Các tổ chức quốc tế liên quan TMĐT
UNCITRAL (United Nations Commission on
International Trade Law)- Ủy ban của LHQ về Luật
Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương mại điện tử và Luật mẫu về Chữ ký điện tử vào năm 1996 và 2001 làm khung hướng dẫn cho các nước xây dựng các đạo luật về thương mại điện tử.
OECD (Organization for Economic Co-operation and Development)- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của Thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng
Các tổ chức quốc tế liên quan TMĐT
WIPO (World Intellectual Property Organization)- Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: về các lĩnh vực bản
quyền, nhãn hiệu thương mại và các vấn đề liên quan đến tên miền
ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers)- giải quyết các tranh chấp về tên miền
quốc tế
WTO (World Trade Organization)- giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế
Luật mẫu về TMĐT
• Năm 1996: Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một Luật mẫu về TMĐT.
• Hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử.
• Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về TMĐT của mình.
Những quy định chung về pháp lý
1. Quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu 2. Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số
3. Quy định về bảo vệ quyền riêng tư
4. Quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
• Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin
được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch TMĐT.
• Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
• Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch TMĐT, thể hiện ở các điểm:
– Có thể thay thế văn bản giấy – Có giá trị như bản gốc
– Có giá trị lưu trữ và chứng cứ
– Xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
• Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép
xác nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu
• Về bản chất, chữ ký điện tử tương đương chữ ký tay, có 2 đặc điểm:
– Xác nhận người ký thông điệp dữ liệu
– Xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung của thông điệp dữ liệu.
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
• Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, không vi phạm đến luật pháp, được pháp luật bảo vệ.
• Quyền riêng tư có tính tương đối, nó phải cân bằng với xã hội và quyền lợi của xã hội bao giờ cũng phải cao hơn của từng cá nhân.
• Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào TMĐT phải đảm bảo sự riêng tư: bí mật về hàng hoá mua bán, về thanh toán,…mà cả người mua và
người bán phải tôn trọng.
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
• Nguy cơ lộ bí mật riêng tư trong TMĐT rất lớn, doanh nghiệp có thể lợi dụng các bí mật riêng tư của khác hàng để: lập kế hoạch kinh doanh, có thể bán cho doanh nghiệp khác, hoặc sử
dụng vào các mục đích khác.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
• Intellectual property — là quyền sở hữu sáng tạo các công trình, phát minh, tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, thương hiệu, hình ảnh dùng trong kinh
doanh thương mại. TMĐT cần phải đảm bảo được quyền sở hữu trí tuệ, cấm sao chép lậu, hàng gian, hàng giả.
• Copyright (Bản quyền)— quyền sở hữu được nhà nước công nhận cho phép sử dụng, nhân bản, phân phối, trình diễn. Bản quyền được nhà nước bảo hộ, cá nhân hay tổ chức nào sử dụng phải được phép của tác giả.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
• Trademarks — là thương hiệu của doanh nghiệp để gắn vào hàng hoá và dịch vụ của mình. Nhà nước tổ chức đăng ký bản quyền và bảo vệ bằng luật pháp.
Cho phép doanh nghiệp độc quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký, ngăn ngừa sự sử dụng trái phép
thương hiệu từ cá nhân hay doanh nghiệp khác.
• Patent — bằng sáng chế cho phép người sở hữu có quyền sử dụng và khai thác trong một số năm.
Các văn bản pháp quy về TMĐT ở VN
• Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội, ban hành ngày 29-11-2005
• Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về thương mại điện tử, Chính phủ ban hành ngày 16-05-2013
• Nghị định số 72⁄2013⁄NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Chính phủ ban hành ngày 15-07-2013
• Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động TMĐT, Chính phủ ban hành ngày 15-11-2013
36 GV Thiều Quang Trung
Các văn bản pháp quy về TMĐT ở VN
• Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định về thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử, Bộ Công Thương ban hành ngày 20-06-2013
• Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử, Bộ Công Thương ban hành ngày 05-12-2014
• Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, Bộ Thông Tin Truyền Thông ban hành ngày 18-08-2015
Luật Giao dịch điện tử
• “Luật Giao dịch điện tử” được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006, gồm có 8 chương, 54 điều.
• Luật quy định về:
– thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước;
– an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử;
– giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điện tử
• Luật Giao dịch điện tử đã thừa nhận thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý, có giá trị như văn bản, bản gốc và làm chứng cứ. Luật cũng công nhận hợp đồng điện tử và các loại thông báo được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
• Tuy đã tạo ra nền tảng pháp lý cho các giao dịch điện tử trong thương mại, nhưng Luật Giao dịch
điện tử vẫn không thể thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mại điện tử, do vậy cần có văn
bản dưới luật hướng dẫn chi tiết.
Luật Giao dịch điện tử
• Giải thích từ ngữ trong Luật:
– “Thông điệp dữ liệu” là thông tin được tạo ra, được gửi đi và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
[Điều 4, mục 12]
– “Phương tiện điện tử” là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ
tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. [Điều 4, mục 10]
– “Hợp đồng điện tử” là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
[Điều 33]
Luật Giao dịch điện tử
– “Chứng thư điện tử” là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
[Điều 4, mục 1]
– “Chương trình ký điện tử” là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.
Luật Giao dịch điện tử
– “Chữ ký điện tử” được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức
khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội
dung thông điệp dữ liệu được ký; Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
[Điều 21]
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Câu hỏi tình huống
• Tình huống 1:
– Một doanh nghiệp gửi thư điện tử đặt hàng và nhận được chấp nhận của phía bên kia bằng fax. Hợp đồng này có giá trị không?
– Có
Câu hỏi tình huống
• Tình huống 2:
– Hợp đồng điện tử được forward (gửi chuyển tiếp) vào một hộp thư điện tử
chuyên dùng để lưu trữ có giá trị như bản gốc hay không ?
– Có
Câu hỏi tình huống
• Tình huống 3:
– Đang đi công tác ở Singapore, người bán nhận được một đơn đặt hàng bằng thư điện tử, có ký bằng chữ ký số của người mua từ
HongKong. Người bán gửi thông điệp đồng ý với nội dung đặt hàng. Địa điểm nào được coi là là địa điểm gửi chấp nhận đặt hàng của
người bán, HongKong, Singapore hay Sài Gòn?
(Biết rằng người bán có trụ sở doanh nghiệp đặt tại Sài Gòn)
– Sài Gòn