Khả năng khởi kiện của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề phòng vệ thương mại ở Việt Nam (Trang 41 - 49)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÒNG VỆ THƯƠNG

II.3.3. Khả năng khởi kiện của doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh tìm kiếm thông tin vầ các hiện tượng nhập khẩu ồ ạt đột biến của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam, theo khảo sát của Trung tâm WTO – VCCI cũng tìm hiểu thực tế các khía cạnh khác nhau trong khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công cụ kiện phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước hàng hóa nước ngoài.

16 Báo cáo nghiên cứu sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Về hiểu biết của doanh nghiệp đối với phòng vệ thương mại như là một công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng, hầu hết doanh nghiệp đã biết về phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, có một khoảng cách rất xa giữa việc nghe nói tới các công cụ này và việc nghĩ tới sử dụng các công cụ này. Trong khi có gần tới 70% số doanh nghiệp cho biết mình đã được nghe nói về công cụ phòng vệ có thể được sử dụng ở Việt Nam để chống lại hàng hóa nước ngoài nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh hoặc nhập khẩu ồ ạt, chỉ có 25,23% các doanh nghiệp tính tới việc sử dụng công cụ chống bán phá giá, chống trợ cấp; số tính tới việc đi kiện tự vệ còn thấp hơn, chỉ 14% 17.

Các doanh nghiệp ở một số nước phát triển luôn sử dụng nhiều công cụ này, xem việc đi kiện phòng vệ trở thành các chiến lược kinh doanh được cân nhắc tương tự như các chiến lược kinh doanh khác, nhưng ở Việt Nam thì số lượng vụ kiện là quá ít, vẫn chưa chú trọng xem công cụ như chiến lược kinh doanh của mình. Mặc dù có thể đã nghĩ đến, nhưng không có gì đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ năng lực để sử dụng công cụ này.

- Về khả năng tập hợp lực lượng

Theo quy định WTO, đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam thì để đứng đơn khởi kiện phòng vệ, bên đi kiện phải có đủ tư cách đi kiện , tức là phải đáp ứng ít nhất 02 điều kiện (i) Các doanh nghiệp đi kiện phải sản xuất ra ít nhất 25% tổng lượng sản phẩm liên quan sản xuất tại Việt Nam; (ii) Đơn kiện nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất ra ít nhất 50% tổng số lượng sản phẩm liên quan sản xuất tại Việt Nam.

Kiện phòng vệ thương mại không phải là “cuộc chơi” của mỗi DN riêng lẻ, nó là “cuộc chơi tập thể” – là chiến lược hay hành động của cả một ngành sản xuất nội địa sản phẩm liên quan. Để sử dụng các công cụ này, các doanh nghiệp phải tập hợp lại thành một lực lượng đủ sức đại diện cho một ngành sản xuất nội địa liên quan.

Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều rất nhỏ, tính kết nối chưa cao, không có gì ngạc nhiên khi có tới số doanh nghiệp cho rằng việc tập hợp lực lượng rất là khó khăn là rất lớn. Nhiều nguyên nhân được đề cập tới, việc doanh nghiệp hầu như không có liên hệ với các doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm liên quan, do doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên dù có biết về công cụ này thì cũng không có cách nào tác động tới các doanh nghiệp khác trong ngành, do trong nội bộ các doanh nghiệp có lợi ích mâu thuẫn với nhau, vì vậy rất khó thống nhất về quyết định quan trọng này

17 Báo cáo nghiên cứu sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

hoặc do Hiệp hội còn quá yếu, ít có khả năng kết nối doanh nghiệp trong ngành.

Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải khó khăn rất lớn ngay từ điều kiện đầu tiên về tư cách đi kiện.

Nguồn: Kết quả Điều tra Doanh nghiệp về Khả năng khởi kiện Phòng vệ thương mại – VCCI tháng 8/2014

Biểu đồ 2.3 Khả năng tập hợp lực lượng của doanh nghiệp và các lý do tương ứng - Khả năng huy động nguồn lực

Công cụ phòng vệ thương mại là công cụ bảo vệ lợi ích “tốn tiền”. Để có thể sự dụng công cụ này vào việc bảo vệ lợi ích trong lâu dài của mình, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định cho quá trình theo kiện.

Trên thực tế, mặc dù các doanh nghiệp đi kiện sẽ không phải trả thù lao hay chi phí để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện điều tra, để khởi kiện và theo đuổi vụ kiện phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhưng các doanh nghiệp đi kiện phải tập hợp bằng chứng về việc gây ra thiệt hại cho mình, thuê luật sư tư vấn, tư vấn theo kiện,… đây đều là những công việc đòi hỏi những chi phí lớn mà nếu không có sự chuẩn bị về nguồn lực, hiệu quả sử dụng sẽ rất hạn chế.

Dường như các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa có bất kì chuẩn bị gì sẵn sàng cho việc sử dụng công cụ kiện phòng vệ khi cần thiết. Chỉ có một số lượng nhỏ cho rằng việc huy động chi phí đi kiện không khó khăn lắm, có lẽ là do các doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính sẵn có, tương đối mạnh chứ không phải đã có một khoản dành riêng cho việc này.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đưa việc sử dụng công cụ phòng vệ vào các tính toán chiến lược kinh doanh của mình. Đây là thực tế gây nhiều quan ngại bởi nếu không có sự chuẩn bị sẵn về nguồn lực vật chất, hiệu quả của việc sử dụng công cụ kiện phòng vệ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi các chi phí cho việc theo kiện có thể là rất lớn và vì vậy không dễ huy động trong một sớm một chiều.

Có lẽ rất cần chú ý vấn đề tuyên truyền cho doanh nghiệp có nhận thức đúng về các công cụ - chiến lược kinh doanh này và vận động doanh nghiệp tự mình hoặc cùng nhau có các khoản đầu tư, trích thành lập quỹ cho việc sử dụng công cụ kiện phòng vệ cần thiết.

Nguồn: Kết quả Điều tra Doanh nghiệp về Khả năng khởi kiện Phòng vệ thương mại – VCCI tháng 8/2014

Biểu đồ 2.4 Về khả năng huy động nguồn lực cho kiện tự vệ thương mại của doanh nghiệp

- Chuẩn bị đội ngũ nhân lực theo kiện

Trong mọi hoạt động, vấn đề con người, nhân lực luôn là vấn đề trọng yếu.

Đối với việc sử dụng công cụ kiện phòng vệ, loại công cụ mới, phức tạp, đòi hỏi

những hiểu biết chuyên môn nhất định, vấn đề nhân lực càng cần được chú trọng.

Để đi kiện phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu, bên đi kiện phải có lãnh đạo/nhân viên hiểu biết về các công cụ này và tham gia cùng các bên trong vụ kiện. Ngoài ra bên đi kiện cũng cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp như luật sư, chuyên gia kinh tế để tham gia hiệu quả vào các vụ kiện.

Theo kết quả Khảo sát các doanh nghiệp của Trung tâm WTO – VCCI về vấn đề này cho thấy chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu để theo kiện, 48% cho rằng cán bộ nhân viên của mình có thể thực hiện việc này nhưng khó khăn. Và có tới 41% cho rằng việc này hoàn toàn không thể 18. Trên thực tế, khi một vụ việc diễn ra, luôn luôn phải có sự hỗ trợ các chuyên gia chuyên nghiệp từ bên ngoài, các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp không thể tự mình và một mình thực hiện các thủ tục đi kiện và theo kiện được. Do đó, kết quả này cũng không phải thật đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần chú ý rằng sáng kiến đi kiện luôn xuất phát từ doanh nghiệp, những chủ thể đầu tiên biết về các hiện tượng hàng hóa nước nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh hoặc tăng ồ ạt cũng như tác động của chúng tới thiệt hại của chính mình. Và chỉ khi doanh nghiệp có ý tưởng đi kiện, các cơ quan tổ chức hay các chuyên gia đi kiện mới có thể tham gia cùng doanh nghiệp được. Do đó, ít nhất doanh nghiệp cần có cán bộ nhân viên hiểu biết về các công cụ này. Sau đó, trong quá trình đi kiện, các cán bộ nhân viên này của doanh nghiệp sẽ là những người tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp trên cơ sở tư vấn của các chuyên gia bên ngoài về cách thức hành động của doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể.

Từ thực tế này, việc các doanh ngiệp hầu như chưa có cán bộ nhân viên hiểu biết về phòng vệ thương mại sẽ là một rào cản đáng kể cho việc sử dụng hiệu quả công cụ kiện này của doanh nghiệp.

- Khả năng tập hợp bằng chứng chứng minh

Cũng như các vụ kiện thương mại khác, để kiện phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu, bên đi kiện phải tập hợp đầy đủ các thông tin, bằng chứng chứng minh rằng hàng hóa bị kiện đang cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể/nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa của Việt Nam.

Trên thực tế, đây được cho là yêu cầu tiên quyết của mọi nguyên đơn trong các vụ kiện phòng vệ. Đối với trường hợp của Việt Nam, trong bối cảnh các thông tin liên quan hàng hóa nhập khẩu hầu như không minh bạch, nguồn lực cho việc tìm kiếm thông tin tại thị trường nước ngoài là rất hạn chế, việc kết nối và chia sẻ thông

18 Báo cáo nghiên cứu sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

tin với nhau hầu như chưa thực hiện được, việc tập hợp thông tin càng là một thách thức lớn hơn nữa.

Chỉ 1% các doanh nghiệp cho rằng mình có thể tập hợp được các thông tin này, 62,63% có thể nhưng khó khăn và 36,36% là hoàn toàn không thể 19. Những hạn chế trong minh bạch thông tin ở Việt Nam có lẽ là lý giải đầu tiên và hợp lý nhất trong tình trạng này.

Không chỉ là các thông tin bằng chứng về bị đơn, ngay cả những thông tin về chính mình, các doanh nghiệp cũng tỏ ra không lạc quan trong khả năng tập hợp.

Một lần nữa những hạn chế trong minh bạch thông tin của ngành, và kết nối thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành ở Việt Nam được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng này.

Với việc các vụ kiện nhấn mạnh về vấn đề bằng chứng, ngay cả khi doanh nghiệp có đủ năng lực tập hợp lực lượng, nhân lực để đi kiện, nếu không giải quyết được vấn đề về thông tin, hiệu quả của các vụ kiện tự vệ cũng sẽ rất hạn chế.

Các giải pháp về cơ chế minh bạch thông tin, để doanh nghiệp có thể vượt qua rào cản khách quan sẽ là yếu tố cần tập trung giải quyết triệt để trong các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng công cụ tự vệ ở Việt Nam.

19 Báo cáo nghiên cứu sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Nguồn: Kết quả Điều tra về khả năng khởi kiện Phòng vệ thương mại – VCCI tháng 8/2014 Biểu đồ 2.5 Năng lực tập hợp các bằng chứng của doanh nghiệp Việt Nam nếu

đi kiện phòng vệ thương mại.

Tóm lại, từ thực tế các vụ điều tra đã có và theo kết quả khảo sát của Trung tâm WTO – VCCI hiện trạng hiểu biết và năng lực của các doanh nghiệp, có thể thấy có những tín hiệu lạc quan hay lo ngại về khả năng sử dụng công cụ phòng vệ ở Việt Nam đối với nhập khẩu hàng hóa.

Đối với một nền kinh tế mới hội nhập, khi việc tuân thủ các nghĩa vụ được đặt ra trước tiên và dường như là ưu tiên hơn việc tận dụng các công cụ được phép, việc doanh nghiệp bắt đầu biết nhiều về công cụ phòng vệ, cũng có những trải nghiệm thực tế đầu tiên thực sự là một tín hiệu đáng khích lệ. Mặc dù vậy, từ biết tới việc sử dụng được công cụ phòng vệ còn là cả một quãng đường dài.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các nước có xu hướng ngày càng gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) nhằm hạn chế tác động của hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài và bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Trong thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã có các quy định pháp luật khá hoàn chỉnh và đầy đủ về việc thực thi 03 Pháp lệnh Chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết các quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được phòng vệ thương mại là một biện pháp tự bảo vệ của các doanh nghiệp trong nước được Nhà nước quy định. Chính vì vậy doanh nghiệp chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tự bảo vệ mình, chưa đầu tư về nguồn lực cũng như chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ quy định của Việt Nam, của WTO và các nước về PVTM, dẫn đến lựa chọn các biện pháp phòng vệ thương mại không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của pháp luật, mất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị đơn kiện. Các doanh nghiệp còn bị giới hạn về nguồn lực và không đủ tiềm lực tài chính để thuê luật sư và theo đuổi vụ kiện phòng vệ thương mại. Các doanh nghiệp nhỏ không có tác động đến các doanh nghiệp khác cùng khởi kiện, thường mang tâm lý e ngại, né tránh tham gia các vụ kiện chính là những trở ngại trong quá trình yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo các chuyên gia kinh tế, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là các công cụ phòng vệ thương mại được WTO chấp nhận sử dụng để bảo vệ nền sản xuất của mỗi quốc gia. Đây cũng là hàng rào cuối cùng bảo vệ sản xuất và hàng hóa trong nước. Ở nhiều nước trên thế giới, các biện pháp phòng vệ thương mại được các doanh nghiệp áp dụng như một chiến lược kinh doanh để bảo vệ thị trường nội địa. Vì vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt cần sử dụng những công cụ này để bảo vệ hàng hóa của mình.

Một phần của tài liệu Vấn đề phòng vệ thương mại ở Việt Nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w