6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.2. Khái niệm, các nguyên tắc và nội dung của công tác xã hội đối với ng ời nghèo
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về công tác xã hội
Có nhiều khái niệm về CTXH được đưa ra ở các góc độ khác nhau:
Theo từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995): “CTXH là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”. [22, tr.12].
Hiệp hội quốc gia nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW – 1970):
“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [22, tr.171].
Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montreal, Canada (IFSW): “Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mãi, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống, công tác xã hội
16
tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc cơ bản của nghề” [22, tr.171].
CTXH ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía cạnh khác nhau điển hình có tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội [23, tr.26].
CTXH tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan tới con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình [22, tr.17].
Và như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [29, tr.19].
1.2.1.2. Khái niệm về công tác xã hội đối với người nghèo
CTXH với người nghèo là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nâng cao năng lực, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về sức khỏe, tinh thần, vật chất và những nhu cầu xã hội cơ bản khác. Đồng thời, CTXH cũng có vai trò thúc đẩy môi trường xã hội, kết nối nguồn lực nhằm giúp người nghèo có khả năng tiếp cận các chính sách giảm
17
nghèo và các dịch vụ xã hội cần thiết từ đó thoát nghèo nhanh và bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.2.2. Các nguyên tắc của công tác xã hội làm việc với người nghèo Trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp của ngành CTXH tác giả xin đưa ra một số nguyên tắc trong quá trình làm việc của CTXH đối với người nghèo như sau:
- Nguyên tắc đầu tiên là cần chấp nhận người nghèo: NVCTXH không được có thái độ mặc cảm, định kiến đối với người nghèo trong bất kể tình huống nào, phải luôn tôn trọng và thấu hiểu họ, không phê phán hay áp đặt ý kiến của mình lên họ.
- Nguyên tắc thứ hai là phải để người nghèo cùng tham gia giải quyết vấn đề: NVCTXH chú ý tới các năng lực tiềm ẩn trong mỗi người nghèo để họ có thể phát huy, tự quyết định hành động, tự giải quyết vấn đề, chúng ta không làm hộ, làm thay cho họ. Đây là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng bởi lẽ không ai có thể tự giải quyết được vấn đề cho người nghèo mà chính người nghèo cần phải được tham gia vào và tự giải quyêt vấn đề của họ.
- Nguyên tắc thứ 3 là tôn trọng quyền tự quyết của người nghèo:
NVCTXH chỉ là nhân tố tác động, còn chính người nghèo mới là nhân tố quyết định đến sự thay đổi hiện trạng của họ, để họ tự phát huy tính độc lập của mình. Điều này đồng nghĩa với việc NVCTXH tôn trọng quyền con người của chính những người nghèo mà họ đang trợ giúp.
- Nguyên tắc thứ 4 là cá biệt hóa: NVCTXH cần coi mỗi người nghèo là một cá thể có thuộc tính thể chất và tinh thần khác nhau, bởi vậy các mục đích, giá trị, nguyện vọng và hành vi của mỗi người cũng mang tính cá biệt.
Tức là NVCTXH không thể hành động với các vấn đề của từng người theo cùng một cách thức giống nhau, nhưng phải đồng thời không làm mất đi sự cảm thông, sự đồng thuận giữa cá nhân người nghèo và cộng đồng.
18
- Nguyên tắc thứ 5 là giữ bí mật về những vấn đề của người nghèo:
người nghèo luôn mong được giữ kín các thông tin sau khi họ đã cung cấp cho chúng ta bởi lẽ họ vốn mặc cảm bởi thân phận, bởi những thương tật mà họ đang mang trên mình, bởi hoàn cảnh và vì vậy không phải với bất cứ ai họ cũng dễ dàng giải bày tâm sự. Nếu chúng ta làm tốt được điều này thì sẽ giúp tăng cường niềm tin, củng cố mối quan hệ và làm cho nó trở nên gần gũi, mật thiết hơn giữa người nghèo với chính chúng ta.
- Nguyên tắc thứ 6 là NVCTXH phải luôn luôn ý thức được mình: nghĩa là luôn phải chứng tỏ năng lực, sự hiểu biết, tính chuyên nghiệp trong công việc. Cần nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong từng lúc từng nơi và trong từng trường hợp cụ thể, luôn phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức và nhân cách của một NVCTXH.
- Nguyên tắc cuối cùng là cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa NVCTXH và người nghèo. Đó phải là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đồng cảm và chia sẻ, luôn biết coi trọng lợi ích của người nghèo, không coi việc giúp đỡ của mình là một sự ban ơn đối với họ.
1.2.3. Các hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo
CTXH được xem là một lĩnh vực hoạt động nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp khó khăn để họ có thể thực hiện tốt các chức năng xã hội. CTXH triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ cho con người, một mặt giúp đỡ những người gặp khó khăn, nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề khó khăn của họ. Mặt khác, hoạt động CTXH giúp những người khó khăn tiếp cận các nguồn lực xã hội để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, ngăn ngừa, phòng chống các vấn đề xã hội có thể xảy ra. Trong đề tài này tác giả xin trình bày 5 hoạt động chính của CTXH đối với người nghèo bao gồm:
19
1.2.3.1. Hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức
Tuyên truyền, vận động nhằm mục đích giúp cho người dân, người nghèo, cán bộ và cộng đồng nghèo nắm bắt được các chính sách giảm nghèo của Nhà nước, các chương trình, dự án, các mô hình, điển hình trong công tác giảm nghèo thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng của hoạt động truyền thông tại cộng đồng như truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, hoạt động tư vấn, tham vấn… Nhân viên CTXH tại cộng đồng vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong hoạt đông truyền thông để tuyên truyền, vận động người dân nhất là người nghèo nâng cao nhận thức từ đó thay đổi thái độ, hành vi để có những hành động phù hợp với bản thân mình nhằm vươn lên thoát nghèo bền vững.
1.2.3.2. Thực hiện tư vấn, tham vấn về giảm nghèo
Hoạt động tư vấn, tham vấn cho người nghèo tại cộng đồng là hết sức cần thiết vì bản thân người nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu thông tin, trình độ thấp. Do đó nhân viên CTXH đóng vai trò là người tham vấn, tư vấn cho người nghèo, cộng đồng nghèo các giải pháp phù hợp nhất trong việc lập kế hoạch sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm… và đưa ra các hành động cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo.
1.2.3.3. Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Đây là một trong những hoạt động quan trọng để giúp người nghèo vượt nghèo. Hoạt động này thực hiện thông qua việc kết nối và thúc đẩy thực hiện hệ thống các chính sách, chương trình, dự án trợ giúp người nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở, trợ giúp pháp lý...
Nhân viên CTXH là người nắm rõ hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành để tư vấn, hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý... tại cộng đồng cho người nghèo. Để tổ chức được hoạt động này nhân viên CTXH tại cộng đồng cần
20
phải năm rõ nhu cầu, thiếu hụt của từng đối tượng nghèo trong cộng đồng để từ đó đưa ra các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với điều kiện cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ của người nghèo.
1.2.3.4. Hoạt động kết nối nguồn lực cho giảm nghèo
Đây là hoạt động không thể thiếu của nhân viên CTXH tại công đồng nhất là khi làm việc với người nghèo, cộng đồng nghèo, nhân viên CTXH phải nắm bắt được các nguồn lực sẵn có của người nghèo, cộng đồng nghèo và huy động các nguồn lực khác trong cộng đồng để từ đó kết nối các nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo, cộng đồng nghèo giải quyết được các vấn đề mà mình gặp phải. Bên cạnh đó nhân viên CTXH phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để vận động, tìm nguồn lực nhằm hỗ trợ cho người nghèo, cộng đồng nghèo một cách liên tục để họ vươn lên giải quyết vấn đề nghèo đói của chính mình một cách bền vững.
1.2.3.5. Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo là hoạt động thiết thực nhất trong công tác giảm nghèo hiện nay, nhân viên CTXH cần phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể để hỗ trợ người nghèo trong độ tuổi lao động được tham gia học nghề miễn phí và tạo việc làm sau khi học xong nghề. Để người dân thoát nghèo bền vững thì việc dạy nghề đi đôi với giải quyết việc làm là hoạt động mang tính cốt lõi, do đó nhân viên CTXH cần nắm rõ xu hướng nghề nghiệp và thị trường lao động để từ đó có giải pháp hỗ trợ cho người nghèo một cách phù hợp theo từng nhóm đối tượng nghèo khác nhau tại công đồng.
1.2.4. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận trong công tác xã hội đối với người nghèo
1.2.4.1. Lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với người nghèo Ngành CTXH tiếp cận và sử dụng một số lý thuyết khoa học về xã hội thuộc ngành tâm lý học như: Thuyết vai trò, thuyết nhận thức - hành vi,
21
thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống... Trong phạm vi thực hiện đề tài này, tác giả tiếp cận một số lý thuyết có thể áp dụng hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn trong làm việc với người nghèo như: Thuyết về quyền con người, thuyết về nhu cầu con người, thuyết trao quyền, thuyết phát triển cộng đồng.
- Lý thuyết về quyền con người:
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động CTXH [22, tr.167].
Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Với cách tiếp cận theo quyền, nhân viên xã hội cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những mô hình phát triển xã hội. Cách tiếp cận này luôn đưa ra đối tượng tác động cụ thể, đó chính là con người với quyền cơ bản của mình [22, tr.167].
Theo cách tiếp cận dựa trên quyền con người, vấn đề phân biệt kỳ thị, yếu thế, thiệt thòi và bóc lột sức lao động là nguyên nhân chủ yếu của đói nghèo. Cách tiếp cận này luôn đưa ra đối tượng tác động cụ thể, đó chính là con người với quyền cơ bản của mình. Nhân viên CTXH thực hiện việc trao quyền cho con người thực hiện các quyền của mình, đồng thời đảm bảo những bên có nghĩa vụ thực hiện quyền của mình.
Quyền con người là được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin…, nhưng đối với người nghèo thì dường như họ lại không được tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản này nếu không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Do đó, trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền con người có bàn đến tầm quan trọng của Nhà nước trong mối quan hệ tương tác với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ. Cách tiếp cận theo quyền làm cho Nhà
22
nước phải quan tâm chăm lo đời sống của những người dân dễ bị tổn thương trong đó có người nghèo.
Tiếp cận dựa vào quyền không chỉ tạo điều kiện cho chính người nghèo thấy được tầm quan trọng của bản thân trong hệ thống xã hội và cộng đồng nơi mình sinh sống để người nghèo không bị tâm lý mặc cảm, tự ti mà qua đó giúp họ có ý thức vươn lên trong cuộc sống để thoát nghèo bền vững.
Vận dụng lý thuyết này vào CTXH với người nghèo giúp nhân viên CTXH nhận biết được quyền lợi cơ bản của người nghèo cũng như nghĩa vụ của người nghèo thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của từng giai đoạn. Thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cho người nghèo tại địa phương để đánh giá mức độ phù hợp trong việc tiếp cận dựa trên quyền của người nghèo, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dựa trên quyền của con người trong đó có người nghèo. Từ các đánh giá đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao việc thực hiện quyền của người nghèo dựa vào tình hình, hoàn cảnh thực tế của người nghèo.
- Lý thuyết nhu cầu con người
Là con người xã hội, mỗi người cần có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.
Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… để phát triển con người cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng sự vận động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày
23
càng cao nhu cầu của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý thuyết nhu cầu. Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp tới cao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ yếu, cao hơn. Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp thấp rồi thì sẽ tiến tới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn [1, tr.17].
Theo đó, ông chia nhu cầu của con người thành 5 thang bặc từ thấp đến cao đó là: Nhu cầu sống (không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà cửa…); nhu cầu an toàn (an toàn thân thể, không bị đe dọa, tình yêu thương…); nhu cầu về xã hội (tình yêu, giao lưu tình cảm, hòa nhập, được thừa nhận…); nhu cầu được tôn trọng (tự tôn trọng, tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng…); nhu cầu về tự thể hiện, hoàn thiện (nhu cầu về nhận thức, thẩm mỹ, thực hiện mục đích bằng khả năng của chính mình).
Vận dụng lý thuyết nhu cầu vào việc hỗ trợ, trợ giúp người nghèo không những giải quyết được những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần của người nghèo mà còn tạo cho người nghèo có niềm tin vào bản thân, cuộc sống để họ hướng đến những điều tốt đẹp, tránh những tư tưởng tiêu cực, trông chờ, ỷ lại vào cuộc sống. Thông qua việc trợ giúp người nghèo tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình có thể đánh giá được việc tổ chức thực hiện các chính sách và các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như khả năng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách của người nghèo, từ đó có những đề xuất các giải pháp thiết thực để thực hiện chính sách cũng như tăng cường cung cấp các dịch vụ cơ bản tại địa phương sao cho người nghèo thỏa mãn những nhu cầu xã hội cơ bản của mình.
- Lý thuyết trao quyền
Trao quyền được nhấn mạnh trong CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm và phát triển cộng đồng. Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường