Sản xuất rau và tình trạng sử dụng thuốc hóa học trên rau

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ong ký sinh nhập nội và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sâu tơ hại rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2005-2006 tại văn lâm, hưng yên (Trang 28 - 31)

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài n−ớc

2.2.2. Những nghiên cứu trong n−ớc

2.2.2.1. Sản xuất rau và tình trạng sử dụng thuốc hóa học trên rau

Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2001) [29], nghề trồng rau ở n−ớc ta ra

đời từ rất sớm, có trước cả nghề trồng lúa nước, nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng. Tuy vậy do chịu ảnh h−ởng của nền nông

nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của ngành trồng rau còn khoảng cách khá xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác. Thực tế rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mọi người trên khắp hành tinh, nhưng sản xuất và tiêu thụ rau lại là vấn đề nan giải trong hiện tại cũng như tương lai. Việc thâm canh đạt năng suất cao không khó nh−ng đảm bảo rau an toàn và kinh tế thì rất khó. Trong đề án phát triển rau quả

và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT [9] thì mục tiêu của ngành sản xuất rau là đáp ứng nhu cầu rau có chất l−ợng cao cho tiêu dùng trong nước, nhất là các vùng dân cư tập trung, đô thị và xuất khẩu. Theo Ngô Văn Thiệu (2006) [30] số liệu thống kê diện tích trồng rau cả n−ớc năm 2000 là 445.000 ha tăng 70% so với năm 1990, các tỉnh phía Bắc chiếm 56%

tổng diện tích. Năng suất rau còn thấp, sản l−ợng rau trên đất nông nghiệp năm 2000 đạt cao nhất 6.007 triệu tấn nh−ng chủ yếu do tăng diện tích trồng. Song song với tăng năng suất thì tình trạng ô nhiễm trên rau cũng gia tăng theo.

Theo Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Tr−ờng Thành (2002) [38], việc ồ ạt sử dụng phân bón, thuốc BVTV, ô nhiễm nguồn nước đã làm gia tăng ô nhiễm rau xanh. Ô nhiễm do thuốc BVTV là nguyên nhân hàng đầu trên rau xanh. Theo Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc (2003) [34], [35], năm 1998 ở Việt Nam sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 2 loại thuốc kích thích sinh tr−ởng. Tuy chủng loại nhiều nh−ng do thói quen hoặc thiếu hiểu biết, nông dân chỉ dùng một số ít loại thuốc quen thuộc, th−ờng là các thuốc cấm sử dụng nh− Monitor, Wofatox do những loại này rẻ tiền mà hiệu lực lại cao.

Trần Quang Hùng (1999) [16] đến năm 1988 toàn thế giới sử dụng khoảng 3,1 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV trị giá trên 20 tỷ USD trong đó 8,9 tỷ thuốc trừ cỏ dại, 6,1 tỷ thuốc trừ sâu, 4,2 tỷ thuốc trừ nấm bệnh và 1,3 tỷ thuốc các loại khác. Trong đó thuốc trừ sâu sử dụng ở Châu á nhiều nhất.

Theo điều tra của Lê Thị Kim Oanh (2000) [23] nông dân ở các vùng trồng rau lớn nh− Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc sử dụng 32 loại thuốc BVTV bao gồm cả

thuốc cấm và thuốc không có trong danh mục đ−ợc phép sử dụng do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành [2]. Nông dân th−ờng sử dụng một vài loại thuốc có hiệu quả cao, sau khi thuốc đó không còn hiệu qủa cao nữa thì họ lập tức chuyển sang thuốc khác. Hơn nữa nông dân hầu hết không phun theo khuyến cáo mà t¨ng liÒu tõ 1,7-2,4 lÇn, sè lÇn phun trung b×nh tõ 9,7 - 15,1 lÇn, ng−êi d©n thường dung hỗn hợp hai hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun.

Nguyễn Thị Lan (2002) [21] nghiên cứu hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất rau tại Hà Nội và Ninh Bình ghi nhận nông dân sử dụng 27 loại thuốc BVTV trong đó 85% là thuốc hoá học, thuốc sinh học chiếm 15%, đặc biệt thuốc Monitor, Wofatox vẫn đ−ợc sử dụng. Nông dân phun định kú tõ khi c©y con, cã hé phun 2-3 lÇn/tuÇn víi 15-17 lÇn/vô.

Cục BVTV [8] đánh giá thực trạng d− l−ợng thuốc BVTV trên rau quá cao, th−ờng v−ợt quá từ 10-15%, có khi v−ợt quá 40-70% mức d− l−ợng cho phép.

Tình trạng ngộ độc thuốc BVTV thông qua sử dụng thực phẩm, đặc biệt là qua sử dụng rau đang gia tăng. Quản lý lưu thông thuốc BVTV là biện pháp chế tài mạnh nhằm giúp hạn chế tối đa tình trạng buôn bán thuốc BVTV giả, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc cấm sử dụng và hạn chế sử dụng ở mỗi quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng là 2 tỉnh có vùng trồng rau rộng lớn, tình hình sản xuất, tiêu thụ và vấn đề an toàn thực phẩm ở 2 tỉnh này cũng tương tự như

nhiều tỉnh khác trong cả n−ớc. Năm 2001 Chi cục BVTV thành phố Hố Chí Minh [5] kiểm tra 248 mẫu rau các loại chỉ có 7,3% số mẫu không đạt chuẩn an toàn.

Vậy mà chỉ đầu năm 2002 đã có 55 trường hợp ngộ độc cấp tính do ăn phải rau nghi là có chứa d− l−ợng thuốc BVTV. Rau họ hoa thập tự cũng là loại rau có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhất do tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, do sâu tơ kháng thuốc ngày càng cao. Có nơi ng−ời nông dân phải phun

thuốc 5-7 ngày/ lần để phun trừ sâu tơ nh−ng vẫn không đạt kết quả khả quan.

Năm 2002 Chi cục BVTV TP Hồ chí Minh tiến hành kiểm tra 225 nông dân đang phun xịt thuốc trên cánh đồng phát hiện và xử lý 4 nông dân phun thuốc BVTV không đ−ợc phép sử dụng ở Việt Nam, phát hiện 5 tr−ờng hợp thu hoạch sản phẩm rau trước thời gian cách ly 2-3 ngày, các mẫu rau này đem phân tích đều có kết quả hàm l−ợng thuốc BVTV cao quá mức cho phép. Ngoài ra đoàn kiểm tra lấy 164 mẫu rau ở các chợ đầu mối phân tích có 9 mẫu (chiếm 5,5%) v−ợt mức cho phÐp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ong ký sinh nhập nội và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sâu tơ hại rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2005-2006 tại văn lâm, hưng yên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)