C. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau về giai cấp công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp thế kỷ XIX… Các ông coi giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động không phải chủ sở hữu của phương tiện sản xuất mà phải bán sức lao động, tạo ra giá trị thặng dư để có tiền lương cho mình và làm giàu cho xã hội. Họ là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Ph. Ăngghen định nghĩa: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải kiếm sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào... Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX”1.
V.I.Lênin bổ sung, giai cấp công nhân sau cách mạng vô sản, giành được chính quyền đã trở thành người chủ, lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển, công nhân có trình độ ngày càng cao, làm việc ở những ngành ứng dụng công nghệ cao, khái niệm công nhân đã có những thay đổi. Đảng ta định nghĩa: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”1.
b) Đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân Thứ nhất, về phương thức lao động
Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động, trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có tính chất xã hội hoá cao. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời kỳ trước. “Trong công trường thủ công và trong nghề nghiệp thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc”.2 Sản xuất đại công nghiệp càng phát triển, máy móc hiện đại càng nhiều, sản xuất ngày càng có năng suất cao, thợ thủ công phá sản, nông dân... gia nhập đội ngũ công nhân ngày càng đông. “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”3.
Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Đây là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, lao động làm thuê cho giai cấp hữu sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản. Đó là giai cấp mà hạnh phúc, đau khổ, cuộc sống của họ phụ thuộc vào nhu cầu lao động, vào chuyển biến tốt xấu của công việc làm thuê.
Ngày nay, giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển đã có những thay đổi. Một bộ phận công nhân đã có cổ phần trong xí nghiệp, có một phần tư liệu sản xuất nhỏ... Tuy nhiên, trên thực tế đại đa số giai cấp công nhân vẫn là người làm thuê, bán sức lao động mang lại giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.
b) Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Về địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
1 Đảng CSVN. Văn kiện Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 6, khoá X, Nxb CTQG. HN, 2009. tr. 287
2 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 1995, t.23, tr. 605.
V.I.Lênin khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”4.
Giai cấp công nhân là sản phẩm của sản xuất công nghiệp hiện đại, đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, ngày càng phát triển trước xu hướng phát triển của xu hướng phát triển nhanh chóng của công nghiệp hiện đại xã hội tương lai.
Do không có hoặc tư liệu sản xuất, là vô sản làm thuê trong xã hội tư bản, chịu sự cạnh tranh, tác động của thị trường nên giai cấp công nhân có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của giai cấp hữu sản là giai cấp tư sản. Nguyện vọng và lợi ích căn bản của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, giành lấy chính quyền, tổ chức xây dựng chế độ mới với chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa càng phát triển, sự phụ thuộc nhau trong sản xuất càng tăng, các trung tâm công nghiệp, đô thị xuất hiện, tạo điều kiện cho công nhân sống tập trung. Họ có điều kiện đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Lợi ích của công nhân về cơ bản là phù hợp với lợi ích của quần chúng lao động nên giai cấp công nhân có thể là lực lượng trung tâm, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và toàn xã hội.
- Về đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị- xã hội mà các giai cấp khác không thể có đựợc.
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất hiện đại nhất, gắn với khoa học và công nghệ tiên tiến - xu hướng của xã hội tương lai.
Thứ hai, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Trong xã hội tư bản, họ luôn đi đầu đấu tranh vì không có gì để mất, nếu được thì được tất cả.
Trong sản xuất, công nhân luôn đổi mới, cải cách điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động. Mục đích của họ không chỉ là giải phóng mình mà còn giải phóng toàn bộ xã hội.
Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao vì họ lao động trong hệ thống sản xuất có tính chất dây chuyền với yêu cầu nghiêm ngặt về kỷ luật lao động và thói quen của lối sống đô thị tập trung, tuân thủ pháp luật nhà nước...
Thứ tư, giai cấp công nhân có tinh thần quốc tế vô sản vì sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa có tính chất quốc tế; lao động của họ có tính chất quốc tế. Chủ nghĩa tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn chiến thắng nó, cần phải có sự đoàn kết quốc tế.
c) Tất yếu và quy luật hình thành chính đảng của giai cấp công nhân
Đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản diễn ra ngay từ đầu khi nó mới ra đời. Sản xuất tư bản càng phát triển, đấu tranh của công nhân từ tự phát sẽ lớn dần, từ phá máy móc, lãn công đến bãi công, đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị. Trong quá trình đó họ tất yếu tổ chức ra công đoàn, hội nghề nghiệp của mình.
Sự thất bại của các cuộc đấu tranh tự phát quy mô lớn của giai cấp công nhân thế giới những năm 30 - 40 thế kỷ XIX đòi hỏi phải có lý luận dẫn đường.
Chủ nghĩa Mác đã tìm thấy ở giai cấp công nhân và phong trào công nhân như một lực lượng vật chất to lớn. Giai cấp công nhân nhìn thấy ở chủ nghĩa Mác như một vũ khí tinh thần dẫn đường cho đấu tranh của mình. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân tất yếu ra đời tổ chức chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là quy luật chung ra đời chính đảng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển trong thế kỷ XIX.
Tư tưởng của V.I. Lênin khẳng định Đảng cộng sản là đảng kiểu mới của giai cấp công nhân được xây dựng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân có lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đường, là tổ chức chặt chẽ, bao gồm những người tiên tiến về mặt nhận thức và gương mẫu về mặt hành động trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Có Đảng của mình lãnh đạo, giai cấp công nhân nhận thức được rõ hơn mục tiêu con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng; hiểu được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo toàn xã hội đấu tranh xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.