PHẦN 1: KẾT QUẢ CHỦ YẾU
IV. THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM
2. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động
Thực trạng ở Việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thường cao hơn hẳn khu vực nông thôn, trong khi tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Do đó các chỉ số về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và các nhà dùng tin khác.
Biểu 4.3 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và các vùng kinh tế - xã hội.
Số liệu chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam năm 2014 là 2,1%,
trong đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,4%, khu vực nông thôn là 1,5%. Một điều trùng hợp là tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ trong độ tuổi lao động là như nhau với 2,1%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong độ tuổi ở 2 thành phố lớn là khá cao với 4,3% ở Hà Nội và 3,3% ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi phân tổ tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi thì thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp nhóm tuổi thanh niên từ 15-24 cao hơn hẳn các nhóm tuổi khác. Và có một thực trạng rằng nhóm những người có trình độ cao hơn thì cũng có tỷ lệ thất nghiệp cũng cao hơn, đặc biệt là nhóm có trình độ Cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 6,8%.
Biểu 4.3: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, năm 2014
Đơn vị tính: Phần trăm Vùng kinh tế - xã hội Chung Khu vực cư trú Giới tính
Thành thị Nông thôn Nam Nữ
Toàn quốc 2,1 3,4 1,5 2,1 2,1
Các vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc 0,8 2,4 0,5 0,9 0,6
Đồng bằng sông Hồng (*) 2,1 3,3 1,7 2,3 1,9
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2,2 3,7 1,7 2,0 2,5
Tây Nguyên 1,2 1,9 0,9 0,9 1,5
Đông Nam Bộ (*) 1,7 2,1 1,4 1,6 1,8
Đồng bằng sông Cửu Long 2,1 2,8 1,8 1,5 2,8
Hà Nội 4,3 6,6 2,3 5,5 2,9
Thành phố Hồ Chí Minh 3,3 3,5 2,1 3,7 2,7
Nhóm tuổi
15-19 5,3 12,6 3,7 5,3 5,3
20-24 6,8 10,6 5,1 5,6 8,0
25-29 2,7 4,1 2,0 2,4 3,1
30-34 1,1 1,8 0,7 1,0 1,2
35-39 0,8 1,3 0,5 0,8 0,8
40-44 0,7 1,1 0,5 0,9 0,6
45-49 0,6 1,2 0,3 0,6 0,5
50-54 1,2 2,4 0,6 1,5 0,9
55-59 3,5 4,6 1,4 3,5 -
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật 1,6 2,9 1,1 1,6 1,5
Dạy nghề 3,1 3,8 2,3 3,2 2,5
Trung cấp chuyên nghiệp 4,5 4,9 4,1 3,7 5,2
Cao đẳng 6,8 6,3 7,3 6,5 7,0
Đại học trở lên 4,1 3,7 4,9 3,8 4,4
(*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh
Số liệu biểu 4.4 chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động chung toàn quốc là 2,4%, trong đó khu vực thành thị là 1,2% trong khi khu vực nông thôn là 2,9%. So sánh tỷ lệ thiếu việc làm theo vùng thấy rằng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất với 3,3% và 4,2% lần lượt, trong khi đó tỷ lệ này ở 2 thành phố lớn là khác thấp đặc biệt là thành phố Hồ chí minh với chỉ 0,1%.
Biểu 4.4: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, năm 2014
Đơn vị tính: Phần trăm Vùng kinh tế - xã hội Chung Khu vực cư trú Giới tính
Thành thị Nông thôn Nam Nữ
Toàn quốc 2,4 1,2 2,9 2,5 2,2
Trung du và miền núi phía Bắc 1,4 1,0 1,5 1,7 1,2
Đồng bằng sông Hồng (*) 3,3 1,8 3,7 3,4 3,1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2,6 1,9 2,8 2,4 2,7
Tây Nguyên 2,5 1,9 2,7 2,8 2,1
Đông Nam Bộ (*) 1,0 0,5 1,4 1,3 0,8
Đồng bằng sông Cửu Long 4,2 2,3 4,8 4,4 3,9
Hà Nội 0,8 0,1 1,4 0,8 0,8
Thành phố Hồ Chí Minh 0,1 0,2 0,0 0,2 0,1
(*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh
3. Một số đặc trƣng về thanh niên thất nghiệp
Số liệu chỉ ra rằng năm 2014 thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 chiếm khoảng 17% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên trong cả nước, nhưng chiếm 47,3% tổng số người thất nghiệp.
Biểu 4,5 cho thấy thanh niên thất nghiệp tập trung cao nhất cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối ở 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 26,4% và 19,5% lần lượt.
Biểu 4.5 Số lƣợng và phân bố phần trăm thanh niên thất nghiệp theo vùng kinh tế - xã hội, năm 2014
Vùng kinh tế - xã hội
Số thanh niên thất
nghiệp ( Nghìn người)
Phân bố phần trăm thanh niên thất
nghiệp (%)
Tỷ trọng thanh niên thất nghiệp trong tổng số người thất
nghiệp (%) Tổng
số Nam Nữ Tổng
số Nam Nữ Toàn quốc 474,9 100,0 100,0 100,0 47,3 42,5 52,9
Trung du và miền núi phía Bắc 24,8 5,2 5,8 4,7 48,6 43,3 56,4 Đồng bằng sông Hồng (*) 81,3 17,1 18,9 15,5 56,2 52,2 61,4 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 125,1 26,4 23,7 28,8 55,1 49,7 60,0
Tây Nguyên 21,5 4,5 3,3 5,6 57,5 48,8 63,7
Đông Nam Bộ (*) 39,3 8,3 8,4 8,1 53,5 51,5 55,7
Đồng bằng sông Cửu Long 92,7 19,5 17,8 21,1 48,6 51,9 46,3
Hà Nội 42,9 9,0 10,1 8,1 28,7 22,4 42,0
Thành phố Hồ Chí Minh 47,3 10,0 12,0 8,1 36,6 33,5 41,7
(*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh
Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao hơn gần 6 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên (Biểu 4.6). Xu hướng chung của cả nước tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên cao hơn của nam thanh niên. Đáng lưu ý là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khá cao với khoảng hơn 10%.
Biểu 4.6: So sánh tỷ lệ thất nghiệp thanh niên với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên, năm 2014
Vùng kinh tế - xã hội
Số thanh niên thất nghiệp (Nghìn người)
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp (%)
Tỷ lệ thất nghiệp từ 25 tuổi trở lên (%) Tổng
số Nam Nữ Tổng
số Nam Nữ
Toàn quốc 474,9 6,3 5,5 7,1 1,1 1,3 0,9
Trung du và miền núi phía Bắc 24,8 1,9 1,8 1,9 0,4 0,5 0,2
Đồng bằng sông Hồng (*) 81,3 8,9 9,1 8,7 0,8 1,1 0,6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 125,1 7,2 5,7 9,1 0,9 1,0 0,8
Tây Nguyên 21,5 3,5 2,2 5,1 0,5 0,6 0,5
Đông Nam Bộ (*) 39,3 5,0 4,7 5,3 0,8 0,8 0,7
Đồng bằng sông Cửu Long 92,7 6,8 5,0 9,3 1,0 0,8 1,3
Hà Nội 42,9 10,1 10,4 9,9 3,1 4,6 1,5
Thành phố Hồ Chí Minh 47,3 10,9 12,2 9,5 2,0 2,5 1,5
(*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh
Hình 4.1 cho thấy sự khác biệt về giới tính trong tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị theo nhóm tuổi. Năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 15-19 tuổi của nam cao hơn của nữ (14% so với 11%). Từ 20-34 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam. Từ 35 tuổi trở lên, tỷ lệ thất nghiệp của nam cao hơn của nữ.
Hình 4.1 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đặc trƣng theo tuổi và giới tính, 2014
4. Phương thức tìm việc của những người đang tìm kiếm việc làm
Biểu 4.7 chỉ ra rằng năm 2014, trên phạm vi cả nước có 50,5% người tìm việc thông qua “bạn bè/người thân". Ngoài ra một phương thức tìm việc khác khá phổ biến là “Nộp đơn xin việc” với 35,1%, Số người tìm việc thông qua các cơ sở dịch vụ giới thiệu việc làm rất hạn chế với 3,2%. Biểu 4.7 cũng chỉ ra rằng những người có trình độ khác nhau cũng có những phương thức tìm việc khác nhau.
Trong khi hình thức tìm việc qua “Nộp đơn xin việc” chủ yếu dành cho các đối tượng có trình độ chuyên môn kỹ thuật (từ trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên) thì ngược lại, nhóm tìm việc “Qua bạn bè/người thân” phần lớn áp dụng cho các đối tượng chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
00 02 04 06 08 10 12 14 16
15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59
Nam Nữ