Chiến lược nghiên cứu tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường nội địa và phát triển thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu cao su của công ty upexim (Trang 76 - 84)

IV.3.3.1. Chiếc lược nghiên cứu, tìm kiếm thị trường:

Từ những bước đi ban đầu năm 2003, Công ty đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới đó là thị trường cao su Campuchia. Đến năm 2006 - 2007 thị trường này đã nở rộ với số lƣợng hàng cao su nhập khẩu về khoảng 16 đến 17 ngàn tấn / năm, mang lại nhiều lợi nhuận cũng nhƣ nhiều thuận lợi trong việc thi đua kim ngạch giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình kinh doanh ngày càng gặp nhiều khó khăn, Công ty đã cố gắng duy trì các mối liên hệ với thị trường quen thuộc Campuchia để có thể tiếp tục khai thác nguồn mủ cao su này.

Đối với công tác mở rộng, tìm kiếm thêm các khách hàng mới cũng nhƣ các thị trường nhập khẩu tiềm năng là việc làm cần thiết hiện nay. Công ty cần mạnh dạn cử các cán bộ ngành hàng liên lạc lại các đầu mối gom hàng bên Campuchia cũng nhƣ các nước khác trong khu vực như Lào, Thái Lan, Malaysia mà Công ty đã có quan hệ làm ăn từ trước. Không những thế, Công ty cần tranh thủ các mối quan hệ này để nhờ các

khách hàng ấy giới thiệu thêm những đơn vị mới khác. Từ đó giúp Công ty có nhiều đầu mối tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu hơn.

Theo dõi các kế hoạch mới của Nhà nước trong lĩnh vực trồng và khai thác cao su ở các nước bạn, tranh thủ cơ hội để tìm các mối lái mới tại các khu vực trong dự án phát triển cây cao su.

Tích cực tham gia các hội chợ hàng nông lâm sản tổ chức tại Việt Nam cũng nhƣ ở các nước bạn để có được các khách hàng tiềm năng mới.

Trong điều kiện có thể, Công ty nên tổ chức một hội nghị khách hàng nhằm thúc đẩy việc kinh doanh, không chỉ cho mặt hàng cao su mà còn nhiều sản phẩm khác của Công ty. Hội nghị khách hàng phải có mặt những bạn hàng lớn và quan trọng. Trong hội nghị khách hàng, Công ty phải có các nội dung gợi ý để khách hàng nói về ƣu và nhược điểm của sản phẩm Công ty, những vướng mắc trong mua bán, những thiếu sót trong quan hệ mua bán của Công ty, yêu cầu họ về sản phẩm và nhu cầu trong thời gian tới: cũng nhƣ trong hội nghị này Công ty công bố các dự án và chính sách của mình.

Trong việc nghiên cứu thị trường định kỳ Công ty phải có những cuộc trao đổi ý kiến, đúc kết rút kinh nghiệm giữa các nhân viên kinh doanh. Thống kê theo dõi trên từng thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm.

Nắm bắt đƣợc tình hình tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, giá cả, chủng loại, chất lƣợng, mặt yếu kém, mặt mạnh của đối thủ, từ đó đề ra hoạt động của công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

IV.3.3.2. Mở rộng thị trường thu mua nội địa:

Hiện nay, Công ty đối với các trường hợp xuất khẩu hàng có nguồn gốc từ Việt Nam thì Công ty sẽ liên lạc với các đơn vị chân hàng trong nước để có thể chủ động nguồn hàng xuất khẩu. Các công ty thường xuyên cung cấp hàng cao su cho Upexim phải kể đến: Công ty Cao su Sông Bé, Công ty Cao su Phú Riềng, nhà máy chế biến cao su Phát Thịnh…

Việc mở rộng thị trường thu mua nội địa có thể nói Công ty sẽ gặp rất nhiều thuận lợi bởi lẽ nước ta có nguồn cao su tự nhiên dồi dào. Hơn nữa, Công ty có lợi thế là thành viên của Hiệp hội cao su Việt Nam nên việc mở rộng các đơn vị chân hàng ( các nhà cung cấp hàng hóa cho Công ty bao gồm đơn vị trực tiếp sản xuất, đơn vị cung ứng, môi giới hàng hóa …) trong nước là điều hoàn toàn có thể làm được. Vào thời điểm này cần tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên đề về ngành cao su để tạo dựng các mối quan hệ sơ giao.

Ta còn có thể mở rộng mối quan hệ thông qua các buổi tiệc chiêu đãi tri ân khách hàng thân thiết của các công ty cao su lớn tổ chức.

Mở rộng thu mua cao su sơ chế dạng bành từ các nhà máy sản xuất cao su tƣ nhân. Hiện nay các nhà máy tư nhân xuất hiện càng nhiều do chi phí mở xưởng sản xuất không cao, quy trình sản xuất không quá phức tạp. Đối với công tác thu mua này, Công ty cần chuẩn bị cán bộ có trình độ chuyên môn cả về công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.

IV.3.3.3. Phát triển thị trường quốc tế:

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su nhiều nhất của Việt Nam trong năm 2007 với tỷ trọng chiếm khoảng 65% và năm 2009 là 67% sản lƣợng xuất khẩu. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn/năm (năm 2007 tăng khoảng trên 40% so với năm 2006, lượng nhập khẩu không dưới 70%), trong khi sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su. Vì vậy, chắc chắn hiện tại và sau này, Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn vào Trung Quốc. Trong khi đó Malaysia đứng thứ hai với 7%, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức lần lƣợt đứng các vị trí tiếp theo cùng với tỷ trọng 4%.

Trung Quốc, quốc gia chiếm tới 65% tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam, hiện đang có vai trò quan trọng và quyết định tới diễn biến ngành cao su Việt Nam.

Công ty Upexim cũng không ngoại lệ. Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty, tiếp theo sau đó mới là Malaysia, Đài Loan và các

quốc gia trong khu vực Châu Âu. Vì vậy, Công ty Upexim cần phải hoà chung với xu hướng đa dạng hóa thị trường của ngành cao su Việt Nam nhằm mục tiêu phòng chống rủi ro trong xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thị trường Châu Âu được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với ngành cao su Việt Nam nói chung và đối với Công ty Upexim nói riêng. Tuy nhiên cơ hội đi liền với thách thức, thách thức về chủng loại và chất lƣợng sản phẩm cao su do các doanh nghiệp Châu Âu đặt ra vẫn là tương đối khó khăn đối với ngành cao su Việt Nam.

IV.3.4. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

Con người luôn luôn là chìa khóa cho mọi cánh cửa phát triển của nhân loại.

Để có đƣợc đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu về phát triển thương mại và xuất nhập khẩu trong điều kiện mở của hội nhập quốc tế hiện nay, Công ty phải tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên của Công ty đi học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức thương mại, kỹ năng nghiệp vụ để có thể kịp thời ứng phó và dự báo đƣợc tình hình diễn biến công việc trong kinh doanh. Mặt khác, Công ty cần xây dựng chế độ khen thưởng công minh hợp lý, quan tâm chăm lo vấn đề an sinh của người lao động nhƣ mua các loại bảo hiểm, có những chính sách hỗ trợ, vận động gia đình cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó Công ty cần cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc để cho người lao động yên tâm công tác.

Chiến lược về con người không chỉ dừng lại ở đào tạo chuyên môn mà còn phải có đạo đức trong kinh doanh và tuyệt đối trung thành với Công ty.

Cụ thể nhất với chiến lược kinh doanh xuất khẩu cao su là Công ty phải lưu tâm đến việc chú trọng công tác đào tạo nhân sự, cán bộ, chuyên viên xuất nhập khẩu để công tác đối ngoại hoạt động ngày càng hiệu quả. Hiện nay, công cụ internet đã trở nên phổ biến và có đóng góp tích cực cho xã hội nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp nói

riêng. Chỉ cần với một cán bộ có trình độ cơ bản về internet, Công ty có thể tìm đƣợc nhiều khách hàng xuất nhập khẩu cao su hơn phục vụ cho công tác mở rộng thị trường.

Làm tốt công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân là việc làm mà ban lãnh đạo Công ty nên quan tâm và chú trọng, bởi vì chúng ta ý thức được rằng con người luôn luôn là trung tâm của mọi quan hệ xã hội.

IV.3.5. Chiến lược thành lập xưởng chế biến mủ cao su xuất khẩu:

Với lợi thế về diện tích đất trồng cao su trong nước dồi dào, Công ty cần nghiên cứu việc xây dựng một xưởng chế biến cao su với quy mô vừa, trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại phù hợp sơ chế cao su nguyên liệu (cao su nước hoặc cao su đất) thành cao su bành nhằm giảm thiểu chi phí nhập khẩu, giảm thiểu cơn khát nguồn cung và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho Công ty.

Về nguồn vốn trong khoản thời điểm này khoảng 15 - 20 tỷ đồng. Về địa điểm thì hiện nay, đất thuộc tỉnh Bình Phước còn trống nhiều, lại nằm trong khu vực có nguồn cao su nguyên liệu, cách TP. HCM không quá xa rất thuận tiện cho việc mở nhà xưởng sản xuất cao su. Về quy trình chế biến cao su không quá khó, Công ty có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nhà máy chế biến cao su lớn mà Công ty có mối quan hệ làm ăn tốt. Từ đó trang bị máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến. Xây dựng nhà xưởng, các cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất, nhà ở cho công nhân. Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt có tâm huyết với việc phát triển xưởng sản xuất cao su.

IV.3.6. Giải pháp hạn chế xuất khẩu mậu biên:

Một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng cường tính bền vững cho việc xuất khẩu và tiêu thụ cao sulà cần tăng cường cung cấp nguyên liệu cho các nhà công nghiệp chế biến cao su trong nước. Nhu cầu cao su thiên nhiên trong nước dự kiến từ 16% hiện nay sẽ tăng lên 30% vào những năm 2020 tương đương khoảng 300- 400 ngàn tấn/năm.

Thứ hai là các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lƣợng và bao bì đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để có thể mở rộng thị trường, chuyển sang xuất khẩu chính ngạch là chủ yếu kể cả thị trường Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường mậu biên. Bởi xuất khẩu chính ngạch mang đến những lợi ích lâu dài cho Công ty.

doanh nghiệp sẽ có được thị trường ổn định, cơ cấu thị trường xuất khẩu sẽ đa dạng hơn; sẽ đem về cho doanh nghiệp nguồn ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng USD; tạo điều kiện để doanh nghiệp đƣợc vay vốn kinh doanh bằng ngoại tệ có lãi suất bình quân chỉ bằng 1/3 lãi suất vay tiền đồng ... Sản phẩm xuất khẩu theo đường chính ngạch được kiểm tra chất lượng rõ ràng, nhà nhập khẩu yên tâm hơn, quyền lợi của người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu được đảm bảo, góp phần nâng giá trị hàng Việt Nam ở thị trường nhập khẩu.

Để làm đƣợc nhƣ vậy, Công ty cần nâng cao uy tín, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn điều kiện về chất lƣợng, mẫu mã hàng hoá …, nâng cao ý thức kinh doanh chuyên nghiệp nhƣ các nghiệp vụ đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán quốc tế hoặc nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:

Ngày nay, hầu nhƣ không một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội mà không có các sản phẩm đƣợc sản xuất từ mủ cao su tự nhiên. Mặc dù cao su nhân tạo đƣợc sản xuất để thay thế cho cao su tự nhiên, song vẫn không thể thay thế đƣợc các đặc tính ƣu việt của cao su tự nhiên, đặc biệt là để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao nhƣ võ xe hơi, máy bay… Chính vì vậy nhu cầu cao su tự nhiên ngày càng tăng.

Mặc dù mới được du nhập vào nước ta khoảng 100 năm nay, nhưng cây cao su đã chiếm một địa vị quan trọng trong ngành nông nghiệp nước nhà và là một trong những cây công nghiệp dài ngày có nhiều triển vọng phát triển nhất tại nước ta.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách thức đặt ra với ngành cao su nói chung và với Công ty Upexim nói riêng là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó đòi hỏi Công ty Upexim không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường … hay tổng quát là xây dựng chiến lƣợc phát triển cho Công ty trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay.

Kiến nghị

Đối với Nhà nước:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ngành cao su.

Mở rộng việc trồng và khai thác trên các địa phương có đất trồng phù hợp với cây cao su nhằm tạo thêm lượng hàng xuất khẩu cho nước nhà. Khuyến khích các thành phần tham gia đầu tƣ bằng cách xã hội hóa lĩnh vực trồng cao su, huy động nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế; khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến mủ cao su.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp gắn bó với ngành cao su lâu năm để tận dụng triệt để khách hàng nước ngoài. Tạo điều kiện bán hàng ưu đãi với các

doanh nghiệp trong Hiệp hội Cao su Việt Nam giúp các doanh nghiệp này có giá cả hàng hoá cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

Trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, với chính sách tài chính ƣu đãi xuất khẩu năm 2009 phát huy tác dụng khá tốt, hiện nay Nhà nước cần hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu về nguồn vốn vay ngân hàng, lãi suất, các thủ tục vay vốn ... đƣợc dễ dàng hơn.

Đối với các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng, chế biến cao su:

Không nên trồng và phát triển tự phát và quá nhanh diện tích cao su, cần thực hiện theo quy hoạch của địa phương.

Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công tác trồng trọt, chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lƣợng cao su Việt Nam sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về xuất khẩu.

Đối với Công ty:

Thực hiện các biện pháp tạo thêm nguồn vốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Xây dựng các mục tiêu nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu cũng như mở rộng thu mua hàng nội địa.

Xem xét phương án xây dựng xưởng chế biến cao su xuất khẩu.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác ngoại thương như:

- Đào tạo cán bộ chuyên môn về mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.

- Đào tạo cán bộ về kiểm tra chất lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm cao su.

Hạn chế xuất khẩu cao su dưới hình thức mậu biên nhằm giảm thiểu mọi nguy cơ về thanh toán, giá cả và tăng cường tính bền vững cho việc xuất khẩu, tiêu thụ cao su.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu cao su của công ty upexim (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)