Biện pháp 1: Chú trọng tìm kiếm các cơ hội trong dạy học nội dung Số và phép tính lớp 2 nhằm bồi dưỡng từng biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán cho học sinh

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Đề tài phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán trong dạy học số và phép tính Ở toán 2 (Trang 21 - 36)

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “SỐ VÀ PHÉP TÍNH”

2.2 Một số biện pháp phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học Toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học “Số và phép tính”

2.2.1 Biện pháp 1: Chú trọng tìm kiếm các cơ hội trong dạy học nội dung Số và phép tính lớp 2 nhằm bồi dưỡng từng biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán cho học sinh

a, Mục đích: Khi GV tìm kiếm và tận dụng các cơ hội phù hợp để lồng ghép việc sử dụng các công cụ và phương tiện học Toán trong từng bài học, HS sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các công cụ và phương tiện học Toán. Từ đó phát triển được các biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán cho HS.

b, Cách tiến hành:

- Bước 1: GV nghiên cứu, liệt kê ra những cơ hội nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán trong dạy học nội dung Số và phép tính lớp 2 (ví dụ:

xem bảng 4).

- Bước 2: Tiến hành lựa chọn cộng cụ và phương tiện học Toán phù hợp với từng bài học cụ thể.

- Bước 3: Thiết kế các hoạt động nhằm bồi dưỡng từng biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán cho HS.

Bảng 4: Những cơ hội bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán thông qua dạy học nội dung Số và phép tính lớp 2

Chủ đề Nội dung dạy học Cơ hội bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán

Số tự nhiên Số và cấu tạo thập phân của một số

- Sử dụng que tính, khối lập phương giúp học sinh trực quan hóa số lượng và cấu tạo số

- Sử dụng bảng số, thẻ số từ 1 đến 1000 giúp học sinh nhận biết số tròn trăm, số liền trước, số liền sau

- Sử dụng mô hình tia số tự làm giúp học sinh nhận biết tia số.

- Sử dụng các phần mềm toán học, các hình ảnh minh hoạ…

So sánh các số Sử dụng bảng số, thẻ số từ 1 đến 1000; mô hình tia số; các hình ảnh minh hoạ hoặc dụng cụ tự làm để so sánh hai số, xác định số lớn nhất và bé nhất, sắp xếp các số theo thứ tự (trong phạm vi 1000).

Ước lượng số đồ vật Sử dụng các vật dụng quen thuộc như hạt, que tính, viên bi, nắp chai, bút chì…; các hình ảnh minh hoạ để học sinh ước lượng số lượng.

Các phép tính với số tự nhiên

Phép cộng, phép trừ Sử dụng que tính, chấm tròn, thẻ số, mô hình khối lập phương, các hình ảnh minh hoạ gần gũi… để hỗ trợ học sinh trong nhận biết, tính toán các phép tính cộng, trừ.

Phép nhân, phép chia Sử dụng vật thật; mô hình bảng nhân, chia tự làm; các hình ảnh minh hoạ… để hỗ trợ học sinh trong nhận biết, tính toán các phép tính nhân, chia.

Tính nhẩm Sử dụng que tính, chấm tròn, các ô vuông, thẻ số, thẻ chữ, bàn tính, phần mềm toán học… giúp học sinh tính nhẩm.

Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

Sử dụng mô hình, tranh ảnh, hình vẽ, đồ vật thật… giúp học sinh nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ, nhân, chia)

c, Ví dụ cụ thể: Trong dạy học nội dung Tính nhẩm, cụ thể là bài học Ôn tập về ph ép cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 (Toán lớp 2, tập1)

- Bước 1: GV nghiên cứu, liệt kê ra những cơ hội nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán trong dạy học nội dung Tính nhẩm (Sử dụng que tính, chấm tròn, các ô vuông, thẻ số, thẻ chữ, bàn tính, phần mềm toán học… giúp học sinh tính nhẩm).

- Bước 2: GV tiến hành lựa chọn cộng cụ và phương tiện học Toán phù hợp với bài học Ôn tập về phép cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Trong bài học này, GV sẽ lựa chọn sử dụng thẻ số, thẻ chữ và phần mềm toán học để hỗ trợ HS trong việc tính nhẩm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Bước 3:Thiết kế các hoạt động nhằm bồi dưỡng từng biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán cho HS

Hoạt động 1: GV đưa ra các thẻ số, thẻ chữ và giới thiệu về tên gọi, tác dụng, cách thức sử dụng và cách bảo quản chúng. Tiếp theo, GV yêu cầu HS nhắc lại tên, tác dụng, quy cách sử dụng và cách bảo quản các công cụ đó.

Hoạt động 2: GV tổ chức trò chơi “Xây nhà 4 tầng

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về phép cộng, trừ trong phạm vi 20 thông qua việc sắp xếp thẻ số để tạo ra phép tính đúng.

+ Phát triển biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học Toán cho HS: Sử dụng được các thẻ số, thẻ chữ để tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

- Chuẩn bị dụng cụ:

+ Các thẻ số chứa 3 số cụ thể (ở ngôi nhà thứ nhất gồm 3 thẻ số: 8, 20, 12; ngôi nhà thứ 2 gồm 3 thẻ số: 9, 15, 6) và các thẻ chữ có dấu “+, - “. Mặt sau của các thẻ số và thẻ chữ được dán băng keo 2 mặt để HS có thể dán chúng lên các tầng của ngôi nhà.

+ Hình ngôi nhà: Ngôi nhà có 4 tầng, mỗi tầng có ô trống để HS điền phép tính.

+ Hình ảnh minh hoạ như sau:

- Luật chơi:

+ GV chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 học sinh.

+ GV phát cho mỗi nhóm 2 hình ngôi nhà trống và các thẻ số, thẻ chữ như hình minh hoạ trên.

+ HS phải sử dụng các thẻ số (8, 20, 12) và thẻ chữ (+, -) để hoàn thành các phép tính trên 4 tầng ở ngôi nhà thứ nhất và làm tương tự ở ngôi nhà thứ hai. Mỗi số có thể được dùng nhiều lần, nhưng phép tính phải đúng và phép tính ở mỗi tầng không được trùng nhau. Ví dụ:

+ Nhóm nào hoàn thành xong cả 2 ngôi nhà đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Hoạt động 3: GV tổ chức cho HS thao tác trực tiếp trên máy tính, làm bài tập trực tiếp trên phần mềm sách điện tử Cánh diều ở trang web Hoc10.vn. Ví dụ: Bài tập 3 thuộc bài học Luyện tập chung (sách Toán lớp 2, tập 1, trang 40, bộ sách Cánh diều).

+ GV hướng dẫn HS nhấn vào nút “bắt đầu” ở góc phải trên màn hình và tiến hành điền vào các ô trống số thích hợp để hoàn thành các phép tính, sau đó nhấn vào nút “kiểm tra” ở góc phải dưới màn hình để kiểm tra kết quả bài làm của mình. Nếu kết quả sai, HS có thể nhấn nút “làm lại” để luyện tập lại bài.

Hoạt động 4: GV yêu cầu học sinh so sánh ưu điểm và hạn chế khi thao tác với thẻ số, thẻ chữ trong trò chơi so với làm bài tập trực tiếp trên phần mềm máy tính.

+ Khi sử dụng thẻ số, thẻ chữ; HS có thể hình dung một cách trực quan các phép tính; HS có cơ hội sử dụng tay để thao tác với thẻ, giúp kích thích khả năng vận động và tăng cảm giác hứng thú.

+ Khi làm bài tập trực tiếp trên phần mềm máy tính, HS sẽ được kiểm tra kết quả bài làm của mình ngay lập tức và thu được phản hồi nhanh chóng. Từ đó sửa chữa kịp

thời lỗi sai nếu có. Ngoài ra các em có thể luyện tập lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu không có sự hướng dẫn kĩ của GV thì các em sẽ khó thao tác trên phần mềm này.

Qua ví dụ này, HS đã đáp ứng được yêu cầu cần đạt về nhiều biểu hiện của năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán. Cụ thể là: Hoạt động 1 nhằm giúp HS đáp ứng biểu hiện thứ nhất: Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học Toán. Hoạt động 2 giúp HS đáp ứng biểu hiện

“Sử dụng được các công cụ, phương tiện học Toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập Toán đơn giản”. Các hoạt động 3, 4 giúp HS đáp ứng hai biểu hiện tiếp theo là “Làm quen được với phương tiện cộng nghệ thông tin hỗ trợ học tập.” và “Nhận biết được (bước đầu) một số các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí”.

2.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi có sử dụng công cụ và phương tiện học Toán nhằm kích thích hứng thú tìm tòi ở học sinh

a, Mục đích: Giúp HS có hứng thú và tích cực hơn trong việc học Toán, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập có sử dụng công cụ và phương tiện học Toán, kích thích sự tò mò, chủ động tìm tòi khám phá các công cụ học Toán ở HS. Từ đó tạo cơ hội cho các em phát triển được NL sử dụng công cụ và phương tiên học Toán.

b, Cách thức thực hiện:

+Bước 1: Lựa chọn nội dung phù hợp

Nội dung trò chơi liên quan đến mạch kiến thức Số và phép tính ở chương trình môn Toán học lớp 2 như phép cộng, trừ; số và cấu tạo thập phân của một số...

+ Bước 2: Chuẩn bị công cụ và phương tiện học Toán

Các công cụ có liên quan đến nội dung bài học đã chọn như que tính, thẻ số, mô hình tia số, bảng số, hoặc các mô hình hình học…

+ Bước 3: Tổ chức trò chơi

GV xây dựng luật chơi, đặt ra luật chơi rõ ràng, dễ hiểu để HS nắm bắt nhanh.

Đồng thời GV hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ học Toán trong trò chơi.

+ Bước 4: Tổng kết và đánh giá

GV nhận xét về quá trình và kết quả của từng nhóm hoặc cá nhân. Tuyên dương các ý tưởng mới, cách sử dụng công cụ linh hoạt của học sinh. Khuyến khích học sinh đưa ra ý tưởng cải thiện công cụ hoặc sáng tạo thêm các trò chơi mới.

c, Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Trong bài học Các số có ba chữ số (Toán lớp 2 tập 2 sách Cánh diều), để giúp HS củng cố kiến thức về cấu tạo của các số có ba chữ số, GV có thể tổ chức trò chơi

Xây dựng nhà số” cho HS.

*Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú cho HS vào bài học.

+ Củng cố kiến thức về cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số trong phạm vi 1000 (đơn vị, chục).

+ Rèn luyện khả năng phân tích và lắp ráp số từ các thành phần chục và đơn vị.

+ Phát triển năng lực sử dụng công cụ học Toán, cụ thể là các khối lập phương.

*Chuẩn bị:

+ Các khối lập phương nhỏ có ghi số 1 (mỗi khối tượng trưng cho 1 đơn vị).

+ Các khối lập phương lớn có ghi số 10 có kích thước bằng 10 khối hàng đơn vị gộp lại (mỗi khối tượng trưng cho 1 chục).

+ Các khối lập phương lớn có ghi số 100 có kích thước bằng 10 khối hàng chục gộp lại (mỗi khối tượng trưng cho 1 trăm).

*Cách chơi:

+ HS chia thành nhóm (mỗi nhóm 3-5 bạn).

+ Giáo viên sẽ yêu cầu HS xây 2 toà nhà chứa 2 con số và hô “bắt đầu”.

+ Sau khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu”, nhiệm vụ của mỗi nhóm là dùng các khối lập phương để "xây dựng" hai tòa nhà theo con số được giao.

+ Nhóm nào hoàn thành xong nhiệm vụ sẽ hô to “kết thúc” và nộp sản phẩm của mình.

*Hình thức tính điểm:

+ Điểm sáng tạo: Nhóm nào xếp các khối thành hình dáng đẹp, sáng tạo (ví dụ:

hình ngôi nhà, tòa tháp) sẽ được cộng điểm.

+ Điểm tốc độ: Nhóm nào hoàn thành nhanh và đúng sẽ được thưởng thêm.

*Ví dụ:

+ GV yêu cầu xây toà nhà số 265 và 368 và hô “bắt đầu”.

+ Sau khi nghe hiệu lệnh, các nhóm sẽ phải chọn các khối lớn (trăm), khối lớn (chục) và các khối nhỏ (đơn vị) phù hợp để xây các toà nhà chứa số đó (số 265 = 2 khối trăm + 6 khối chục + 5 khối đơn vị, số 368 = 3 khối trăm + 6 khối chục + 8 khối đơn vị).

Ví dụ 2: Trong bài học Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (Toán lớp 2 tập 2 sách Cánh diều), để giúp HS củng cố kiến thức về thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) của các số trong phạm vi 1000, GV có thể tổ chức trò chơi “Tìm hang cho thỏ” cho HS.

*Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú cho HS vào bài học.

+ Củng cố kiến thức về thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) của các số trong phạm vi 1000.

+Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng xác định vị trí số trên trục số. Từ đó phát triển năng lực sử dụng công cụ học Toán cho HS, cụ thể là các thẻ số, trục số.

*Chuẩn bị:

+ Trục số: Trên tờ giấy A0, GV vẽ một trục số. Trên trục số có các hang thỏ đã được đánh số sẵn và một số hang thỏ chưa được đánh số.

+ Các thẻ số hình Thỏ (mỗi chú Thỏ mang một số khác nhau tương ứng với vị trí của hang thỏ trên trục số). Mặt sau các thẻ số có dán băng keo 2 mặt để HS dán chúng lên vị trí hang thỏ trên trục số.

+ Hình minh hoạ như sau:

*Cách chơi:

+ HS

chia thành

nhóm (mỗi

nhóm 3-5 bạn).

+ Mỗi nhóm sẽ được nhận một trục số và các thẻ số hình Thỏ.

+ Sau khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” từ GV, nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm đúng vị trí số đó trên trục số và đặt Thỏ vào hang.

+ Nhóm nào hoàn thành xong nhiệm vụ sẽ hô to “kết thúc” và nộp sản phẩm của mình.

+ Kết thúc trò chơi, nhóm nào đưa thỏ về hang đúng vị trí và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

2.2.3 Biện pháp 3: Hỗ trợ và hướng dẫn học sinh trong việc tự thiết kế các công cụ và phương tiện học Toán

a, Mục đích:

+ Khi tự thiết kế, HS phải tìm hiểu mục đích của công cụ và cân nhắc cách sử dụng hiệu quả, học sinh học cách tư duy hệ thống, phân tích, đánh giá và chọn công cụ phù hợp cho từng bài toán cụ thể.

+ Khi tạo ra công cụ, học sinh phải thử nghiệm cách công cụ hoạt động, sử dụng nó để kiểm tra hoặc giải một bài toán. Quá trình này rèn luyện khả năng sử dụng công cụ một cách hiệu quả.

+ HS có cơ hội sáng tạo hoặc cải tiến công cụ để thực hiện các nhiệm vụ Toán học khác nhau.

+ Trong quá trình thử nghiệm công cụ do chính mình tạo ra giúp HS nhận ra ưu điểm và hạn chế của nó.

+ Việc tự tay làm công cụ giúp HS cảm thấy hứng thú hơn với việc học Toán. HS có xu hướng sử dụng nhiều hơn những công cụ mà mình tự tạo ra.

b, Cách tiến hành:

+ Bước 1: GV trình bày tên gọi, đặc điểm, tác dụng và cách bảo quản các công cụ học Toán mà các em sẽ thiết kế (ví dụ: thước kẻ giúp vẽ đoạn thẳng chính xác, bảng số giúp thực hiện phép cộng nhanh). Sau đó, GV đưa ra một vài mẫu công cụ đơn giản, trực quan để học sinh tham khảo.

+ Bước 2: GV phân công nhiệm vụ thiết kế, hướng dẫn học sinh các bước cơ bản để thực hiện.

+ Bước 3: GV có thể tổ chức các hoạt động giúp HS có cơ hội sử dụng công cụ mà mình tự thiết kế.

+ Bước 4: GV giúp HS rút ra được ưu điểm, hạn chế của công cụ. Từ những hạn chế, GV có thể khuyến khích các em về nhà cải tạo và sáng tạo công cụ để phù hợp hơn với các hoạt động học tập ở trên lớp.

c, Ví dụ: Thiết kế mô hình tia số hỗ trợ trong dạy học nội dung Phép cộng, Phép trừ trong phạm vi 20

Bước 1: GV trình bày tên gọi, mô tả đặc điểm, tác dụng, cách bảo quản mô hình tia số

+ Tên goi: Mô hình tia số

+ Đặc điểm: Tia số là đoạn thẳng được đặt nằm ngang, đầu bên phải có ghi mũi tên. Trên tia số có các vạch cách đều nhau, mỗi vạch tương ứng với một số. Số 0 ở vị trí đầu tiên của tia số. Các số được viết dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần, bắt đầu từ số 0.

+ Tác dụng: Dùng để xác định số liền trước, số liền sau của một số hoặc so sánh hai số; thực hiện cộng, trừ… (Trong ví dụ này, mô hình có tác dụng hỗ trợ thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 20)

+ Cách bảo quản: Sử dụng nhẹ nhàng để tránh làm rách hoặc hỏng mô hình. Nếu mô hình làm bằng giấy hoặc bìa, cần giữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Sau đó, GV đưa ra một vài mẫu công cụ đơn giản, trực quan để học sinh tham khảo:

Bước 2:

GV

phân công nhiệm vụ thiết kế, hướng dẫn học sinh các bước cơ bản để thực hiện.

Dụng cụ chuẩn bị: Giấy bìa lớn hoặc tấm bìa cứng (khổ A3 hoặc dài hơn), bút lông hoặc bút màu, thước kẻ, que gỗ, nắp chai, hoặc kẹp giấy (để làm điểm đánh dấu), giấy màu hoặc mũi tên giấy (đại diện cho phép cộng/trừ), băng keo hoặc hồ dán.

Cách làm:

+ Trên tấm bìa dài khoảng 1m -1,5m, vẽ một đường thẳng dài (khoảng 90 - 140 cm),chia đường thẳng thành các đoạn nhỏ đều nhau, mỗi đoạn đại diện cho 1 đơn vị.

Đánh dấu các điểm trên đường thẳng bằng các số, bắt đầu từ 0 và kết thúc ở 20.

+ HS có thể trang trí tia số theo sở thích của mìnhnhư tô màu các số để phân biệt số chẵn (xanh) và số lẻ (đỏ).

+ Làm các điểm đánh dấu di động (nắp chai, que gỗ) để đặt trên các số khi thực hiện phép toán. (Ví dụ: Thực hiện phép cộng 3 + 4, ta đặt điểm đánh dấu tại số 3 trên tia số, sau đó di chuyển điểm đánh dấu sang phải 4 đơn vị, dừng tại số 7 và kết luận được 3 + 4 = 7. Thực hiện phép trừ 8 – 5, ta đặt điểm đánh dấu tại số 8, sau đó di chuyển điểm đánh dấu sang trái 5 đơn vị, dừng tại số 3 và kết luận được 8 - 5 = 3).

Bước 3: Tổ chức hoạt động cho học sinh

Để giúp HS có cơ hội sử dụng công cụ mà mình tự thiết kế, GV có thể tổ chức trò chơi “Tìm đường về nhà” như sau:

+ GV kể câu chuyện để thu hút học sinh: "Hôm nay bạn Lan đang ở trường (số 3 trên tia số), nhưng trời sắp tối và bạn ấy muốn về nhà ở số 20. Trên đường đi, bạn Lan phải vượt qua nhiều thử thách. Các bạn hãy giúp Lan tính toán để đi đúng đường về nhà nhé!"

+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 học sinh). Mỗi nhóm nhận một điểm đánh dấu đại diện cho nhân vật của mình.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Đề tài phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán trong dạy học số và phép tính Ở toán 2 (Trang 21 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w