CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4 Biến đổi khí hậu (ngập, mặn) ảnh hưởng đến đặc tính đất Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.4.2 Ảnh hưởng của yếu tố mặn đến đặc tính đất và sự nhiễm mặn của thủy triều
21
có thể theo các mao mạch, đường nứt trong đất, đi qua các con đê biển thấm sâu vào nội đồng.
Một số đặc tính bất lợi của yếu tố mặn
Đất được xem là mặn khi độ dẫn điện của đất (EC) lớn hơn 2mS/cm và pH của đất nằm trong khoảng trung tính và có khuynh hướng hơi kiềm. Nếu đất mặn có ESP (phần trăm sodium có thể trao đổi) > 15 được xem là đất mặn kiềm, có SAR (tỉ lệ Na hấp thụ) >13 và ESP > 15 là đất mặn sodic. Như vậy lượng Na trong dung dịch đất và Na trên phức hệ hấp thu cao quyết định tính chất của các nhóm đất này. Vấn đề về đất bị muối làm mặn có các yếu tố sau:
- Nồng độ muối trong dung dịch đất có ảnh hưởng lớn đến thế thẩm thấu và thế nước của đất nên ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước từ đất vào rể cây. Sự dịch chuyển của nước từ đất vào rể cây là một quá trình thẩm thấu. Đất bị mặn thường chứa nhiều muối hòa tan trong nước ở vùng rể cây. Sự tích lũy muối trong đất làm cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng cao nên cây không lấy được nước mà ngược lại nước từ mô thực vật đi ngược ra dung dịch đất, cây bị mất nước gây hiện tượng co rút và khô héo tế bào. Rễ cây muốn lấy nước từ đất phải thắng được các lực cản trở sự xâm nhập của nước vào rễ, nghĩa là áp suất thẩm thấu của rễ cây phải cao hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Nhìn chung trở ngại của đất bị muối làm mặn là có áp suất thẩm thấu của đất cao. Các tế bào cây lúc này cây không thể lấy nước từ đất. Biểu hiện ra bên ngoài giống cây bị thiếu nước do hạn hán (Võ Thị Gương & Tất Anh Thư, 2010).
- Trong yếu tố gây mặn phải kể đến các muối hòa tan, nhất là muối sodium là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất. Đất bị nén dẽ, sự phát triển và xuyên thấu của rễ bị giảm, giảm tính thấm nước và thoát nước, thiếu sự thoáng khí, đặc biệt ở vùng rễ.
Muối sodium cao trong đất sẽ làm cấu trúc đất bị phá vỡ dẫn đến tốc độ thấm nước và di chuyển của nước vào trong đất giảm, các phần tử sét rất dễ bị phân tán và lấp đầy các khe hở khi di chuyển xuống lớp đất bên dưới từ đó làm giảm khả năng thấm nước, đất trở nên nén dẽ, độ xốp của đất giảm, đất rất dễ bị lèn khi ngập nước, tốc độ thấm của nước vào trong đất có thể giảm mạnh, ảnh hưởng lỡn đến việc tưới tiêu cũng như khả năng thoát nước của đất, đất khó được rửa mặn (Mhereteab và ctv, 2002; Hornecl và ctv, 2007).
Ảnh hưởng của các dòng triều đến việc xâm nhiễm nước mặn vào đất liền ở ĐBSCL
Đối với những vùng ở gần cửa biển, ngoài ảnh hưởng thủy triều dưới dạng sóng dài truyền vào sông, còn có sự xâm nhập của nước biển vào kèm theo nước triều lên hay
22
xuống. Tùy theo từng điều kiện có thể có các kiểu xáo trộn nước mặn, nước ngọt khác nhau:
+ Xáo trộn yếu: Trong đó lưu lượng nước sông lấn át.
+ Xáo trộn vừa: Hình thành dòng chảy hai lớp, có xáo trộn thẳng đứng.
+ Xáo trộn mạnh: Theo triều thẳng đứng khi lưu lượng triều từ biển vào lấn át.
Theo Võ Thị Gương & Tất Anh Thư (2010) ĐBSCL gồm nhiều hệ thống triều có thể giao thoa với nhau trong mạng lưới kênh rạch phức tạp, nếu ta nắm vững được quy luật thủy triều trên từng vùng cụ thể có thể lợi dụng được mặt tích cực của hiện tượng này đối với sự xâm nhiễm mặn vào nước và đất liền trong vùng. Ở ĐBSCL mùa lũ thủy triều vẫn còn đóng vai trò đáng kể khi lũ lớn gặp triều dâng sẽ gây tác dụng tiêu cực là thoát lũ chậm, trái lại khi triều xuống lũ càng thoát nhanh hơn. Vào mùa khô kéo dài khoảng 7 tháng với nguồn nước mưa ít, đối với những vùng ven biển châu thổ cách biển khoảng 40 – 50 km thì nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền. Do ảnh hưởng của thủy triều nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền và sông gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp ở vùng tiếp giáp biển vào mùa khô. Độ mặn lớn nhất trong sông theo quy luật thường xuất hiện trùng với kỳ triều cường trong tháng, nước biển càng mặn càng vào sâu trong đất liền ở các vùng triều mạnh và ít có nước thượng nguồn đổ về.
Ở ĐBSCL ranh giới độ mặn 1‰ tới 50 km trên các nhánh sông từ cửa Tiểu đến Cổ Chiên và tới 60 km trên sông hậu. Đối với sự xâm nhập mặn từ phía vịnh Rạch Giá vào đất liền rất yếu, còn vùng bán đảo Cà Mau thấp đồng thời chịu ảnh hưởng của triều và mặn từ 3 phía nên hầu như luôn có độ mặn > 4 ‰ trên các sông và kênh rạch.
Việc xáo trộn mặn ngọt ở những vùng giáp biển ở ĐBSCL chủ yếu là kiểu xáo trộn mạnh với sự truyền triều có biên độ lớn vào các cửa sông khá rộng. Tuy nhiên độ mặn biến đổi theo thủy triều hằng ngày ở vùng có chế độ nhật triều và nửa ngày ở vùng có chế độ bán nhật triều, ngoài ra do ảnh hưởng của nước thượng lưu sông làm cho độ mặn biến đổi theo mùa, mùa nước lũ nước ngọt đẩy mặn lùi ra biển, mùa cạn triều vào sâu trong sông hơn. Các vùng ven biển ảnh hưởng mặn hiện nay được xem là các vùng được thiên nhiên ưu đãi khi phát triển nuôi thủy sản đang là ngành mũi nhọn, đạt hiệu quả kinh tế rất cao so với sản xuất nông nghiệp (Võ Thị Gương & Tất Anh Thư, 2010).
Ở ĐBSCL do điều kiện kiến tạo, khí hậu, thủy văn… đã hình thành nên những vùng đất nhiễm mặn phân bố tập trung ở những vùng ven biển chịu ảnh hưởng nước mặn trực tiếp từ biển đưa vào chế độ nhật triều không điều ở Vịnh Thái Lan và chế độ bán nhật triều ở vùng phía Đông, phân bố ở các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau,
23
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An với mức độ nhiễm mặn tùy thuộc vào sự xâm nhập của nước biển đồng thời tùy vào mùa trong năm, cao điểm vào các tháng có lượng mưa thấp, khoảng tháng 3 – 4 dl. Nhìn chung ở ĐBSCL đất nhiễm mặn, đất bị nhiễm theo từng thời kỳ, vào mùa khô lượng mưa ít kèm theo nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, bốc hơi cao, đã tạo điều kiện cho nước biển theo các kênh rạch sông ngòi vào sâu trong đất liền làm cho đất bị nhiễm mặn. Vào mùa mưa, với lượng mưa lớn đã tạo điều kiện rửa mặn được tích tụ trên tầng mặt theo các cửa sông đổ ra biển trở lại hoặc thấm sâu vào đất, hạn chế mức độ xâm nhiễm của nước biển. Trình tự như thế được luân phiên từ mùa này sang mùa khác (Võ Thị Gương & Tất Anh Thư, 2010).