Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA VIÊN ĐÌNH
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí di tích
3.3.1. Giải pháp về đào tạo cán bộ, hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về khu di tích
Cũng giống như các ngành kinh tế khác, vấn đề con người và trình độ nghiệp vụ là vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành. Hơn nữa trong thời đại cảu nền kinh tế tri thức để có tồn tại và phát triển được, con người luôn phải học tập, trau dồi kiến thức, năng lực chuyên môn. Hiện nay ban quản lí đang có 7 người, tổ chức quản lý và số lượng như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ tại khu di tích, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ hướng dẫn thăm quan du lịch, cán bộ nghiên cứu khoa học, lâm nghiệp, môi trường. Trình độ và năng lực của một số cán bộ quản lí còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lí,
bảo vệ, tôn tạo di tích. Trong khi đó cơ sở vật chất lĩ thuật ngày càng tăng, các công trình tu bổ, làm mới ngày càng nhiều. Nhiệm vụ của ban quản lí di tích ngày càng khó, đòi hỏi bộ máy tổ chức cần được củng cố, hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng, sao cho có một hệ thống đồng nhất, đồng bộ, đủ sức điều hành các hoạt động quản lí, dịch vụ, du lịch...trong khu di tích cả thường ngày và khi diễn ra lễ hội. Đội ngũ cán bộ quản lí di tích chùa Viên Đình còn khá đơn giản, trong dịp lễ hội du khách đông, công tác quản lí diễn ra khá khó khăn, việc bổ sung thêm cán bộ quản lí là cần thiết.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là cán bộ phải lấy đúng ngành nghề, trải qua các trường lớp đào tạo, có chuyên ngành về văn hóa, phát huy nhạy bén của cán bộ, đào tạo cán bộ có kinh nghiệm thực tế, yêu thích nghề nghiệp. Việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ cần được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Văn hóa, Sở Văn hóa, Sở Nội vụ để có thể tuyển chọn cán bộ tốt, có chuyên môn vững vàng, đảm bảo yêu cầu cảu ngành đặt ra.
3.3.2. Nâng cao tính tự quản của nhân dân trong vấn đề quản lí và bảo vệ khu di tích
Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích chùa Viên Đình một cách tốt nhất trước hết phải tập trung vào nhận thức của người dân, phải để cho người dân hiểu một cách sâu sắc về giá trị của di sản đang tồn tại và khả năng khai thác của nó.
Đây là giải pháp quan trọng góp phần thiết thực bảo vệ quần thể di tích.
Tăng cường sự tham gia của nhân dân trong các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, tiến tới xã hội hóa hoạt động du lịch.
Nhân dân đã giúp đỡ rất nhiệt tình trong việc xây dựng và bảo vệ chùa Viên Đình. Mọi người trong địa phương đều có ý thức bảo vệ di tích. Trong những lần tu bổ, tôn tạo, làm mới các công trình nhân dân đều tích cực tham gia, đóng góp cả nhân lực lẫn vật lực để xây dựng chùa Viên Đình. Ban quản lí luôn động viên, khuyến khích nhân dân làm những việc có ích cho sự phát triển của chùa Viên Đình.
Như vậy, nhân tố con người là một yếu tố quan trọng và quyết định đối
với việc bảo tồn di tích. Di tích cũng tồn tại với người dân, nếu như bản thân họ không có ý thức đối với việc bảo vệ di tích thì di tích không có sự an toàn được.
Do đó cần mở rộng việc tuyên truyền giáo dục hơn nữa ý thức bảo vệ di tích trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tiến tới quần chúng hóa, xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, tiếp tục đư người dân tham gia vào công tác bảo tồn. Tuyên truyền phổ biến cho quần chúng biết thông qua hệ thống thông tin, đưa nội dung bảo vệ di tích vào các chương trình phát thanh, truyền hình, sách báo, tranh ảnh, áp phích để cho tư tưởng bảo tồn di tích ăn sâu vào lòng dân. Nếu làm tốt việc này sẽ tạo môi trường xã hội tốt cho di tích tồn tại. Hiện nay tại Hội trường của Uỷ ban nhân dân thị xã Tam Điệp có các bức ảnh, áp phích về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có những bức ảnh về chùa Viên Đình. Qua đây, chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc bảo tồn di tích trên địa bàn thị xã nói chung và di tích chùa Viên Đình nói riêng.
3.3.3. Giải pháp về đầu tư nguồn kinh phí, cơ sở vật chất
Để tạo ra nguồn kinh phí phục vụ công tác tu bổ đền, ngoài nguồn vốn đã có do dân đóng góp mỗi lần lên đền thắp hương thì ban quản lí luôn huy động lòng hảo tâm trong và ngoài nước, đầu tư quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Trên thực tế, chùa Viên Đình nhận được sự đầu tư rất lớn của những người tâm đắc với đền.
Về cơ sở vật chất: từ 2010 - đầu năm 2016 ban quản lí cố gắng hoàn thiện cơ sở vật chất đã.
3.3.4. Giải pháp về tu bổ, tôn tạo di tích
Trước sự bào mòn, hủy hoại của thời gian, thời tiết gây ra cho quần thể đền thì việc tu bổ tôn tạo di tích là điều cần thiết, song khi tiến hành phải làm công tác kiểm kê, nghiên cứu, điều tra, lập hồ sơ khoa học cho di tích tôn trọng tính nguyên bản, tính giá trị của di tích. Việc trùng tu phải được sự chỉ đạo về chuyên môn khoa học của các cơ quan chức năng để tránh trường hợp trùng tu sai lệch, làm biến dạng, mất đi giá trị của di tích.
Đảm bảo nguyên dạng những yếu tố gốc còn lại của di tích, hạn chế tối đa thay thế, trong trường hợp bắt buộc phải thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới thì sử dụng chất liệu bền vững để thay thế chất liệu đã bị hư hỏng nhằm tăng tuổi thọ, tính trường tồn của di tích. Khi khôi phục, tu bổ di tích, phải nghiên cứu kĩ lưỡng, đảm bảo tính xác thực đối với di tích. Đối với các công trình di tích đã bị mất dạng, bị xuống cấp hoàn toàn khi tiến hành khôi phục lại di tích, phải dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học xác thực, đảm bảo khôi phục lại đúng nguyên dạng di tích ban đầu cả về hình dáng, cấu trúc, nguyên liệu và chỉ tiến hành khi có đầy đủ tài liệu và chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Trong trùng tu di tích ưu tiên vận dụng các quy trình và các kĩ thuật thi công truyền thống sử dụng các chất liệu phu hợp với di tích.
Đồng thời có thể áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến bộ để tăng tuổi thọ của di tích.
Việc trùng tu tôn tạo phải được xây dựng dự án rõ ràng, đặt trong chiến lược phát triển chung của tỉnh, ưu tiên bảo vệ, bảo quản, tu bổ, bảo tồn nhằm giữ gìn nguyên vẹn những công trình của các quần thể di tích còn lại.
Đối với các công trình sắp xuống cấp thì phải biết chọn lọc, công trình nào có nguy cơ sụp đổ thì làm trước.
Công tác bảo quản, tôn tạo di tích là việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ, cần có thể kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan tạo sự thống nhất trong hoạt động và chỉ đạo. Phải có sự kết hợp liên ngành: Sở Văn hóa thông tin, Sở Thương mại du lịch, Sở Giao thông và vận tải, công ty môi trường... Để tạo ra sự bảo vệ hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa giá trị cho ngành du lịch. Mở rộng các quan hệ với các cơ quan ban ngành cảu các tỉnh khác để tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt, tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh trong việc bảo tồn di tích, áp dụng phù hợp với tình hình của di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng chùa Viên Đình. Nếu làm tốt những điều này hoạt đọng bảo vệ, quản lí di tích chùa Viên Đình sẽ rất khả quan. Quần thể chùa Viên Đình sẽ ngày càng khang trang đẹp đẽ.