1.2. Tình hình nghiên cứu về các loài hải miên thuộc giống Dysidea
1.2.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các loài hải miên thuộc giống
1.2.2.1. Hoạt tính gây độc tế bào
Nghiên cứu năm 1991, Hirsch và cộng sự thông báo hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư máu P-388 của bốn hợp chất sesquiterpene 7, 13, 14 và 15 với giá trị IC50
lần lượt là < 0,6, 0,6, 1,2 và 10,0 àg/mL [4].
Năm 1993, hợp chất 34 phân lập từ loài hải miên Dysidea sp. được đánh giá khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư. Kết quả cho thấy, hợp chất này gây độc trên các dòng tế bào ung thư máu P-388 và ung thư phổi A-549 với giá trị IC50 lần lượt là 20,0 và 2,5 àg/mL [15]. Dịch chiết acetone từ loài hải miờn D. arenaria thể hiện hoạt tớnh ức chế dòng tế bào ung thư biểu mụ KB với giỏ trị IC50 là 3,7 àg/mL.
Trong khi đó, hợp chất 215, một peptide được phân lập từ phân đoạn EtOAc của loài hải miên D. arenaria, thể hiện khả năng ức chế dòng tế bào ung thư biểu mô KB với giá trị IC50 là 5 pg/mL [64].
Trong các nghiên cứu của Casapullo và cộng sự, hai hợp chất sterol 273 và 274 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào: ung thư phổi A-549 với giá trị IC50 là 8,0 và 21,0 μM, ung thư thận E39 với giá trị IC50 là 11,0 và 29,0 μM, ung thư da SK-MEL2 với giá trị IC50 là 11,3 và 26,6 μM [78].
Năm 1995, ba hợp chất sterol 275, 276 và 277 được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư. Kết quả cho thấy, các hợp chất này có hoạt tính ức chế các dòng tế bào sarcoma xơ chuột WEHI-164 và ung thư đại thực bào J774 với giá trị IC50 trong khoảng 1,7-50,4 μg/mL [79].
Từ loài hải miên D. etheria, Gunasekera và công sự phân lập 1 hợp chất mới (49). Hợp chất này ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư phổi A-549 và ung thư máu P-388 khi thử nghiệm trên chuột với giá trị IC50 tương ứng là 4,7 và 1,5 μM [19].
Một sesquiterpene hydroxyquinone 59 phân lập từ loài hải miên Dysidea sp., đã thể hiện khả năng ức chế dòng tế bào ung thư ruột kết HCT-116 giá trị IC50 là 1,9 àg/mL [22]. Tiếp đú, Li và cộng sự cũng phõn lập hai hợp chất 59 và 61 từ loài hải miên D. villosa. Hai hợp chất này được đánh giá khả năng gây độc đối với dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela. Kết quả cho thấy, hợp chất 59 thể hiện khả năng gây độc mạnh đối với dòng tế bào Hela với giá trị IC50 là 5,5 μM và hợp chất 61 thể hiện khả năng gây độc yếu hơn với giá trị IC50 là 19,5 μM [25].
Năm 2005, bốn hợp chất 68, 72, 76 và 77 phân lập từ loài hải miên Dysidea sp. cho thấy tác dụng ức chế các dòng tế bào: ung thư vú MDA-MB-231 và ung thư phổi A-549 với giá trị IC50 trong khoảng 10,5-27,7 μM [5].
Năm 2008, năm hợp chất 205-209 phân lập từ loài hải miên D. fragilis cho thấy tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư ruột kết HCT-116 với giá trị IC50 trong khoảng 13,6-24,8 àM [60].
Ba hợp chất diterpene 153, 157 và 158, được nhóm tác giả Agenaa đánh giá khả năng gây độc chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô bàng quang NBT-T2 khi thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy, ba hợp chất này có khả năng gây độc mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 1,9, 1,8 và 4,2 μg/mL [46].
Gần đây, nhóm tác giả Jiao phân lập hai hợp chất sesquiterpene 104 và 114 từ loài hải miên D. avara. Hai hợp chất này được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên bốn dòng tế bào ung thư ở người: ung thư phổi A-549, ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư vú MDA-MB-231 và ung thư gan QGY-7703. Kết quả cho thấy, hợp chất 104 có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào HeLa với giá trị IC50 là 39,9 μM. Hợp chất 114 có tác dụng ức chế sự phát triển của cả bốn dòng tế bào thử nghiệm với giá trị IC50
lần lượt là 21,4, 28,8, 11,6 và 28,1 μM [37].
Năm 2012, hợp chất 190 phân lập từ loài hải miên D. herbacea có tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư máu HL-60 với giá trị IC50 là 19,3 μg/mL [58].
Theo Govindam và cộng sự, năm hợp chất sterol 290, 291 và 296-298 phân lập từ loài hải miên Dysidea sp. có hoạt tính ức chế mạnh dòng tế bào ung thư biểu mô A-431 với các giá trị IC50 lần lượt là 0,2, 0,3, 0,2, 0,3 và 0,2 μM [81].
Trong nghiên cứu của Hamed và cộng sự, bốn hợp chất sesquiterpene 1 và 21- 23 được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên hai dòng tế bào ung thư gan H4IIE và ung thư ruột kết HCT-116. Kết quả cho thấy, đối với dòng tế bào H4IIE các hợp chất 1, 22 và 23 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trung bình với giá trị IC50 lần lượt là 40,0, 25,0 và 40,0 àM, hợp chất 21 thể hiện hoạt tớnh yếu. Đối với dòng tế bào HCT- 116, hợp chất 22 thể hiện hoạt tớnh gõy độc tế bào mạnh với giỏ trị IC50 là 9,0 àM, các hợp chất 1 và 21 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trung bình với giá trị IC50 lần lượt là 30,0 và 45,0 àM, hợp chất 23 thể hiện hoạt tớnh yếu [7].
Trong nghiên cứu gần đây của Jiao, 19 sesquiterpene aminoquinone 12, 22-33 và 123-128 được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên bốn dòng tế bào: ung thư tủy NCI–H929, ung thư biểu mô gan HepG2, ung thư da B16F10 và ung thư buồng trứng SK-OV-3, 5-fluorouracil sử dụng làm chất đối chứng. Kết quả cho thấy, sáu hợp chất
22, 26, 28, 31, 123 và 126 thể hiện hoạt tính mạnh đối với cả bốn dòng tế bào thử nghiệm. Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc-hoạt tính (SAR) đã gợi ý rằng các hợp chất sesquiterpene quinine với cấu trúc exo-olefin (126 và 127) thể hiện khả năng gây độc mạnh hơn các hợp chất endo-olefin (24, 25). Một điểm thú vị đáng lưu ý nữa là các hợp chất có nhóm amino ở vị trí C-18 (22, 26, 28, 29 và 31) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh hơn so với các hợp chất có nhóm amino ở vị trí C-19 (23-25, 27 và 32). Ngoài ra, hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất cũng giảm khi độ dài của chuỗi amino tăng, chẳng hạn như 22, 26, 28 và 29 [14].