Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
1. Tài nguyên du lịch nhân văn. Tiềm năng du lịch – sức hút từ văn hóa tâm linh
1.2. Lễ hội truyền thống
Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội
Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân -Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.
Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Gia Thiều, Sái Thuận.
Qua Thuận Thành, tới Gia Bình, nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi, quê hương của nhà sư - thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu, Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quân sự tài ba đã sáng chế ra nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc.
Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp- nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ. Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Yên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sông Cầu lịch sử "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa: Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long; các đình: Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh... là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý - Trần - Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sĩ quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu
biểu của nền văn hiến Việt Nam. Nền văn hiến ấy nẩy nở, bảo tồn và phát triển trước hết ở các làng xã Bắc Ninh. Đa số làng quê ở đất này được tôn vinh là "Mỹ tục khả phong", "địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với các hoạt độ ng kinh tế, văn hoá vừa đa dạng vừa sôi động. Nơi đây có các làng tiến sĩ như Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều... các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang... và đông đảo các làng thợ; làm giấy gió Đống Cao, chạm khắc gỗ Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ; rèn sắt Đa Hội, sơn mài Đình Bảng, đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố, làm gốm Phù Lãng, dệt lụa Cẩm
Giang, Tam Sơn, Nội Duệ...
Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giổ tổ Huyền Quang... Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ. Lễ hội và các hoạt động văn hoá của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lý sống
"uống nước nhớ nguồn", quý trọng cái tình, cái nghĩa, sự chung thủy trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.
1.2.1. Hội chùa Dâu
Cũng như hàng năm, vào ngày mùng 8/4 âm lịch (tức 12/5/2008), hội chùa Dâu lại được tổ chức tại 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn và Chí Quả (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Đây là lễ hội được coi là cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Chùa Dâu, được xây dựng ở cổ thành Luy Lâu từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, là ngôi chùa cổ nhất và là nơi khởi nguồn của đạo Phật Việt Nam, nên lễ hội
chùa Dâu thu hút rất đông phật tử, khách thập phương cũng như nhân dân địa phương tham dự.
Theo ông Nguyễn Văn Tế - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Thanh Khương, trưởng tiểu ban tổ chức lễ hội, ước chừng có khoảng 40.000 lượt khách đến với lễ hội hàng năm. Người dân địa phương cho biết, chùa Dâu và 4 ngôi chùa thờ Tứ pháp tại vùng này đều rất linh thiêng. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày lễ hội thể nào trời cũng mưa, bởi theo truyền thuyết, mẫu Man Nương đã dùng cây gậy của mình cứu người dân trong vùng thoát khỏi hạn hán.
Một điều đáng tiếc là phần "lễ" của hội chùa Dâu đang ngày càng mai một. Theo ban tổ chức, do không gian lễ hội chật hẹp các trò chơi dân gian không thể tổ chức được. Trong suốt cả 3 ngày, chỉ có hội cờ (đã được tổ chức trước hội chính) và hát quan họ là còn mang nét truyền thống. Còn lại là cảnh tấp nập của những gian hàng buôn bán đồ ăn, đồ lưu niệm, vui chơi trúng thưởng và cả cờ bạc trá hình.
Phần đặc sắc nhất của lễ hội - được người dân chờ đợi nhất là lễ rước cũng đã không thể thực hiện được đã 10 năm nay (kể từ năm 1998) do xảy ra tranh chấp bà Đậu (tức Pháp Vũ) giữa 2 thôn Đại Tự và Đông Cốc. Hiện nay, chính quyền và người dân địa phương đều có nguyện vọng việc tranh chấp này sớm được giải quyết, để lễ hội sớm có lại được không khí xưa kia.
1.2.2. Hội Đền Đô
Ðền Ðô là một ngôi đền đẹp toạ lạc tại làng Ðình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Lễ hội hàng năm được tổ chức từ ngày 15/3 đến ngày 19/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của 8 vị vua nhà Lý.
Chính hội là ngày 16/3, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng. Ðám rước với hàng vạn người tham gia từ chùa Kim Ðài đến đền Ðô (khoảng 3 km). Ði đầu đám rước gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm truỳ đồng và hàng trăm quân sĩ đi theo. Tiếp đến là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, mũ đen. Ði đầu là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau rồi đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu một con ngựa và có 16 nam tướng
mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước là các vị mặc sắc phục lễ hội, hương lão và dân làng dự hội, cờ lọng che rợp đồng nội, tiếng trống vang trời.
Phần hội có các trò vui như chọi gà, thả chim bồ câu, thi đấu vật, hát Quan họ và nhiều trò vui khác.
Người đi trẩy hội Đền Đô không những thăm thú, vui chơi mà còn là cuộc trở về với cội nguồn tiên tổ để tưởng nhớ 998 năm trước, Lý Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long.
8 giớ sáng, du khách trẩy hội đền Đô đã ùn ùn đổ về chật kín hai bên đường để xem lễ rước. Bà già, trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú nô nức chạy theo đám rước.
Du khách về dự hội đền Ðô, vừa được dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa được ghé thăm, vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc. Ðám rước hội đền Ðô đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng của ngày hội, vừa tưởng nhớ các nhân vật lịch sử, vừa khơi dậy lòng tự hào về cội nguồn phục hưng và thăng hoa của đất nước từ thuở Ðại Việt.
1.2.3. Hội Đền Bà Chúa Kho Thời gian: 14/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng.
Đặc điểm: Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".
Tương truyền Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công ơn của Bà.
Quanh năm khách thập phương từ mọi miền đất nước về đây lễ bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội đền để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.
Sau Tết, dòng người nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) để vay lộc. Dịch vụ sắp lễ, viết sớ, đổi tiền mọc lên khắp nơi, những người khấn thuê...
cũng được dịp rủng rỉnh.
1.2.4. Hội Lim - Sức hút Hội Lim
Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
Cứ đến dịp này, nhiều du khách lại tìm cơ hội được về “dan díu” với lời ca và người quan họ.
Sáng 13/1 Âm lịch, sương mờ còn buông hờ qua mỗi ngọn cây, đỉnh đồi Lim đã đông nghẹt, có lẽ phải đến hàng vạn người cùng chen vai thích cánh. Du khách hòa mình vào không khí thiêng liêng, đầy sắc màu của đám rước kiệu do hơn 1200 người từ Đình Cả tập kết về trung tâm đồi Lim.. Lễ hội, ngoài dân ca quan họ, du khách có thể hoà mình vào nhiều loại hình hoạt động văn hoá dân gian truyền thống như: cờ người, tổ tôm điếm, múa lân, đu quay, đánh vật, đập niêu, chọi gà, kéo co, thi dệt vải... diễn ra sôi động theo đúng nghi thức, thể hiện những nét văn hóa riêng, độc đáo của vùng quê Kinh Bắc.
Chịu khó đi xuống các làng, du khách sẽ được thưởng thức những trò như thi thổi cỗ chay ở thôn Lũng Giang, thi dệt vải ở làng Đình Cả và thi thổi xôi gà của làng Lũng Sơn. Tất cả những trò chơi dân gian này tô điểm thêm cho hội Lim nét văn hóa độc đáo của vùng Kinh Bắc. Đến hẹn lại lên, mỗi độ trung tuần tháng Giêng, lòng người xứ Bắc lại náo nức hướng về hội Lim.
Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch.
Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài.
Nhưng đến Hội Lim khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.
Tuy nhiên điểm nhấn của hội Lim chính là hát quan họ. Du khách có thể nghe quan họ trên thuyền hoặc quan họ tại trại của các làng quan họ tiêu biểu kết chạ với nhau. Những làn điệu quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội vẫn cứ làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của các liền anh, liền chị.
Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.