Sau đây là quá trình thiết lập cuộc gọi giữa hai thuê bao nội bộ trong Tổng đài E10. Thuê bao chủ gọi là từ CSND A và thuê bao bị gọi là ở trong CSND B.
Các bước xảy ra như sau:
Hình 21: Cuộc gọi giữa 2 thuê bao A và B
4.2. Kiểm tra loại của thuê bao chủ gọi
Sau khi nhận được bản tin OUNAP, MR sẽ gởi bản tin đến TR yêu cầu xem xét loại của thuê bao này. TR sẽ tra cứu dữ liệu của nó và sau đó gởi bản tin trả lời về cho MR thông thông báo rằng thuê bao này được phép xuất phát cuộc gọi.
4.3. Kết nối âm hiệu mời quay số và chấp nhận cuộc gọi
Thông qua đường LAN, MR gởi bản tin DCXIAN tới cho COM yêu cầu kết nối âm hiệu mời quay số. Âm hiệu mời quay số này được tạo ra bởi GTA, khe thời gian dành cho cuộc gọi dự định thiết lập trên đường PCM nối giữa CSND A và Tổng đài E10 sẽ được kết nối tới GTA, tức là lúc này thuê bao sẽ nhận được âm hiệu mời quay số.
4.4. Nhận con số quay đầu tiên
Lúc này thuê bao chủ gọi thực hiện quá trình quay số. Khi nhận được con số đầu tiên, CSND A sẽ gởi bản tin CHUN về cho Tổng đài E10 để yêu cầu cắt âm hiệu mời quay số. Lúc này MR sẽ gởi bản tin tới cho MQ và MQ ra lệnh cho COM cắt âm hiệu mời quay số về cho thuê bao chủ gọi. Lúc này thuê bao chủ gọi tiếp tục quay con số tiếp theo, mỗi con số quay đều được CSND A gởi trên đường COC về cho MR. Sau khi nhận đủ các con số, MR biết được địa chỉ của thuê bao bằng cách gởi bản tin DTRAD kèm theo các con số xong thì sẽ gởi bản tin trả lời RTRAR.
4.5. Kiểm tra trạng thái thuê bao bị gọi
Sau khi biết được chính xác địa chỉ của thuê bao bị gọi ở CSND_B, MR sẽ gởi bản tin tới cho PU/PE và thông qua đường COC gởi bản tin tới cho CSND_B để hỏi tình trạng của thuê bao B. Thuê bao B đang ở trạng thái rỗi, CSND_B sẽ gởi bản tin trả lời về tình trạng của thuê bao B và đồng thời gởi dòng chông đến cho thuê bao bị gọi. Một khe thời gian rỗi sẽ được cấp phát trên đường PCM giữa Tổng đài E10 và CSND_B.
4.6. Gởi hồi âm chuông (Ringing Tone) đến thuê bao chủ gọi và chờ thuê bao bị gọi nhấc máy
Khi nhận được bản tin trả lời từ CSND_B, MR ra lệnh cho COM bằng bản tin DCX Tone để yêu cầu kết nối hồi âm chuông đến thuê bao chủ gọi từ ETA của SMA.
MR sau đó sẽ chờ 1 trong 3 tình huống sau:
• Thuê bao bị gọi nhấc máy.
• Thuê bao chủ gọi gác máy.
• Vượt quá thời gian rung chuông.
4.7 .Thuê bao bị gọi nhấc máy
Khi thuê bao bị gọi nhấc máy, tình trạng này sẽ được nhận biết bởi UT của CSND_B. Sau đó đường dây thuê bao bị gọi sẽ được ngắt khỏi bộ tạo dòng chuông.
UCN gởi một bản tin EVABO (tình trạng nhấc máy của thuê bao bị gọi) về MR. Khi nhận được bản tin này MR xẽ gởi bản tin DCXIAN đến phần mềm COM của ma trận chuyển mạch SMX để cắt tín hiệu hồi âm chuông.
4.8. Kết nối thuê bao gọi và bị gọi
MR gởi bản tin DCX đến cho MR để hỏi xem hiện nay GX có tiếp nhận thông tin hay không, tức là GX có khả năng cấp phát một đường nối qua mạng chuyển mạch hay không. GX gởi bản tin chấp nhận về cho MQ, MQ gởi bản tin trả lời cho MR về tình trạng tiếp thông tốt. Lúc này GX sẽ gởi lệnh tới cho COM yêu cầu kết nối hai khe thời gian dành sẵn trên hai đuờng PCM nối tới hai CSND chủ gọi và bị gọi, tức là hai thuê bao đã được nối với nhau.
Lúc này MR gởi bản tin tới cho TX yêu cầu tính cước cho cuộc gọi này. TX sau khi nhận được bản tin thì sẽ gởi bản tin trả lời là đã bắt đầu tính cước.
4.9. Giải phóng
Khi một trong hai thuê bao gác máy, bản tin gác máy sẽ được CSND gởi về cho MR, MR sẽ ra lệnh cho MQ ngắt đường nối giữa hai thuê bao qua ma trận chuyển mạch và kết nối thuê bao còn lại tới ETA để nhận âm hiệu bận, đồng thời MR sẽ gởi bản tin yêu cầu ngưng tính cước tới cho TX.
*Tổng kết:
Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tại Viễn thông Thừa Thiên Huế:
Tìm hiểu tổng quan về mạng Viễn thông Thừa Thiên Huế
Nắm được sơ đồ của hệ thống truyền dẫn Thừa Thiên Huế, bao gồm hệ thống