B- Quy trình thể hiện phần Cột
7- CHUYÊN ĐỀ MÁI BIỆT THỰ
A- Để vẽ được hệ kết cấu mái, ta phải biết được:
- Các dạng mái thường gặp như: mái BTCT lợp ngói, mái ngói hệ khung 3 lớp (xà gồ, cầu phông, li tô), mái ngói hệ khung thép nhẹ 2 lớp (vì kèo, xà gồ), mái đón vòm cong (phía trên ban công).
- Phân loại theo hình dáng mái ta có: 1 mái, 2 mái, 4 mái (không giao), mái biệt thự (mái nhỏ giao với mái lớn).
- Mái ngói: loại ngói nhỏ cách khoảng 270; loại ngói lớn cách khoảng 330 (theo phương xiên của mái).
B1- Mái BTCT lợp ngói gồm các thành phần:
- Mái ngói.
- Lớp li tô: sắt hộp 25x25x1/30x30x1, rải từ đỉnh mái xuống cách khoảng theo ngói, thanh đầu tiên cách đỉnh cầu phông 30 (xem hình trang 25) - Cầu phông: sắt hộp 30x60x1.5, rải từ giữa mái ra biên mái, 2 thanh cách
nhau #1200.
- Sàn mái BTCT: tương tự sàn BTCT thông thường, chỉ khác ở chỗ là sàn mái có độ dốc (hay độ nghiêng), sàn mái thường vươn ra khỏi tường một khoảng từ 600~900, hoặc sao cho chẵn viên ngói.
truongthehiep1980@gmail.com trang 24
* Định vị hệ dầm cho sàn mái BTCT:
- Dầm đỉnh mái: là dầm chạy dọc theo đỉnh mái.
- Dầm vì kèo: là hệ dầm đỡ sàn mái và gối lên nhịp cột.
> Dầm vì kèo (DVK): thường có 3 cạnh (dầm c1, dầm c2, dầm c3) tạo thành hình tam giác. Dầm c1, c2 xiên theo mái, dầm c3 nối nhịp cột.
+ Nếu nhà có nhịp cột lớn thì ta bố trí thêm cột cấy từ dầm c3 tới đỉnh mái để phân bố đều tải cho hệ DVK.
+ Nếu nhà có 2 nhịp cột thì ta kéo dài cột giữa lên cao đụng dầm c1 hoặc c2 để phân bố đều tải cho hệ DVK.
- Vì kèo biên phải xây tường bao che. Tường này gọi là tường đầu hồi, hay tường hồi.
- Dầm giằng theo bước cột hay dầm tầng áp mái tạo khung kết cấu vững chắc. Lưu ý: dựa vào hệ dầm này để bố trí sê nô âm cho mái ngói.
- Xem file đính kèm tại: https://truongthehiep.wordpress.com
- Phần sàn mái BTCT vươn ra khỏi lưới trục (hay tường) là sàn console.
Liên kết vào dầm gần nhất.
- Chiều cao dầm (mái) = chiều dài dầm/12 (tính theo dầm chính)
- Nguyên lý truyền tải: Ngói -> sàn BTCT -> hệ DVK (dầm giằng) -> hệ cột.
B2- Quy trình thể hiện mái ngói BTCT:
- Mặt bằng:
+ Bước 1: lấy mặt bằng mái từ file kiến trúc.
+ Bước 2: dỡ bỏ lớp ngói (bỏ hatch), định vị đủ hệ kết cấu cột, vì kèo, dầm giằng (áp mái). Đặt tên để vẽ mặt cắt bố trí thép.
+ Bước 3: bố trí thép sàn mái tương tự như sàn bình thường nhưng ta vẽ thép xiên để diễn tả mái dốc).
+ Bước 4: ghi chú thép, đánh số thép sàn mái và dim phần BT (để thợ đóng coffa).
- Mặt cắt:
+ Bước 1: lấy mặt cắt từ file kiến trúc hoặc vẽ mới mặt cắt vì kèo để bố trí thép. Lưu ý sê nô âm (nếu có).
truongthehiep1980@gmail.com trang 25 + Bước 2: vẽ mặt cắt tại vị trí sàn console để bố trí thép. Dim khoảng nhô
ra của sàn console.
+ Bước 3: ghi chú thép, đánh số thép vì kèo và dim phần BT, đánh cote.
+ Bước 4: vẽ cầu phông và li tô vào mặt cắt vì kèo (xóa thép vì kèo, giữ lại nét bao BT)
C1- Mái ngói hệ 3 lớp gồm các thành phần:
- Mái ngói.
- Li tô: sắt hộp 25x25x1/30x30x1, rải từ đỉnh mái xuống cách khoảng theo ngói, thanh đầu tiên cách đỉnh cầu phông 30.
- Cầu phông: sắt hộp 30x60x2, rải từ giữa mái ra biên mái, 2 thanh cách nhau từ 500~600.
- Xà gồ: Tùy theo khoảng cách giữa 2 khung tường hồi mà ta dùng các loại sắt hộp khác nhau. Ví dụ:
+ Khoảng cách <=4m: sắt hộp 50x100x2mm + Khoảng cách 4m~5m: sắt hộp 60x120x2mm + Khoảng cách 5m~6m: sắt hộp 70x140x2mm + Khoảng cách > 6m: lấy số liệu từ KS.
truongthehiep1980@gmail.com trang 26 - Tường hồi: là mảng tường gạch xây chịu lực phụ thay cho vì kèo hoặc
mảng tường bao che cho vì kèo biên.
- Nguyên lý truyền tải: Ngói -> li tô -> cầu phông -> xà gồ -> hệ dầm -> hệ cột.
C2- Quy trình thể hiện mái ngói hệ 3 lớp:
- Mặt bằng:
+ Bước 1: lấy mặt bằng mái từ file kiến trúc.
+ Bước 2: dỡ bỏ lớp ngói (bỏ hatch) định vị hệ kết cấu cột, dầm, tường hồi.
+ Bước 3: vẽ mặt bằng cầu phông (xà gồ, li tô bố trí tại mặt cắt DVK).
+ Bước 6: định vị và đặt tên khung vì kèo hoặc tường hồi.
+ Bước 7: dim, ghi chú thanh thép, định vị sê nô âm (nếu có)
- Mặt cắt:
+ Bước 1: lấy mặt cắt từ file kiến trúc hoặc vẽ mới mặt cắt vì kèo / tường hồi để bố trí thép, dim rõ hình dáng, kích thước, cao độ.
+ Lưu ý sê nô âm (nếu có).
+ Bước 2: ghi chú thép, đánh số thép vì kèo và dim phần BT, đánh cote, hatch tường hồi.