Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu vấn để nợ công hy lạp và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP

2.3. Tác động tiêu cực

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp 2.3.1. Đến Hy Lạp

Hy Lạp là một trong những mắt xích tương đối yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tưởng chừng gia nhập EU sẽ là điều kiện giúp Hy Lạp có thể vay với lãi suất thấp cùng với những khoản vay khổng lồ. Nhưng việc này lại đem tới lạm phát, dẫn tới tình trạng leo thang của giá cả. Đi cùng với đó, cuộc khủng hoảng năm 2008 càng khiến nền kinh tế của nước này thêm nguy khốn.

Để chấp nhận gói cứu trợ 110 tỷ euro của EU và IMF, chính phủ Hy Lạp đã phải đưa ra một loạt các biện pháp hà khắc “Thắt lưng buộc bụng” : khu vực công cắt giảm tối thiểu 1000 euro các khoản thưởng cuối năm, cắt hoàn toàn cho những người có lương từ 3000 euro mỗi tháng, giảm 8% trợ cấp, 3% chi tiêu công…

cũng như phải tăng thuế VAT, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng để tăng nguồn thu cho ngân sách.

Chính việc áp dụng những chính sách này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Ngày 5/5/2010, mọi hoạt động đã hoàn toàn tê liệt vì đình công. Tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Mặt khác, điều này còn ảnh hưởng tới sức mua của các hộ gia đình vì gánh nặng lại càng đè nặng hơn lên vai người dân, điều này khiến cho Hy Lạp càng lâm vào tình thế hiểm nghèo: sức mua giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng…

Cuộc khủng hoảng nợ này còn làm mất niềm tin của các nhà đầu tư. Bằng chứng là Standart&Poor đã giảm điểm tín nhiệm của Hy Lạp xuống 3 nấc, xuống còn BB-. Các nhà đầu tư cũng lo sợ rằng sự cứu trợ của Liên minh không đủ mạnh sẽ làm triệt tiêu tăng trưởng của Hy Lạp. Chưa hết, nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng có thể chính phủ Hy Lạp sẽ rút ra khỏi Liên minh và phá giá đồng nội tệ.

Như vậy làm tác động tâm lý tới các nhà đầu tư, nguy cơ rút vốn hàng loạt tại các ngân hàng.

Chưa hết, kế hoạch giải cứu Hy Lạp mờ mịt khiến các nhà đầu tư lo sợ, bán

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp

ồ ạt trái phiểu chính phủ. Điều này sẽ khiến lãi suất cho những đợt phát hành nợ sắp tới leo thang không ngừng. Và nếu Hy Lạp lại có thể tiếp tục vay được vốn thì lãi phải trả là rất lớn. Gánh nặng nợ nần sẽ càng căng thẳng. Thực tế này càng tác động tiêu cực vào niềm tin của thị trường cũng như sẽ khiến Hy Lạp sa chân vào vòng xoáy nợ nần.

Ngày 30-6-2015, đến kỳ đáo hạn nhưng chính quyền của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã không còn khả năng chi trả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khoản nợ 1,6 tỷ euro. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp đã chính thức rơi vào cảnh vỡ nợ trên thực tế. Hy Lạp cũng khó có thể rời khỏi EU, bởi ngoài số nợ lên tới 170% GDP thì trước hết, chính quyền của Thủ tướng Tsipras cần phải duy trì được cuộc sống hằng ngày cho người dân Hy Lạp. Vào thời điểm hiện tại, những gói cứu trợ tài chính của bộ ba chủ nợ Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lại chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất giúp Athens đứng vững.

2.3.2. Đến vùng Eurozone

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã kéo theo mối lo ngại về một hiệu ứng khủng hoảng domino lan rộng khắp Châu Âu. Sau Hy Lạp, các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len và Ý là những nước phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công.

Khủng hoảng lan rộng ở khắp các quốc gia thành viên Eurozone đã khiến đồng Euro mất giá khá mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ. Sự mất giá của đồng Euro khiến cho đồng tiền chung Châu Âu trở thành tầm ngắm của các quỹ đầu cơ, các ngân hàng và định chế tài chính muốn được sinh lời từ việc bán khống. Bằng cách vay và ồ ạt bán khống đồng Euro, các đối tượng này làm cho tỷ giá Euro lao dốc mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Cuối cùng, họ thực hiện việc mua vào Euro với giá rẻ để trả lại, bỏ túi những khoản lãi khổng lồ.

Thị trường chứng khoán Châu Âu đã chứng kiến những phiên giảm điểm

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp

liên tiếp do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và sau đó là Ailen, có thể lan sang các nước khác ở châu Âu - nơi cũng có thâm hụt ngân sách lớn.

Sự mất cân bằng của nền kinh tế đã dẫn đến sự mất cân bằng xã hội: hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối các chính sách của chính phủ đã diễn ra rộng khắp ở những nước phải đưa ra các biện pháp thắt chặt chi tiêu công như Hy Lạp, Ai-len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Những cuộc bãi công liên tục đẩy các đất nước này vào tình trạng bất ổn kinh tế - chính trị - xã hội, từ đó làm mất lòng tin của giới đầu tư, khiến cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng.

Ngày 12-7-2015, hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp Liên hiệp châu Âu đã giải quyết nghịch lý: EU không muốn xóa nợ thì phải cho vay thêm còn Hy Lạp muốn cơ cấu lại nợ (thực chất là muốn EU xóa nợ) thì phải vay tiếp, bằng cách “như cũ”.

Với EU, một mặt không muốn mất trắng khoản nợ 320 tỷ USD nhưng mặt khác lại cũng không thể sử dụng các biện pháp đòi nợ cứng rắn. Điều lo ngại hơn cả đối với EU chính là việc phải khai trừ Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro, thậm chí là ra khỏi cả EU. Ngoài nỗi lo sự phản ứng domino từ những con nợ khác, thì chỉ riêng với tư cách một thành viên lâu đời thuộc cả hai tổ chức EU và NATO của Hy Lạp cũng đã khiến cho bất cứ chủ nợ nào cũng phải cân nhắc thiệt hơn. Trong tình trạng nợ nần hiện nay, khó có thể khẳng định sau khi Hy Lạp rời khỏi những cơ chế này sẽ không đi tìm một chỗ dựa mới, sẽ là thảm họa với EU và Mỹ nếu đó lại là Nga.

Thực trạng nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn để nợ công hy lạp và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w