhỏ, là loại cọc nhỏ hơn 45x45 cm2 . Sức chịu tải của cọc theo vật liệu vì vậy cũng không lớn, và để tránh cọc bị vỡ, nứt hay gãy khi hạ cọc (ép, hoặc đóng) thì chiều dài cọc cũng hạn chế (thường nhỏ hơn 35m). Cũng vì vậy, sức chịu tải của cọc theo đất nền không lớn (lực đóng hoặc ép cọc phải thắng được sức cản của đất thì cọc mới xuyên được đất được).
Như vậy, cọc nhỏ thường là giải pháp tối ưu cho công trình có trọng tải không lớn. khi tải trọng chân cột lớn, đòi hỏi nhiều cọc trong một nhóm cột, do đó đài cọc rất lớn và việc bố trí các đài cọc (cùng công trình ngầm) trong công trình rất khó khăn.
Cọc nhỏ còn có hạn chế là sức chịu tải ngang giảm đáng kể, dù ta sử dụng nhiều cọc nhỏ.
Một nhóm n cọc nhỏ sẽ có sức chịu tải ngang là Pg= ηnPu, trong đó η là hệ số hiệu ứng nhóm, thường chỉ có giá trị (0,5 – 0,9) nói chung, khi thiết kế cọc chịu tải trọng ngang thì tiết diện cọc càng lớn càng tốt.
Một hạn chế khác của cọc nhỏ là số lượng cọc nhiều, bởi vậy chi phí về thời gian thi công lớn hơn. Tuy nhiên vì cọc nhỏ thì có ưu điểm là tiết kiệm được vật liệu ( bê tông), tuy nhiên việc tiết kiệm bê tông không thể bù lại được so với những chi phí khác.
Cọc nhỏ thì có thể thi công bằng phương pháp đóng hoặc ép. Cọc lớn, do sức chịu tải cũng rất lớn nên thường chỉ có thể đóng được. Hiện nay, trong nội thành một số thành phố lớn, chính quyền thành phố cấm đóng cọc vì tiếng ồn và rung động do đóng cọc. Tuy nhiên, với các biện pháp giảm chấn thì quy định của thành phố nên thay đổi, thay vì cấm đóng cọc ta có quy định về hạn chế tiếng ồn (theo đơn vị dexiben) và hạn chế rung động (theo vận tốc dao động giới hạn)
Ở nước ta, cọc BTCT lớn (tiết diện từ 50x50cm2 đến 90x90cm2) rất hiếm gặp, với cọc lớn thông thường người ta đúc cọc rỗng ở giữa sao cho bề dày chỗ mỏng nhất của vỏ cọc phải lớn hơn 15cm. tuy nhiên hai đoạn đầu của mỗi đoạn cọc vẫn đặc, đoạn đặc có chiều dài đủ lớn để cọc không bị phá hoại khi đóng. Do sức chịu tải theo đất nền của các loại cọc này khá lớn, nên sức chịu tải theo vật liệu cũng lớn, đòi hỏi cường độ bê tông từ 35 đến 45 MPa và cốt thép được kéo ứng suất trước.
Ngoài cọc BTCT ứng suất trước, ta cũng có thể sử dụng cọc thép để xuyên cọc đến những lớp đất tốt mà BTCT thường không thể xuyên tới được. Tuy nhiên, đây là những loại thép đặc biệt, do đó cũng chưa phổ biến ở nước ta.
Ưu điểm của cọc chế sẵn nói chung so với cọc nhồi là việc quản lý chất lượng được tốt hơn.
Cọc được đúc sẵn và bảo quản tại nhà máy trước khi vận chuyển đến công trình, và chỉ cọc đạt yêu cầu chất lượng mới được phép chôn xuống đất. Tuy nhiên liên quan đến chất lượng cả cây cọc, thì điều đáng buồn là chiều dài một đoạn cọc ở nước ta quá ngắn (thường từ 4 đến 8m, đôi khi 10,12 m), dẫn đến số lượng mối nối khá nhiều, do đó nhiều công trình cọc đi theo hình sin mà không biết. Nguy hiểm hơn nữa là chất lượng mối nối ở nước ta rất tồi dẫn đến sự phá hoại tại mối nối, điều cần làm là nhập khẩu những thiết bị đóng cọc hiện đại, có thể đóng những đoạn cọc dài đến 20-30m.
3.7.2. Cọc nhồi
Cọc nhồi có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế sẵn, nên mặc dù sức kháng đơn vị là nhỏ đi, nhưng sức chịu tải vẫn lớn. Do đó số lượng cọc trong một đài cọc ít và việc bố trí các đài cọc trong công trình được dễ dàng hơn. Vì vậy, khi tải trọng công trình rất lớn thì dường như cọc nhồi là giải pháp duy nhất ở nước ta. Hy vọng rằng loại cọc BTCT ứng suất trước tiết diện lớn (tới 90x90 cm2, thậm chí hơn nữa) sẽ xuất hiện ở Việt Nam, và chúng ta sẽ có thêm một giải pháp để lựa chọn (tuy nhiên giải pháp này lại có nhược điểm tiếng ồn và rung động do thi công lớn hơn thi công cọc nhồi)
Ưu điểm của cọc nhồi là có thể đặt cọc vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới đá mà cọc đóng không thể tới được (cọc đóng BTCT ứng suất trước hoặc cọc thép đòi hỏi việc chọn búa phù hợp và nhà thầu có kinh nghiệm mới đóng tới lớp sỏi cuội).
Các ưu điểm khác của cọc nhồi là sức chịu tải ngang rất lớn, việc thi công cọc nhồi có chấn rung nhỏ hơn nhiều so với cọc đóng, thi công cọc nhồi không có hiên tượng trồi đất ở xung quanh, không đẩy các cọc sẵn có xung quanh sang ngang. Tuy nhiên nếu nền đất có lớp cát rời rất dày, việc giữ thành hồ khoan khó khăn hơn và việc cát chảy có thể làm các cọc xung quanh giảm sức chịu tải, thậm chí gây phá hoại các công trình lân cận.
Như đã đề cập, cọc nhồi có nhược điểm là sức kháng đơn vị giảm đi nhiều so với cọc đóng và cọc ép. Đó là do quá trình khoan làm đất rời ra, đồng thời cũng làm xáo động đất. thành của cọc nhồi càng ráp nhám (lồi lõm), thì sức kháng bên đơn vị của đơn vị càng được cải thiện, tuy nhiên nó vẫn nhỏ hơn sức kháng bên đơn vị của cọc đóng. Với cùng một chiều dài, cọc đóng 90x90cm2 sẽ có sức chịu tải xấp xỉ bằng một cọc nhồi đường kính 2m.
Một nhược điểm nữa của cọc nhồi là việc quản lý chất lượng khó khăn hơn đối với cọc chế sẵn. do quá trình đổ bê tông không thể quan sát được bằng mắt thường, tiết diện cọc có khi có chỗ thắt lại (do đất ở thành hố khoan lở vào) hoặc chất lượng bê tông ở mũi cọc không tốt. Với cọc barrette (cọc chữ nhật ), do hình dáng nên thành hố dễ lở hơn so với cọc tròn, và cũng do