MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH

Một phần của tài liệu phát triển tiểu thủ công nghiệp ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 34)

3.1. Mục tiêu phát triển TTCN của thị xã Hương Thủy - Mục tiêu tổng quát:

Hiện nay, Thị xã đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án nghiên cứu liên quan đến việc phục hồi và phát triển ngành nghề và làng nghề thủ công. Thị xã luôn xác định việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan cách trọng về phát triển kinh tế-xã hội của thị xã nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa NN, NT, đảm bảo thực hiện thắng lợi cơ cấu kinh tế mà Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 13 đề ra là Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp.

- Mục tiêu cụ thể:

Khôi phục làng rèn Cầu Vực xã Thủy Châu. Xây dựng và phát triển Làng nón lá Thủy Thanh; Làng tăm hương Thủy Bằng, Dương Hòa; làng chỗi đót Thủy Phương đạt tiêu chí làng nghề theo quy định của Chính phủ và của Tỉnh.

Bố trí kinh phí từ 2-3 tỷ/năm từ nguồn ngân sách huyện và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác phục vụ xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại cụm TTCN và làng nghề

Thủy Phương; làng nghề TCMN Thủy Lương. Phấn đấu đến năm 2010 lấp đầy giai đoạn 1 và đến năm 2015 lấp đầy giai đoạn 2.

Quy hoạch TTCN Thủy Châu và các điểm sản xuất TTCN ở thị trấn Phú Bài và xã Thủy Dương sau khi lấp đầy cụm TTCN và làng nghề Thủy Phương; làng nghề Thủy Lương.

Giải quyết việc làm cho lao động hàng năm ở địa phương 300-500 người/năm (không tính lao động làm theo thời vụ)

3.2. Giải pháp phát triển TTCN ở thị xã Hương Thủy 3.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch

Để phát triển TTCN và các nghành nghề truyền thống ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đúng hướng đòi hỏi phải có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, thích hợp cho từng giai đoạn, trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu cho từng nghành, từng vùng phù hợp với khả năng hiện có nhằm khai thác sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Quy hoạch phát triển phải dựa trên tình hình thực tế, tiềm năng thế mạnh của từng vùng lãnh thổ, dựa trên chiến lược phát triển KT – XH chung của địa phương, để có quy hoạch phát triển TTCN có hiệu quả cần lưu ý các nội dung sau:

Phải điều tra nắm vững số lượng, chất lượng, phân bố làng nghề TTCN, để định hướng quy hoạch tổng quan cho từng địa phương dự kiến xây dựng cụm TTCN; Có chính sách hỗ trợ cụ thể: Hỗ trợ vốn, đào tạo nhân lực, tập huấn nghề cho người lao động.

Xác định phương hướng phát triển cho các nghành nghề, sản phẩm TTCN truyền thống cho từng cụm TTCN. Hoàn thiện, bổ sung chính sách, khôi phục đổi mới phá triển nghành nghề TTCN truyền thống và mở ra nghề mới. Có kế hoạch đào tạo nghề TTCN cho người lao động.

Tiến hành tổng kết bài học thành công, thất bại của quá trình phát triển TTCN ở các huyện và ở tỉnh khác trong nước, kinh nghiệm của một số nước trên thế giớ để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thị xã Hương Thủy trong quá trình xây dựng và phát triển TTCN.

3.2.2. Giải pháp về vốn

Các chủ cơ sở TTCN cần chủ động và triển khai thực hiện việc tạo vốn và huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong các thành phần kinh tế. Áp dụng các hình thức

khuyến khích thích hợp nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân để xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN theo chính sách đã ban hành.

Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, huy động vốn. Đồng thời tích cực triển khai các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất TTCN, chính sách khuyến công và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh ban hành; cho phép sử dụng kinh phí từ quyền sử dụng đất tại địa phương để tạo nguồn vốn xây dựng hạ tầng cụm TTCN.

Tăng cường đầu tư ngân sách của thị xã, gồm cả vốn ngân sách tập trung, vốn tính dụng, đổi mới cơ sấu và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu ngành.

Bên cạnh đó cần có các cơ chế chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư, bằng phương thức đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư theo hướng huy động từ nhiều nguồn bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là: từ ngân sách nhà nước; từ nguồn vốn của các nhà đầu tư; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; huy động nguồn vốn nhàn rổi trong nhân dân; huy động từ các nguồn vốn nước ngoài.

3.2.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất là một biện pháp hữu hiệu không những có tác dụng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm mà nó còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sống con người. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng của hướng đi này là rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền thị xã, bởi vì hầu hết các cơ sở, các hộ sản xuất nghành nghề TTCN chưa đủ khả năng để tìm kiếm, đầu tư vào máy móc, thiết bị công nghệ mới họ thiếu cả vốn cả về trình độ, để làm tốt điều này cần phải:

Khuyến khích các đơn vị sản xuất TTCN thường xuyên đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ cải tiến với công nghệ thủ công truyền thống ở những công đoạn cho phép, tiến đến cơ khí hóa hoàn toàn các khâu.

Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường, quan tâm đến tiêu chuẩn hàng hóa, bao bì, thị hiếu khách hàng…

3.2.4. Giải pháp về hỗ trợ trong quản lý đối với các cơ sở TTCN

Để thực hiện tốt trong việc quản lý cần có đội ngủ lao động và quản lý có chất lượng, để làm được điều này cần thực hiện những giải pháp sau:

Phối hợp với trường kỹ nghệ huyện và các trung tâm đào tạo nghề trên toàn tỉnh xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nghề và nâng cao trình độ tay nghề cho các ngành nghề như: mộc dân dụng, cơ khí, thêu gia công xuất khẩu…

Dạy nghề, truyền nghề thuộc các ngành nghề như mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm… tại các cơ sở/ doanh nghiệp.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ doanh nghiệp, tổ chức tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động trong các trường đào tạo nghề, cho người lao động trung ương và địa phương, kèm cặp dạy nghề, truyền nghề tại cơ sở sản xuất.

Mời các chuyên gia, các nghệ nhân có kinh nghiệm của các địa phương khác trong và ngoài tỉnh như: Mây tre đan mỹ nghệ xuất khẩu, gỗ mỹ nghệ,...Về dạy nghề và truyền nghề cho người lao động của các cơ sở sản xuất TTCN góp phần làm cho sản phẩm TTCN thêm phong phú và đa dạng hơn.

3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất TTCN có tiềm năng sản xuất lớn,có khả năng cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng cũng như đáp ứng được chất lượng sản phẩm, nhưng các cơ sở sản xuất hay các hộ không tìm kiếm được thị trường đầu ra cụ thể là các sản phẩm thủ công nghiệp như đan lát, nón lá,…

Do đó, việc tìm kiếm thị trường là yếu tố quan trọng nhất để phát triển nghành nghề TTCN ở thị xã Hương Thủy, nên cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các hiệp hội ngành nghề để giúp đở nhau sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài địa phương, tăng năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất.

Tổ chức việc thu thập và cung cấp các thông tin cần thiết về thương mại và kinh tế trong thị xã; điều tra nghiên cứu, giới thiệu thị trường và bạn hàng cho cá cơ sở sản xuất trong các cụm TTCN.

Tiếp tục khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất TTCN và các ngành nghề nông thôn được tiếp cận, tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Thực hiện việc giới thiệu kêu gọi đầu tư bên ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần thiết có thể

thuê các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, marketing để thiết kế các nội dung quảng bá, giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế của các cụm TTCN nhằm thu hút đầu tư có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phát triển tiểu thủ công nghiệp ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w