Hệ thống định vị dựa trên vị trí

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát xe bus tại trung tâm vận hành (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.3. Hệ thống định vị dựa trên vị trí

a. Khái niệm về LBS

Khái niệm vị trí (location) ở đây được hiểu là vị trí không gian (spatial location). Chính vì vậy, các dịch vụ dựa trên vị trí là các dịch vụ cung cấp thông tin tiện ích cho người sử dụng dựa trên việc lưu trữ, quản lý và phânt tích vị trí của các đối tượng được theo dõi[5].

Như vậy, để xây dựng được một dịch vụ dựa trên vị trí, ta cần hai thành phần sau:

- Một hệ thống thông tin địa lý để lưu trữ, quản lý và phân tích các thông tin về các đối tượng cố định, các đối tượng di động và các vị trí của chúng theo thời gian.

- Một hệ thống định vị để cung cấp nguồn thông tin vị trí của các đối tượng. Bao gồm đối tượng di động và cố định; định vị yêu cầu thời gian thực và định vị yêu cầu độ chính xác cao.

Hình 1.9: Nền tảng của LBS là GNSS và GIS b. Các ứng dụng của LBS [6]

- Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí (Location based information services). Một ví dụ tiêu biểu cho dịch vụ này là hệ thống định vị dẫn đường.

tùy vào thiết bị của người sử dụng và nguyên tắc hoạt động của hệ thống mà

quá trình khai thác dịch vụ có thể được thực hiện theo 2 cách là: ứng dụng web, client/server.

- Tính cước dịch vụ theo vị trí (Location sensitive billing). Hệ thống cần xác định vị trí của khách hàng để tính cước cho dịch vụ mà họ sẽ cung cấp (dịch vụ mua hàng từ xa, dịch vụ vận chuyển)

- Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp (Emergency services). Trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi ta không tránh khỏi các tai nạn hay các tình huống nguy hiểm.

Hệ thống hỗ trợ khẩn cấp hoạt động trên nguyên tắc: nhà cung cấp dịch vụ nhận tín hiệu yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng, khi đã xác định được vị trí của người yêu cầu, nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi các trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực cần thiết đến hiện trường để giải quyết sự cố.

- Dịch vụ quản lý giám sát (Tracking). Để bảo vệ các tài sản có giá trị người ta có thể gắn vào nó các thiết bị giám sát, khi được kích hoạt thiết bị này có nhiệm vụ gửi về máy tính của nhà cung cấp dịch vụ vị trí hiện tại của mình. Dữ liệu vị trí được sử dụng để vẽ lại vệt di chuyển của thiết bị trên bản

Ta còn gặp các dịch vụ giám sát dưới dạng các hệ thống quản lý, điều hành (hệ thống quản lý điều hành mạng lưới taxi, mạng lưới xe bus…).

Hình 1.10: LBS có ứng dụng rất rộng rãi trong giao thông c. Ứng dụng LBS ở Việt Nam

Ở các nước tiên tiến, LBS đã được ứng dụng vào thực tế từ rất lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên ứng dụng LBS còn tương đối ít với những lý do sau:

- Độ chính xác định vị chưa cao: Hiện nay, theo thí nghiệm tại Việt Nam với chip GPS phổ dụng, với điều kiện trời quang, vị trí không bị che lấp bởi cây cối, nhà cao tầng thì độ chính xác định vị khoảng 5-7 m. Còn với những điểm không thuận lợi (như dưới nhà cao tầng, cây cối, vật cản) độ

chính xác trở nên rất thấp.

- Độ chính xác của bản đồ chưa cao: Hiện nay, hầu hết các ứng dụng đã triển khai đều sử dụng bản đồ miễn phí (phổ biến nhất là Google Map) chưa đảm bảo về mặt độ chính xác và độ chi tiết dữ liệu.

- Độ mềm dẻo trong tích hợp: Đối với bộ thu là một khối tích hợp, các chức năng chưa mềm dẻo (thiếu các chức năng thu thập thông tin và điều khiển). Bản đồ chưa thể tích hợp nhiều nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát xe bus tại trung tâm vận hành (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)