Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong năm.Từ các số liệu tính toán, để nâng cao tỷ số hoạt động thì cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh là cơ sở quan trọng để dạt hiệu quả lợi nhuận cao.
a.Vòng quay hàng tồn kho:
Tên khoản mục ĐV 2010 2011
Hàng tồn kho bình quấn (1) VNĐ 7.778.509.399 3.299.271.085 Doanh thu thuần (2) VNĐ 65.015.354.056 70.757.070.251 Vòng quay hàng tồn kho (3=2/1) vòng 8,35 21,44
Kỳ luân chuyển HTK (365/(3)) ngày 43,71 17,02
Bảng 2.12.Vòng quay hàng tồn kho
Nhân tố Giá trị Tỷ lệ %
Ảnh hưởng của Doanh thu 0.74 5.65%
Ảnh hưởng của HTK 12.35 94.35%
Vòng quay HTK 13.09 100.00%
Qua bảng tính vòng quay hàng tồn kho cuả công ty ta thấy vòng quay hàng tồn kho ngày càng tăng và thời gian hàng tồn kho cũng được rút ngắn rất nhiều.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 vòng quay hàng tồn kho tăng 13,09 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòng quay hàng tồn kho tăng như vậy là do tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản giảm mạnh : năm 2010 là 13% và năm 2011 chỉ còn 11%. Cùng với đó hàng tồn kho cũng bị giảm mạnh năm 2011 giảm 11% so với năm 2010.
Bên cạnh đó, doanh thu của công ty không ngừng tăng cao năm 2011 tăng 9% so với năm 2010.
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2011 giảm 226,69 ngày so với năm 2010. Hàng tồn kho trong năm 2011 giảm như vậy là do số nguyên liệu được dự trữ trong kho cũng đã được xuất ra dùng để chế tạo sản phảm kết cấu thép cùng với số công trình cần dung tới sản phẩm kết cấu để hoàn thành nhà thép tiền chế đang di tơi những giai đoạn cuối nên hàng tồn kho được xuất ra dùng rất lớn.
b.Vòng quay khoản phải thu, kỳ thu nợ bình quân
Tên chỉ tiêu ĐV 2010 2011
Khoản phải thu bình quân (1) VNĐ 13.175.450.250 18.751.090.360 Doanh thu thuần (2) VNĐ 65.015.354.056 70.757.070.251
Vòng quay khoản phải thu (3=2/1) Lần 4,93 3,77
Kì thu nợ bán chịu (3=1*365/2) ngày 73,95 96,72
Bảng 2.13.Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu nợ
Nhân tố Giá trị Tỷ lệ % Ảnh hưởng của Doanh thu 0.44 -37.93%
Ảnh hưởng của KPT -1.6 137.93%
Vòng quay KPT -1.16 100.00%
Hiện nay các khoản phải thu của công ty hoàn toàn là các khoản nợ từ khách hàng. Trong vòng 2 năm từ năm 2010 – 2011 doanh thu của công ty tăng đồng thời các khoản phải thu cũng tăng. Kỳ thu nợ dài cũng cho thấy chính sách cho nợ dài hạn của công ty là khá mạo hiểm.
Vòng quay khoản phải thu năm 2011 giảm 1,16 lần so với năm 2010. Kỳ thu nợ bán chịu năm 2011 tăng 22,77 ngày so với năm 2010. Đây là dấu hiệu không tốt chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng nhiều vốn trong khi vốn lưu động thì thiếu.
c.Vòng quay tài sản ngắn hạn
Phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết tốc độ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên chỉ tiêu ĐV 2010 2011
Tài sản ngắn hạn bình quân (1) VNĐ 22.772.621.860 23.310.051.570 Doanh thu thuần (2) VNĐ 65.015.354.056 70.757.070.251
Vòng quay TSNH (3=2/1) Lần 2,85 3,03
Bảng 2.14.Vòng quay tài sản ngắn hạn
Nhân tố Giá trị Tỷ lệ
% Ảnh hưởng của Doanh thu 0.25 138.89
%
Ảnh hưởng của TSNH -0.07 -
38.89%
Vòng quay TSNH 0.18
100.00
%
Vòng quay tài sản của công ty đang ngày một tăng nguyên nhân là do tốc độ tăng của TSNH không bằng tốc độ tăng của doanh thu thuần. Chính vì vậy, công ty cần quan tâm hơn tới công tác bố trí TSNH trong từng khâu hoạt động, sản xuất để có kết quả kinh doanh tốt.
d.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Tên chỉ tiêu ĐV 2010 2011
Tổng tài sản bình quân (1) VNĐ 26.166.392.080 26.897.547.530
Doanh thu thuần (2) VNĐ 65.015.354.056 70.757.070.251
Sức sản xuất (3=2/1) vòng 2,48 2,63
Bảng 2.15.Vòng quay tổng tài sản
Nhân tố Giá trị
Tỷ lệ
% Ảnh hưởng của Doanh thu 0.23
147.44
% Ảnh hưởng của TTS -0.074
- 47.44%
Vòng quay TTS 0.156 100.00
%
Sức sinh lợi của công ty không thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty hiện nay là bình thường làm cho hiệu quả kinh danh đạt được tương đối tốt. Hiệu quả sử vốn như vậy là do số lượng tài sản lưu động và TSCĐ của công ty qua 2 năm có tăng nhưng tăng rất ít và nó chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản vì trong những năm vừa qua công ty không mua sắm nhiều thiết bị phục vụ sản xuất, nhà xưởng vẫn hoạt động tốt.
• Hiệu quả và hiệu suất sử dụng TSCĐ
Tên chỉ tiêu ĐV 2009 2010 2011
Vốn cố định bình
quân (1) VNĐ 2.920.075.113 3.016.393.326 3.467.195.967
Doanh thu thuần (2) VNĐ 42.638.811.990 65.015.354.056 70.757.070.251 Lợi nhuận sau thuế (3) VNĐ 955.490.960 626.387.993 1.272.866 .508
Hiệu suất sử dụng (4=2/1) vòng 14,60 21,55 20,40
Hiệu quả sử dụng (5=3/1) % 32,72 20,76 36,71
Số ngày bình quân (6=180/4) ngày 12,33 8,35 8,82
Bảng 2.17.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Nhân tố Giá trị Tỷ lệ %
Ảnh hưởng của Doanh thu 1.9 -158.33%
Ảnh hưởng của TSCĐ -3.1 258.33%
Vòng quay TSCĐ -1.2 100.00%
Một đồng tài sản cố định đầu tư năm 2009 đem lại 14,6 đồng doanh thu, năm 2010 đem lại 21,55 đồng và năm 2011 đem lại 20,4 đồng doanh thu tăng 1,5 lần so với năm 2009. Chứng tỏ số TSCĐ hiện nay của công ty đã được sử dụng với công suất cao và tận dụng có hiệu quả, số ngày lưu chuyển bình quân đã bị rút bớt lại từ 12 ngày bây giờ xuông chỉ còn 8 – 9 ngày. Chứng tỏ trong những năm vừa qua công ty đã sử dụng một cách tốt TSCĐ một cách hợp lý để tạo được hiệu quả sử dụng tốt như vậy, trong những năm tới công ty cần phát huy việc sử dụng TSCĐ tốt như vậy để ngày càng nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng một cách hợp lý và tốt nhất.
Nhận xét
Qua phân tích các chỉ số hoạt động của công ty ta có thể đánh giá như sau:
- Vốn kinh doanh đặc biệt là vốn lưu động (TSNH) công ty đã sử dụng một cách có hiệu quả, một đồng vốn lưu động càng ngày càng tạo ra được nhiều đồng doanh thu hơn.
- Vòng quay hàng tồn kho đã nhanh hơn rất nhiều từ 87 ngày năm 2009 đã rút xuống còn 12 ngày năm 2011. Nhưng kỳ thu nợ của công ty đang bị kéo dài hơn tới năm 2011 đã kéo dài 96 ngày(hơn 3 tháng). Do đó để cải thiện tình hình này công ty cần tìm những biện pháp tốt nhất để làm cho kỳ thu nợ ngắn lại giúp công ty nhanh chóng thu hồi lại vốn để tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tích cực hơn đểcông ty mở rộng hoạt động của mình.
2.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi
Các tỷ số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty, đây là những tỷ số quan trọng nhất của doanh nghiệp.
a.Lợi nhuận biên (ROS)
Bảng 2.18.Lợi nhuận biên
Tên chỉ tiêu ĐV 2009 2010 2011
Doanh thu thuần (1) VNĐ 42.638.811.990 65.015.354.056 70.757.070.251 Lợi nhuận sau thuế (2) VNĐ 955.490.960 626.387.993 1.272.866.508 Lợi nhuận biên ROS (2/1) % 2,24 0,96 1,80
Doanh lợi chỉ cho ta thấy cứ 100đ doanh thu thuần thì có 2,24đ lợi nhuận năm 2009; 0,96đ năm 2010; 1,80đ năm 2011. Nguyên nhân giảm tỷ suất lợi nhuận năm 2010 là do năm 2010 tỷ lệ tăng chi phí còn nhanh hơn cả tốc độ tăng doanh thu. Còn năm 2011 nó đã tăng lên là do công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất một cách đáng kể và tài sản bình quân có tăng dù không nhiều.
b.Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Bảng 2.19.Tỷ suất thu hồi tài sản
Tên chỉ tiêu ĐV 2009 2010 2011
Tổng tài sản bình quân (1) VNĐ 22.845.876.110 26.166,392,080 26,897,547,530 Lợi nhuân sau thuế (2) VNĐ 955.490.960 626,387,993 1,272,866 ,508
ROA = LNST/TTSbq (3=2/1) % 4,18 2,39 4,73
• Năm 2009 cứ 100đ vốn bỏ ra thì tạo được 4,18đ lợi nhuận
• Năm 2010 cứ 100đ vốn bỏ ra thì chỉ còn 2,39đ lợi nhuận
• Năm 2011 cứ 100đ vốn bỏ ra lại thu được 4,73đ lợi nhuận
Năm 2010 có sự gia tăng nhanh về tài sản nhưng lại chưa đưa vào sử dụng, quá trình tiêu thụ sản phẩm suy giảm làm cho hệ số hoàn vốn tổng tài sản thấp đi. Ngược lại năm 2011 do những biện pháp quản lý và sử dụng tốt tài sản của mình nên các chi phí sản xuất được tiết kiệm khá nhiều( Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh) nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên cao, vượt mức năm 2009 dù tài sản bình quân tăng ít chỉ có 700 triệu VNĐ nhưng cũng là do doanh thu của năm 2011 tăng 9% so với năm 2010. Hiệu quả kinh doanh của
công ty đã được cải thiện theo chiều hướng tốt lên. Hệ số này tốt hơn cũng đồng nghĩa công ty đang chiếm được khoản lợi nhuận trên lượng đầu tư ít hơn.
c.Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2.20.Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu
Tên chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Lợi nhuận sau thuế VNĐ 955,490,960 626.387.993 1.272.866.508 Vốn chủ sở hữu bình quân VNĐ 3,061,073,556 4.001.461.997 5.178.361.247
ROE = LNST/VCSHbq % 31,21 15,65 24,58
Theo kết quả tính toán trong bảng trên thì lợi nhuận của VCSH đem lại cho công ty là rất lớn mặc dù năm 2010 nó bị giảm đi một nửa tức là 100đ VCSH đem lại 15,65đ lợi nhuận.
Còn năm 2009, 2011 mức lợi nhuận đem lại trên 100đ VCSH lần lượt là 31,12đ và 24,58đ.
Những biện pháp tổ chức sử dụng nguồn vốn hợp lý năm 2011 trước mức sụt giảm năm 2010 đã đem lại thay đổi. Điều này cũng phù hợp với trên là công ty đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và sử dụng hiệu quả. Mặc dù lượng VCSH của công ty vẫn còn rất nhỏ.
d. Doanh lợi trước thuế của TTS (BEP)
Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh
Giá trị Tỷ lệ %
EBIT 1,652,080,993 848,762,498 -803,318,495 -48.62%
TTS bình quân 26,166,392,080 26,897,547,530 731,155,450 2.79%
BEP 6.31% 3.16% -3.16% -50.02%
Doanh lợi trước thuế của tổng tài sản qua 2 năm có xu hướng giảm mà nguyên nhân chính là do mức giả của EBIT
Bảng 2.21.Tỷ suất sinh lời
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
ROS 2.24 0.96 1.80
ROA 4.18 2.39 4.73
ROE 31.21 15.65 24.58
Khả năng sinh lời của công ty đang được cải thiện mà nguyên nhân là do công ty sử dụng tốt hơn các nguồn tài trợ và và NVCSH. Chính điều này đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận sau thuế lên rất nhiều. Mức sinh lời của công ty tương đối tốt rồi nhưng công ty cần đẩy mạnh các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả, đẩy mạnh công tác hàn thiện công trình, sản phẩm kết cấu thép nhằm nâng cao hơn nữa các hệ số sinh lời.