Phòng Tài Nguyên Môi Trường

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường (QL nhà nước về MT) (Trang 51 - 57)

TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

II. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

5. Phòng Tài Nguyên Môi Trường

Phòng Tài Nguyên Môi Trường là cơ quan

quản lý nhà nước về môi trường thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện. Khi thành lập sẽ có văn bản pháp luật riêng quy định những chức năng và nhiệm vụ thực hiện.

5.1. Chức Năng Của Phòng Tài Nguyên Môi Trường

Tham mưu giúp UBND Quận/huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về : tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài

nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc và bản đồ (gọi chung là tài nguyên môi trường)

Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành và lĩnh vực quản lý ở địa phương

5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên Môi trường

 Trình UBND quận/huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND quận/huyện ban hành.

 Tham mưu lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận/huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND phường không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

 Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND quận/huyện.

5.2. Nhiệm Vụ Của Phòng Tài Nguyên Môi Trường

Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND

quận/huyện ban hành.

Tham mưu lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất trên địa bàn quận/huyện

Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn,

nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức

Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền

với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND quận/huyện.

Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết BVMT và đề án BVMT trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề,

các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn

II. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

2.7. Bộ phận môi trường xã, phường

 Nhiệm vụ chính của tổ môi trường cấp phường/xã là xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn và thực thi những yêu cầu từ quận/huyện trên địa bàn mình quản lý.

 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp phường/xã hầu như chưa có bộ phận chuyên trách mà chỉ là đội ngũ kiêm nhiệm từ các bộ phận khác. Điều này là một trong những nguyên nhân làm công tác quản lý tại khu vực yếu kém vì cấp xã là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành các công việc hành chính ở cơ sở và trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật, đồng thời cũng là nơi phát hiện và ngăn chặn sớm những hành vi vi phạm đến trật tự an ninh xã hội. Với tầm quan trọng như vậy mà hiện nay về mặt QLMT chỉ có vài cán bộ kiêm nhiệm về lĩnh vực này nên không thể quản lý tốt được. Đồng thời, hầu như cán bộ môi trường phường/xã

không có lĩnh vực chuyên môn trong lĩnh vực môi trường nên công tác quản lý yếu kém là tất yếu.

II. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

2.7. Bộ phận môi trường xã, phường

 Do yêu cầu của xã hội một số quận/huyện cũng đã chú trọng nâng cao bộ máy tổ chức cấp phường/xã nhằm giúp cho phòng tài nguyên và môi trường có được những đối tượng nòng cốt giúp thực thi tốt hơn những yêu cầu từ quận/huyện tới từng người dân. Tuy nhiên, việc hoạt động cũng chưa thực sự hiệu quả do nhân lực thiếu và chưa có phân cấp thẩm quyền cụ thể.

Bởi vậy, tăng cường quyền lực thực sự cho các cấp phường/xã trong việc kiểm soát và thực thi pháp luật về BVMT là thực sự cần thiết.

 Công tác QLMT còn có sự phối hợp của các Sở, Ban ngành liên quan: Sở Công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng; Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính cùng tham gia.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường (QL nhà nước về MT) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(104 trang)