Các biến thành phần của RCCI theo lượng mưa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC CHỈ SỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA TRÊN HAI CHỈ SỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. Biến đổi khí hậu dựa trên chỉ số RCCI và CCI

3.1.2.2. Các biến thành phần của RCCI theo lượng mưa

1) Xu thế biến đổi của lượng mưa

Kết quả tính toán hệ số hồi quy A1 của phương trình hồi quy tuyến tính tổng lượng mưa trong thời kỳ 1961- 2000 được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.5.

Hệ số A1 của lượng mưa trong mùa mưa (thời kỳ nóng) dao động trong khoảng từ -11,9 đến 26,3 mm; trong mùa khô (thời kỳ lạnh) từ -5,5 đến 6,7 mm; đối với lượng mưa năm: từ -16,0 đến 27,5 mm.

Xét trên 7 vùng khí hậu, độ lớn của hệ số A1 ở phía Bắc thấp hơn ở phía Nam; ở phía Bắc lượng mưa năm giảm lớn nhất (tại Thái Bình), ở phía Nam tăng lớn nhất (tại Tuy Hòa).

Có xu thế khá rõ về giảm lượng mưa trong cả mùa khô và mùa mưa ở các vùng khí hậu phía Bắc (vùng B1, B2, B3 và B4) và tăng ở vùng phía Nam (vùng N1, N2 và N3), ngoại trừ một số trạm có xu thế ngược hoặc không rõ rệt, ví dụ ở trạm Cao Bằng, trung tâm mưa lớn Bắc Quang, Lai Châu, Sìn Hồ, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Hóa: lượng mưa mùa mưa và năm đều có xu thế tăng.

-15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Yên Châu Mộc Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Hải Dương Phù Liễn Thái Bình Hưng Yên Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Huế Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt ChâuĐốc Vũng Tàu Cần Thơ Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

HệsốA1của lượng mưa

M JJASO NDJFM A Năm

Bảng 3.3. Hệ số A1 của phương trình hồi qui tuyến tính lượng mưa theo mùa thời kỳ 1961-2000 và thời kỳ 1979-2000 đối với một số trạm vùng N3

Trạm Vùng

khí hậu MJJASO NDJFMA Trạm Vùng

khí hậu MJJASO NDJFMA

Sìn Hồ 1,61 -1,56 Thanh Hóa -5,42 0,18

Lai Châu 2,62 -1,55 Vinh -1,75 -0,49

Tuần Giáo -3,01 -0,66 Hương Khê -1,86 1,41

Sơn La -0,10 0,21 Tuyên Hóa 6,67 3,44

Yên Châu -3,91 -0,58 Đồng Hới -2,80 -0,54

Mộc Châu

B1

-8,18 0,07 Huế

B4

9,83 -1,59

Hà Giang -5,10 0,56 Tuy Hòa 16,20 0,98

Bắc Quang -5,58 -2,28 Nha Trang 26,33 0,93

Yên Bái 8,62 -5,50 Phan Thiết 3,98 -0,39

Tuyên Quang 2,20 -0,43 Quy Nhơn

N1

5,25 2,57 Cao Bằng

B2

-4,80 1,27 Buôn Ma Thuột -0,50 2,09

Việt Trì -1,05 -0,54 Pleiku 6,89 2,59

Vĩnh Yên 5,84 0,70 Đà Lạt

N2

13,24 5.51

Láng -3,00 -0,49 Châu Đốc 1,13 6,69

Phù Liễn -7,93 -1,11 Vũng Tàu 0,24 2,28

Hưng Yên -4,77 -0,18 Cần Thơ 8,27 2,36

Nam Định -3,55 2,20 Sóc Trăng 2,12 3,00

Ninh Bình

B3

-4,84 -0,59 Cà Mau

N3

-0,14 2,97

Hình 3.5. Hệ số A1 của phương trình hồi quy tuyến tính lượng mưa thời kỳ 1961- 2000 và thời đoạn 1979-2000 đối với một số trạm vùng N3

Sự biến đổi lượng mưa trung bình qua các thời đoạn và mức độ biến động của nó trong mùa mưa, mùa khô và cả năm được tính toán và đánh giá theo hai trường hợp: trường hợp thập kỷ (thập kỷ 1991-2000 và 1961-1970) và trường hợp hai thập kỷ (giữa thời kỳ 1981-2000 và thời kỳ 1961-1980) được thể hiện ở hình 3.6a,b; 3.7a,b và 3.8a,b.

2) Biến đổi của lượng mưa trung bình (P)

Ở các vùng khí hậu phía Bắc, có khoảng 52% trong số 28 trạm có lượng mưa mùa mưa và năm thập kỷ 1991-2000 thấp hơn thập kỷ 1961-1970, khoảng 38%

trong số 28 trạm có lượng mưa cao hơn và 10%/28 trạm không thay đổi trong 2 thời kỳ tương ứng. Xu thế giảm lượng mưa được thể hiện rõ hơn trong trường hợp hai thập kỷ; đa số các trạm có lượng mưa trong thời đoạn 1981-2000 thấp hơn thời đoạn 1961-1980 (Hình 3.6a,b).

Ở các vùng khí hậu phía Nam, ngược lại với các vùng khí hậu phía Bắc, sự gia tăng của lượng mưa trung bình trong thập kỷ 1991- 2000 cao hơn thập kỷ 1961- 2000 và thời kỳ 1981-2000 cao hơn thời kỳ 1961-1980. Điều này được thể hiện trên hầu hết các trạm và mức tăng của lượng mưa trong mùa mưa và trong cả năm cao hơn trong mùa khô.

Ở các vùng khí hậu phía Bắc, độ chênh lệch lượng mưa trong cả hai trường hợp thập kỷ và hai thập kỷ (P%) phổ biến trong khoảng từ 5% đến 10% và ở các vùng khí hậu phía Nam từ 15% đến 25% (Hình 3.6a,b).

Trường hợp thập kỷ

-20 -10 0 10 20 30 40 50

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Mộc Châu Yên Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Phù Liễn Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

Vùng khí hậu

P (%)

MJJASO NDJFMA Năm

Hình 3.6a. Mức thay đổi của lượng mưa trung bình (P%) trường hợp thập kỷ

Trường hợp hai thập kỷ

-20 -10 0 10 20 30 40 50

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Mộc Châu Yên Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Phù Liễn Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

Vùng khí hậu

P (%)

MJJASO NDJFMA Năm

Hình 3.6b. Mức thay đổi của lượng mưa trung bình (P%) trường hợp hai thập kỷ 3) Mức thay đổi biến động của lượng mưa (P)

Biến động của lượng mưa mùa/năm được xác định bằng hệ số biến động Cv mùa/năm được định nghĩa là độ lệch tiêu chuẩn tháng/mùa/năm chia cho giá trị trung bình tương ứng.

Hệ số biến động của lượng mưa trong mùa mưa phổ biến từ 10% đến 20%, trong mùa khô từ 25% đến 30% và từ 10 đến 15% trong lượng mưa năm. Trên cùng một trạm, hệ số biến động của lượng mưa trong mùa khô cao hơn so với hệ số biến động của lượng mưa trong mùa mưa. Điều này thể hiện rõ rệt ở vùng khí hậu N2, N3. Hệ số biến động của lượng mưa năm thấp hơn so với hệ số biến động của lượng mưa trong cả hai mùa khô và mùa mưa.

Sự phân bố theo không gian của hệ số biến động lượng mưa cho thấy: nhìn chung hệ số biến động của lượng mưa mùa mưa và năm ở Trung Bộ lớn hơn đáng kể so với các vùng khác, hệ số biến động lượng mưa trong mùa khô ở vùng khí hậu phía nam lớn hơn đáng kể so với các vùng còn lại (Hình 3.7a,b).

Thời đoạn 1961-1980

0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Mộc Châu Yên Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Phù Liễn Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

Vùng khí hậu

Hệ số biến động (mm)

MJJASO NDJFMA Năm

Hình 3.7a. Hệ số biến động của lượng mưa thời đoạn 1961-1980

Thời đoạn 1981-2000

0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Mộc Châu Yên Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Phù Liễn Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

Vùng khí hậu

Hệ số biến động (mm)

MJJASO NDJFMA Năm

Hình 3.7b. Hệ số biến động của lượng mưa thời đoạn 1981-2000

Tính chất biến động của lượng mưa giữa hai thời kỳ có thể nhận thấy thông qua dấu (âm, dương) của chênh lệch hệ số biến động qua hai trường hợp được xét.

Với 2 trường hợp được xem xét nhận thấy:

+ Trong trường hợp thập kỷ, đối với lượng mưa trong mùa mưa và năm có khoảng 65% trong số 37 trạm có chênh lệch dương và khoảng 23% mang dấu âm, còn lại là không thay đổi.

+ Đối với trường hợp hai thập kỷ cũng gần tương tự, nhưng về giá trị nhìn chung nhỏ hơn trường hợp thập kỷ;

+ Ở các vùng khí hậu phía Bắc sự biến động hàng năm thể hiện không rõ bằng các vùng khí hậu phía Nam. Ở vùng khí hậu phía Nam, cả hai trường hợp xem xét thì đa số các trạm đều mang dấu dương và mức độ biến động của lượng mưa mùa khô thể hiện mạnh mẽ hơn so với mùa mưa và năm;

+ Sự biến động của lượng mưa trong thập kỷ gần đây có dấu hiệu mạnh mẽ hơn thập kỷ trước và được thể hiện khá phổ biến ở phần lớn các trạm trên 7 vùng khí hậu và thể hiện rõ rệt hơn ở các vùng khí hậu phía Nam;

+ Mức thay đổi biến động của lượng mưa ( P%) trong khoảng từ 20% đến 70% (% của thời kỳ tham chiếu), phổ biến từ 20% đến 40%. Nhìn chung, mức thay đổi biến động lượng mưa ở vùng khí hậu Trung Bộ (B4 và N1) cao hơn đáng kể so với các vùng khí hậu khác (Hình 3.8a,b).

Trường hợp thập kỷ

-60 -40 -20 0 20 40 60 80

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Mộc Châu Yên Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Phù Liễn Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

Vùng khí hậu

P(%)

MJJASO NDJFMA Năm

Hình 3.8a. Mức thay đổi biến động của lượng mưa (P%,% của thời kỳ tham chiếu) trong trường hợp thập kỷ

Trường hợp hai thập kỷ

-50 -30 -10 10 30 50 70

Sìn Hồ Lai Châu Tuần Giáo Sơn La Mộc Châu Yên Châu Hà Giang Sa Pa Bắc Quang Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Cao Bằng Thái Nguyên Việt Trì Vĩnh Yên Láng Phù Liễn Hải Dương Hưng Yên Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Vinh Hương Khê Tuyên Hóa Đồng Hới Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Phan Thiết Pleiku Buôn Ma Thuột Đà Lạt Sóc Trăng Cà Mau

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

Vùng khí hậu

P (%)

MJJASO NDJFMA Năm

Hình 3.8b. Mức thay đổi biến động của lượng mưa (P%,% của thời kỳ tham chiếu) trong trường hợp hai thập kỷ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC CHỈ SỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)