Giáo viên nên sưu tầm lựa chọn cho trẻ trò chơi có luật và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.
– Với trẻ mẫu giáo lớn: Khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.
Khi lựa chọn các trò chơi cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
+ Trò chơi không quá đơn giản nhưng không quá phức tạp.
+ Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phải phong phú ,an toàn ,dễ thực hiện + tạo cảm giác hứng thú cho trẻ chơi
+ trò chơi giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động kỹ năng cho trẻ.
+ tổ chức cho tất cả trẻ trong lớp đều được chơi .
Từ những tiêu chí trên, tùy thuộc vào mỗi chủ đề ví dụ như chủ đề trường mầm non ,bản thân ..mà tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mình như :
Đối với chủ đề trường mầm non :
• trò chơi vận động là : ném xa
• trò chơi dân gian : cướp cờ ,giật cành lá Đối với chủ đề trường mầm non :
• trò chơi vận động : tung bóng ,chạy tiếp cờ
• trò chơi dân gian : kéo co,bịt mắt bắt dê..
Đối với chủ đề gia đình :
• trò chơi vận động : về đúng nhà
• trò chơi dân gian :mèo đouổi chuột Đối với chủ đề tết và mùa xuân :
• trò chơi vận động : thi xem tai ai tinh
• trò chơi dân gian :đua thuyền ,gánh bánh qua cầu
vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ yêu cầu cần thiết cho trò chơi.
– Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với trò chơi có lời đồng dao): Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc vừa đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi “rồng rắn lên mây ” trẻ hát rồng rắn lên mây ,có cái cây lúc lắc …ví dụ Chơi “Chi chi chành chành”, trẻ hát “Chi chi chành chành – cái đanh thổi lửa – con ngựa đứt cương – tam vương ngũ đế…”. Câu hát có thể trẻ chưa hiểu hết ý nhưng khi được chơi và hát lên thì trẻ sẽ thích thú hơn . Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi vào các
thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…có khi trong giờ ngủ dậy cột tóc thì cho trẻ vào hàng và dạy trẻ những bài thơ ,bài hát ,ca dao theo chủ đề . Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi.
– Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
• Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”,
“Trồng nụ trồng hoa”, “Mèo đuổi chuột”
. biện pháp 5: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi:
Ưu điểm lớn nhất của trò chơi dân gian là có thể có nhiều trẻ chơi chứ không quy định số lượng là bao nhiêu trẻ .trẻ càng đông càng vui hơn . Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui.
Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, nếu có một trẻ thêm vào , vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi.cũng không ảnh hưởng tới trò chơi . Còn trò chơi
“Rồng rắn lên mây” thì thêm một trẻ , “Cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ chỉ muốn giành chơi , chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tính đoàn kết trong khi chơi của trẻ ngày càng phát huy
Biện pháp 7: làm công tác phối hợp với phụ huynh
Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh tôi. Tôi đã thông báo cho phụ huynh nắm về những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Để cùng trao đổi phụ huynh cũng đã nắm được ,và đưa ra những giải pháp nhằm giúp trẻ nâng cao thể chất.đề nhà trường và phụ huynh có sự phối hợp trong vấn đề này
Trong các giờ đón và trả trẻ, bản thân tôi tiếp cận trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe ,diễn biến trong ngày ,về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, ngôn ngữ… của trẻ là rất cần thiết. Cùng với phụ huynh, các bác cấp dưỡng động viên khuyến khích trẻ ăn nhiều, ăn hết khẩu phầnăn của trẻ ,ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Các cô giáo ở lớp đa số, đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin tưởng khi đưa con tới lớp. Tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới từng phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ.
Kết quả đạt được
* Về phía giáo viên
– bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thể lực cho trẻ là như thế nào nên việc rèn thể lực cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình tự tin và sáng tạo trong tiết dạy.
* Về phía trẻ
– 95% trẻ khỏe mạnh,ngoan ,thực hiện tốt và linh hoạt khi tham gia các hoạt động hàng ngày
– Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản ( đi, chạy, nhảy,bật…) hoặc vận động tinh ( ngón tay, bàn tay…)
– Củng cố và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ.
– trẻ đã có khả năng phản ứng nhanh,những trẻ thụ động đã tham gia các hoạt động một cách linh hoạt , thích thú ,tự tin hơn
– Trẻ tiếp xúc với các đồ dùng màu sắc,đẹp trong các tiết học trẻ biết cảm nhận được cái đẹp và yêu quý và muốn tạo ra cái đẹp
Thông qua các biện pháp trong giờ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn ngoan, ăn hết xuất, trẻ cảm thấy thích ăn cơm khi đến giờ ăn, ăn ngon miệng nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi của lớp tôi giảm đáng kẻ so với đầu năm: đầu năm lớp tôi có
* Về phía phụ huynh :
Phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triễn thể chất cho trẻ Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu như lon sữa ,bông mai ,hộp giấy ..để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các giờ học giáo dục thể chất cũng như các hoạt động dạy khác