Chương 1: Cơ sở lý luận về động viên khuyến khích
IV. Ứng dụng các thuyết động viên tạo động lực
2. Động viên tinh thần
Ngoài các cách kích thích động viên nhân viên bằng vật chất thì cách động viên tinh thần cũng rất quan trọng. Các công ty ở nước ngoài đặc biệt chú trọng tới vấn đề khuyến khích tinh thần. Đôi khi các yếu tố động viên tinh thần lại là yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên lại doanh nghiệp. Tại Việt Nam, đại đa số người lao động còn
phải lo lắng nhiều về vật chất nên các yếu tố động viên tinh thần chưa được người lao động quan tâm và các doanh nghiệp trong nước cũng không chú trọng nhiều tới vấn đề động viên tinh thần của nhân viên.
Về lâu dài thì vấn đề động viên tinh thần sẽ là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển. Có thể nói đây là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trong của một doanh nghiệp. Khuyến khích về tinh thần càng ngày càng được chú trọng, nhà quản lý cần phải quan tâm nhiều hơn khi mà mức sống của người lao động ngày càng được nâng cao hơn. Theo Herzberg thì ngoài việc thỏa mãn nhóm các yếu tố duy trì (khuyến khích vật chất) còn phải thỏa mãn nhóm các yếu tố động viên (động viên tinh thần)
Để động viên tinh thần, chúng ta có thể chia thành các nhóm yếu tố sau:
- Công việc thú vị - Môi trường làm việc
- Động viên thông qua sự tham gia của người lao động:
- Động viên thông qua thiết kế công việc a. Công việc thú vị:
Tạo sự thú vị trong công việc là điều cần thiết để duy trì tinh thần là việc của nhân viên. Nếu công việc chỉ lập đi, lập lại một cách đơn điệu, sử dụng ít kỹ năng để giải quyết vấn đề cũng như không có áp lực công việc thì nhân viên sẽ sinh ra sự chán nản trong công việc, dần dần điều đó sẽ giết chết sự tìm tòi và học hỏi của nhân viên.
Nếu tình hình kéo dài thì sẽ tạo ra sức “ì” rất lớn ở nhân viên. Để xóa bỏ sức “ì”
đó người quản lý phải có những thay đổi hợp lý để thay đổi dần sự đơn điệu, nhàm chán của công việc, và khiến cho nhân viên yêu thích công việc hiện tại.
b. Môi trường làm việc.
Môi trường làm việc hiểu theo nghĩa hẹp là tình trạng về kỹ thuật, về tổ chức, về môi trường có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động tại nơi làm việc:
sức khỏe, khả năng làm việc, hiệu quả sử dụng lao động.
Điều kiện vật chất trong lúc làm việc luôn được người lao động quan tâm vì nó liên quan tới sự thuận tiện cá nhân đồng thời là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Người lao động không thích làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Môi trường làm việc phải có nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố khác phù hợp.
c. Động viên thông qua sự tham gia của người lao động:
Là quá trình mở rộng quyền hạn của ngươi lao động, cho phép họ thực hiện nhiệm vụ mà trước vậy là công việc của giới quản lý. Nó bao gồm các kỹ thuật sau:
Chương trình quản trị mục tiêu: là việc đặt ra các mục tiêu, có thể đo lường được cho mỗi nhân viên và sau đó định kỳ xem xét lại quá trình, tiến độ thực hiện của nhân viên nhằm đạt được mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu có hiệu quả, nhà quản trị phải tiến hành 5 bước sau:
- Mục tiêu rõ ràng cụ thể
- Các mục tiêu là tiền đề để phát triển một quyết định quan trọng.
- Các mục tiêu phải đo lường được.
- Không đặt mục tiêu quá cao hay quá thấp.
- Chia nhỏ các mục tiêu để dễ kiểm soát tiến độ thực hiện.
Chương trình QLW hướng nội (chương trình nâng cao chất lượng cuộc đời làm việc): Chương trình này bao gồm nhiều nội dung khác nhau:
- Được đối xử bình đẳng.
- Được lãnh đạo quan tâm.
- Tạo cơ hội để nhân viên phát huy tài năng.
- Tạo cơ hội để nhân viên tham gia xác định mục tiêu và ra quyết định.
- Quan hệ chân thành cởi mở với nhân viên.
- Trả lương công bằng.
- Môi trường làm việc lành mạnh, an toàn.
d. Động viên thông qua thiết kế công việc:
Muốn tăng năng suất, chất lượng và sự thỏa mãn đối với công tác của người lao động đòi hỏi nhà quản trị phải quan tâm đến sự phù hợp giữa người lao động và công việc. Có hai chiến lược cơ bản tạo ra sự phù hợp này: Bố trí người đúng việc và bố trí việc đúng người.
NGƯỜI ĐÚNG VIỆC VIỆC ĐÚNG NGƯỜI
Khái niệm: Thiết kế công việc xong rồi chọn người phù hợp.
Yêu cầu:
- Phù hợp với năng lực.
- Phù hợp với tính khí của từng người - Sự hòa hợp tâm lý giữa các thành viên trong nhóm.
Khái niệm: thiết kế công việc phù hợp với những người mà tổ chức có
Yêu cầu:
- Công việc phải đa dạng, đòi hỏi có nhiều kỹ năng để thực hiện.
- Công việc có ý nghĩa và thú vị, mang tính thách thức.
- Để nhân viên tự lập kế hoạch.
- Thống nhất nhiệm vụ.
- Phản hồi kết quả nhanh chóng.
- Hướng tới một phần thưởng hấp dẫn.
e. Động viên bằng các kỹ thuật khác.
Thời gian biểu linh hoạt:
Tất cả mọi người lao động phải có mặt trong khoản thời gian cốt lõi từ 9h-16h.
Song người lao động có thể đến cơ quan lúc 7:00 thì ra về lúc 16:00, hay đến lúc 8:00 thì ra về lúc 17:00… Nguyên tắc chung ở đây là mọi người lao động phải tuân thủ là đủ 8 giờ/ngày.
Chương trình này đem lại những lợi ích sau:
- Quan hệ người lao động và nhà quản lý tốt hơn.
- Hệ số vắng mặt giảm.
- Hiệu quả làm việc tăng ở một số công việc đòi hỏi sự sáng tạo và cảm hứng.
Khoảng bắt đầu linh hoạt
Khoảng thời gian cốt lõi cố định Khoảng ra về linh hoạt
7h 9h 16h 18h
Thời gian biểu linh động được chấp nhận bởi đông đảo những người lao động vì nó đem lại sự tự do cho họ, song nó không phải là cái có thể áp dụng cho mọi tình huống, nhất là những công việc mang tính tập thể, và hình thức này có thể làm cho chí phí quản lý tăng lên.
Kết luận:
Tạo động lực làm việc cho nhân viên là điều cần thiết của mỗi doanh nghiệp, nhằm tạo sự thỏa mãn cho nhân viên từ đó gia tăng sản xuất cả về chất. Để tạo động lực cho nhân viên, trước hết cần phải biết được nhu cầu lớn nhất của nhân viên là gì, từ đó tìm cách thỏa mãn.
Việc gắn mục đích của doanh nghiệp vào việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên chính là công tác động viên khuyến khích. Các học thuyết được đưa ra qua các giai đoạn lịch sử phát triển kinh tế, ứng với tình hình của từng quốc gia đã cho ta thấy được một tầm nhìn bao quát về sự cần thiết của công tác động viên khuyến khích
Nhờ vào sự phát triển của các học thuyết về nhu cầu cũng như phong cách quản trị, công tác động viên khuyến khích nhân viên được áp dụng hiện nay dựa vào nhiều hệ thống nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên.
- Hệ thống động viên bằng vật chất - Hệ thống động viên bằng tinh thần
Công việc thú vị
Môi trường làm việc
Động viên thông qua sự tham gia của người lao động:
Động viên thông qua thiết kế công việc
CHƯƠNG 2