BBước B: Nghiên cứu điển hình, cấu trúc và chức năng hệ sinh thái (tiếp)

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước thực hiện (Trang 23 - 38)

Phân loại rừng theo vùng, với các hình thức sử dụng, quản lý và bảo vệ khác nhau được áp dụng cho từng vùng. Phòng Lâm nghiệp đã phân loại toàn bộ khu vực, hàng nghìn km2 thành một công viên quốc gia.

Bốn khu vực hệ sinh thái được lựa chọn năm 2004, với sự giúp đỡ của các bản đồ bộ tộc và bản đồ lâm nghiệp. Các cán bộ lâm nghiệp ở đó khoảng một tuần với những người dân địa phương ở mỗi khu vực và tham dự cùng họ vào công việc các bài tập trọng tâm về rừng được thiết kế chuyên biệt trong các đợt đánh giá nhanh nông thôn (PRA). Những người dân địa phương có cơ hội giải thích về cấu trúc và chức năng hệ sinh thái theo quan điểm của riêng họ và phân tích những vấn đề. Họ mô tả sự đóng góp của rừng trong hơn 40 năm qua,và dẫn cán bộ lâm nghiệp đi theo các đường cắt ngang các khu rừng và đất nông nghiệp, giải thích những quy định và kỹ thuật về quản lý. Trong họ có cơ hội phân tích những nguồn sinh kế (cả tiền mặt và trợ cấp) họ có được từ hệ sinh thái và xác định những cảnh quan khuynh hướng xã hội quan trọng. Họ cũng xác định các vấn đề và những giải pháp có thể để chỉ ra những vấn đề gì họ cảm thấy tự giải quyết được và những vấn đề gì cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết.

Những đánh giá nhanh nông thôn(PRAs) xem xét thế mạnh của những kỹ năng quản lý đất của người dân địa phương và các tổ chức ra quyết định, tạo ra cơ hội cho việc thương lượng quyền sử dụng đất. Mặc dù mỗi bên có sự e dè khi làm việc với các bên khác, những bài thực hành cùng nhau mở ra những dòng trao đổi thông tin và xây dựng sự tin tưởng, tôn trọng và thấu hiểu. Các kế hoạch cho việc quản lý rừng được thiết kế cùng nhau để chọn lọc ra tiếp cận tốt tổng hợp tốt hơn cho việc bảo tồn, đang được thực hiện.

B Bước B (tiếp) Cũng sẽ cần thiết phải chấp nhận rằng một vài, cũng có thể nhiều phần của hệ sinh thái có thể hiệu quả hơn nếu là đất sở hữu riêng.

Chấp nhận thực tế này sẽ làm rõ hơn những nội dung sau:

Những vùng nào hoặc khía cạnh nào của hệ sinh thái mà người dân địa phương

muốn quản lý;

Những vùng nào hoặc khía cạnh nào mà người dân địa phương muốn sự giúp đỡ và

hỗ trợ; và

Những vùng nào hoặc khía cạnh nào người dân muốn những người khác quản lý.

Quản lý ở “cấp thấp nhất và phù hợp nhất” (Nguyên lý 2) thường có nghĩa là quản lý nhiều cấp khác nhau (từng nông dân, các nhóm cộng đồng, huyện, quốc gia và thậm chí quốc tế) ở các phần khác nhau của hệ sinh thái. Bức ghép tổng hợp về quản lý sẽ được tiến triển. Bức ghép này cần được giám sát theo thời gian, trong điều kiện ngày càng hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến cấu trúc, chức năng hệ sinh thái và sức khỏe.

Sử dụng diễn đàn các bên tham gia đã được phát triển ở bước A(trang 8), và kinh nghiệm của các thành viên của diễn đàn, sẽ đưa ra các chủ đề cho thảo luận và xác định rõ khu vực. Điều này có thể bao gồm việc xác định những khu vực trong hệ sinh thái mà quản lý còn yếu nhưng nhu cầu cho bảo vệ hệ sinh thái thì mạnh; hoặc những khu vực có sự liên kết yếu kém. Diễn đàn cũng có thể xác định và xem xét bất kỳ vấn đề điều phối quản lý nào cấp bách.

B ư ớ c B : C ấ u t r ú c , c h ứ c n ă n g v à q u ả n l ý h ệ s i n h t h á i 17

B Bước B: Nghiên cứu điển hình, quản lý hệ sinh thái

Quản lý ở cấp thấp và phù hợp nhất ở Tanzania

Trong nhiều hệ sinh thái, có sự xung đột giữa các chế độ quản lý tài nguyên sở hữu chung (điều này không được nhận ra bởi chính phủ) và quản lý chính quyền (không quan trong đến các hoạt động bảo tồn được thực hiện bởi người dân địa phương).

Tanzania giải quyết vấn đề này bằng cách hòa trộn cả hai; đó là kinh nghiệm quan trọng cho việc xây dựng một mô hình quản lý phân cấp. Từ năm 1974, quyền sở hữu và kiểm soát đất nông nghiệp và những vùng gần với đất sở hữu chung đã được trao cho từng người dân thôn bản; năm 1996, các khu bảo tồn rừng cấp thôn bản cũng đã được quản lý ở cấp thôn bản. Trong phạm vi địa giới của thôn, các quyết định về sử dụng đất được thực hiện bởi hội đồng thôn, với sự đại diện của các hộ trong thôn.

Ban sử dụng đất của thôn dự báo trước kế hoạch sử dụng đất của thôn, bổ nhiệm cán bộ kiểm tra để theo dõi thường xuyên việc thực hiện. Mỗi thôn phải chịu trách nhiệm trước cấp huyện theo luật pháp về những vấn đề như bảo vệ đất dốc. Những vấn đề quản lý đất trong thôn được xem xét bởi cấp huyện.

Một vài vùng đất được giữ lại làm tài sản cấp quốc gia hoặc các khu bảo tồn cấp huyện và cấp khu vực. Tuy nhiên, mối quan hệ cơ bản giữa thôn và huyện kết hợp tốt nhất tài nguyên sở hữu chung và quản lý đất của chính phủ. Từng thôn chịu trách nhiệm cho khu vực trực tiếp của mình và có thể hành động nếu các vấn để bắt đầu cấp bách. Cùng thời điểm đó, những tiềm năng về thể chế cho các hành động rộng hơn ở ngay đó (xem bước D)

C Việc xác định các vấn đề kinh tế có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cư dân hệ sinh thái là rất quan trọng. Những vấn đề kinh tế nào sẽ điều tiết sự lựa chọn quản lý trong hệ sinh thái?

Khuyến khích và không khuyến khích

Điểm i và ii của Nguyên lý 4 tập trung vào việc giảm những tác động của thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học và việc tạo ra sự khuyến khích cho việc bảo vệ và sử dụng khôn ngoan sự đang dang sinh học. Cả hai nhiệm vụ này yêu cầu những phân tích sâu sắc ở ngay những giai đoạn sớm của quản lý hệ sinh thái.

Ví dụ, những khuyến khích mang tính tiêu cực, hoặc trợ cấp nào khiến người dân khai thác tài nguyên một cách không bền vững?

Bước C

Những vấn đề kinh tế

Nguyên lý áp dụng trong Bước C

Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi một chương trình quản lý hệ sinh thái như thế này nên bao gồm:

i) Giảm những can thiệp của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học;

ii) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học và

iii) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái đối ở một mức độ khả thi nhất.

19

C

B ư ớ c C : N h ữ n g v ấ n đ ề k i n h t ế

Bước C: Nghiên cứu điển hình, những vấn đề kinh tế

Lưu vực sông Mêkông

Các nước ở vùng hạ lưu sông Mêkông, Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, đã thành lập Ủy ban sông Mêkông (MRC) để bảo vệ sự đa dạng sinh học của song Mê Kông để đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh kế của người dân địa phương và người nghèo. Dự án đa dạng sinh học và vùng ngập nước sông Mê Kông (MWBP ) do IUCNs thực hiện đã phối hợp với Ủy ban sông Mê Kông, và phát huy được khái niệm về “dòng môi trường” — chế độ nước cần được đảm bảo để duy trì hệ sinh thái và những lợi ích của nó ở những nơi có sự cạnh tranh về sử dụng nước và những nơi dòng nước bị điều chỉnh. Ủy ban sông Mê Kông đàm phán với những việc sử dụng nước này và đang xây dựng bản kế hoạch lưu vực và đưa ra dòng môi trường yêu cầu.

Tác động chính của thị trường có ảnh hưởng đến cả sự đa dạng hóa sinh học đó là việc đánh giá qúa mức giá trị của những công trình đập ngăn nước và kế hoạch thủy lợi

và đánh giá thấp giá trị sử dụng kinh tế của nước sông. Người nghèo sống dựa vào sông chủ yếu nhờ hệ thực vật và những nguồn lợi thủy sản của sông; đối với sự dồi dào này, một tỷ lệ nhất định của lượng nước phải được chảy tự do và một cách tự nhiên vào các đầm lầy và nhánh sông, và luôn đảm bảo nguồn nước mặt. Thực tế thì nhu cầu của người dân rất phù hợp với chế độ phân bổ nước, tôn trọng khái niệm dòng chảy môi trường và làm lợi cho sự đang dạng sinh học.

Giảm sự ảnh hưởng xấu của thị trường và tăng cường những khuyến khích để thúc đẩy bảo tồn sự đang dạng sinh học và khai thác bền vững liên quan đến việc cải thiện cả kiến thức và những thiện chí về mặt chính trị. Dự án MWBP, thông qua những hỗ trợ gần đây của nó đối với những

Tiếp tục ở trang 21

C Một số vấn đề có thể mang tính địa phương như việc những cán bộ địa phương bắt ép phải hối lộ để khai thác tài nguyên từ hệ sinh thái. Một số vấn đề có thể được chỉ ra là không phù hợp hoặc không theo luật quốc gia. Trong trường hợp nghiên cứu điển hình của Mekong, việc sử dụng nước không bền vững về mặt môi trường bị điều tiết do sự quan tâm nhiều đến nhu cầu sử dụng nước của người giàu hơn người nghèo.

Những khích lệ mang tính tích cực dẫn đến việc sử dụng nước tốt hơn bao gồm kiến thức tốt hơn và hiểu biết hơn, và có tiếng nói có trọng lượng hơn hơn trong việc ra quyết định cấp quốc gia và cấp vùng. Cũng rất quan trọng nếu ta hiểu và có thể lượng hóa những lợi ích về kinh tế, sẽ dẫn đến việc quản lý hệ sinh thái tốt hơn

Những phân tích kinh tế như thế này sẽ là một hoạt động tiếp diễn. Nhiều thực tế kinh tế chỉ trở lên rõ ràng từng bước. Thị trường - và sự méo mó của thị trường - thay đổi liên tục và biến động, tạo ra mức độ thay đổi không ngừng của các những khuyến khích tiêu cực và tích cực cho việc phá vỡ hoặc bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Nội tại hóa chi phí và lợi ích trong một hệ sinh thái (Nguyên lý 4: Mục iii) là điểm cốt lõi của những vấn đề mới mẻ của tiếp cận hệ sinh thái. Thách thức đó là cần tránh việc tập trung những lợi ích trong một hệ sinh thái hoặc trong một tiểu hệ sinh thái trong khi đánh chi phí sang một đối tượng khác. Một điều sống còn nữa là làm việc với, chứ không chống lại, những khía cạnh cốt yếu của nền kinh tế địa phương.

Thậm chí tốt hơn nếu phải đối mặt với những thách thức về chính trị, hệ thống phải được thiết lập đúng chỗ để những người chăm sóc hệ sinh thái có quyền kiểm soát những lợi ích mà hệ sinh thái đó mang lại và những người gây ra những chí phí về môi trường phải trả cho việc làm của họ.

Bước C (tiếp)

21

C

B ư ớ c C : N h ữ n g v ấ n đ ề k i n h t ế

Bước C: Nghiên cứu điển hình, những vấn đề về kinh tế (tiếp tục)

Hỗ trợ của các nghiên cứu người dân bản xứ (Thai Baan) ở một nhánh của sông Mekong ở Thái Lan, đã làm sáng tỏ về khía cạnh mà các thống kê thủy sản trên đất liền của khu vực đã đánh giá thấp tầm quan trọng kinh tế của việc sử dụng nước của người nghèo cho các nguồn lợi thỷ sản. Hiến pháp mới của Thái Lan làm cho người dân địa phương có ảnh hưởng nhiều hơn vào quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và có quyền lực hơn để vượt qua những xung đột do đặc điểm của sự phát triển quy mô rộng. Những đầu tư vào dòng môi trường có thể được điều chỉnh bởi những lợi ích rõ ràng cho người nghèo.

Trong một hệ sinh thái rộng như Mekong, nội tại hóa chi phí và lơi ích là một vấn đề rất phức tạp. Lưu vực sông phải được xem xét như là một chuỗi của các tiểu hệ thống, ảnh hưởng bởi cả việc xem xét về chính trị và tự nhiên. Sự điều tiết quá mức lượng nước vào các hồ đập, và kế hoạch thuỷ lợi gây lên những ngoại ứng không mong đợi ở hạ lưu, làm nguy hại tới sự da dạng và phong phú của các tài nguyên ở đây. Nhu cầu của hạ lưu phải giúp cho việc định hình cách quản lý và sử dụng tài nguyên ở thượng lưu, và nhu cầu về nước của người nghèo phải được ưu tiên hàng đầu. “Dòng môi trường” phải được xác định dựa trên những vấn đề cơ bản về kiến thức tốt nhất có thể có được tại thời điểm đó và thường xuyên được điều chỉnh.

Để có những tác động về kinh tế, Những nghiên cứu kiểu Thai Baan nên tập trung vào việc xây dựng sự liên kết của các bên liên quan ở địa phương để trao đổi những kết quả

và and hạn chế những thay đổi không mong đợi từ thượng nguồn. Chính phủ nên đúc rút kinh nghiệm về những kiến thức sâu rộng của cán bộ và cộng đồng địa phương và xay dựng cách quản lý nước độc quyền hơn.

Các cơ quan trong chính phủ nên giải quyết các xung đột một cách táo bạo, đúc rút kinh nghiệm quốc tế về các hiệp đinh quốc tế ưu tiên tiếp cận hệ sinh thái và lấy lợi thế của những cơ hội cho những thay đổi tích cực như chúng đã xảy ra.

D Quản lý thích ứng theo không gian liên quan đến những tác động có thể của hệ sinh thái với những vùng hệ sinh thái lân cận. Những thay đổi trong quản lý của một hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến những hệ sinh thái lân cận , mặc dù đã có những nỗ lực để nội tại hóa chi phí và lợi ích (Nguyên lý 4:

Điểm iii).

Một vài tác động không thể biết trước chắc chắn sẽ xảy ra. Ví dụ một số hoạt động nhất định về chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp không được cho phép trong hệ sinh thái này thì nó sẽ diễn ra nhiều hơn ở hệ sinh thái khác.

Rõ ràng quản lý là phải thích ứng. Những quản lý tốt hơn trong môt hệ sinh thái thường đem lại quản lý tốt hơn ở những hệ sinh thái lân cận trong một thời gian nhất định.

Bước D:

Quản lý thích ứng về không gian

Nguyên lý liên quan đến Bước D

3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện ở các hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác.

7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.

23

D

B ư ớ c D : Q u ả n l ý t h í c h ứ n g t h e o k h ô n g g i a n

Bước D: Nghiên cứu điển hình, quản lý thích ứng theo không gian

Nhân diện mô hình ở Tanzania

Ở huyện Babati, sườn núi Rift Valley, khi được trồng rừng có độ dốc nghiêng về phía đồng bằng phía dưới. Một trụ sở của thiên chúa giáo và một bệnh viện được xây dựng ở đó từ những năm 1920, đã thu hút nông dân đến sống ở vùng này và vào những năm 1970, việc xây dựng nhà cửa ở đây đã hình thành nên khu vực dân cư mới dọc theo chân của vách núi. Cây cối trên sườn núi bị cắt để xây dựng nhà cửa và làm củi đun, thậm chí gia súc được chăn thả vùng này.

Vào những năm 1990, sườn núi trở lên rất nghèo về hệ sinh thái. Các dòng suối không còn chảy quanh năm và có ít phù sa hơn trước đây, nở đất diễn ra thường xuyên. Các lối đi bộ trên sườn núi bị lún sâu và nguy hiểm.

Trưởng thôn Bermi đã ban hành lệnh cấm người dân trong thôn của ông chăn thả gia súc năm 1994, và phạt nếu phát hiện gia súc ở đó. Ông cũng cấm việc thu lượm củi và đề xuất việc trồng cây rộng khắp theo sườn dốc.

Hai thôn lân cận sau đó cũng cấm chăn thả gia súc trên địa bàn của họ. Hệ thực vật phục hồi nhanh chóng đã khuyến khích nhiều thôn khác nữa thiết lập các khu vực cấm chăn thả. Vào năm 2001, các dòng suối đã bắt đầu chảy quanh năm và đất ít bị sạt lở hơn. Các loài động vật hoang dã bắt đầu sinh sản và phát triển trở lại trên

vùng dốc. Các thôn hiện nay thậm chí xem xét giải quyết các vấn đề rộng hơn. Các vấn để này bao gồm việc yêu cầu các gia đình ở vùng đồi ngừng việc chăn thả gia súc ở sườn núi và yêu cầu bệnh viện của thiên chúa giáo ngừng ngay việc cắt hai xe tải gỗ mỗi tuần làm củi đun và xem xét các nguồn nhiên liệu khác như biogas.

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước thực hiện (Trang 23 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)