ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại chè và diễn biến một số loài gây hại chính trên cây chè tại xã ngọc thanh phúc yên vĩnh phúc năm 2013 2014 (Trang 24 - 28)

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Điều tra và thu thập thành phần sâu hại cây chè trồng tại xã Ngọc Thanh -Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2013 - 2014.

- Phòng thí nghiệm khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014.

2.2. Đối tƣợng, vật liệu, dụng cụ nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu

- Các loài sâu hại chè tại vùng nghiên cứu.

b. Vật liệu nghiên cứu

- Nghiên cứu thông qua một số giống chè nhƣ: LDP1, Xuân Lương, Thuý Ngọc.

c. Dụng cụ nghiên cứu

- Vợt bắt côn trùng, khay điều tra.

- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi.

- Chai nhựa, túi nilon, cồn 70 độ để ngâm mẫu.

- Kéo, kính lúp cầm tay, bút lông.

- Hộp đựng mẫu, bông thấm nước, giấy hút ẩm.

- Các dụng cụ khác có liên quan.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại cây chè tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc năm 2013 - 2014.

- Điều tra diễn biến mật độ một số loài gây hại chính ở chè .

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ phổ biến của sâu hại chè tại xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Điều tra theo hàng chè, cứ cách 10 hàng thì điều tra 1 hàng. Trên hàng đó điều tra dọc hết hàng, dùng vợt bắt các côn trùng có khả năng di chuyển nhanh trước. Sau đó quan sát tại chỗ và thu mẫu về bảo quản, đối với các loài côn trùng có kích thước nhỏ thì sử dụng các dụng cụ chuyên biệt nhƣ ống hút, bẫy côn trùng.

Phương pháp thu mẫu được tiến hành: Đối với côn trùng sống trên cây ta dùng vợt bắt trưởng thành hoặc có thể dùng tay để bắt đối với sâu non, nhộng trưởng thành của bộ cánh vẩy, bộ cánh cứng, bộ cánh màng….Đối với các loài có kích thước nhỏ thì sử dụng các dụng cụ chuyên biệt nhƣ ống hút, bút lông, bẫy côn trùng.

Mẫu thường gặp có thể xác định ngay tại nương chè. Nhưng có những loài nếu chưa biết tên thì ta phải dùng phương pháp bảo quản để giám định sâu.

Chỉ tiêu theo dõi:

F (%) =

Số điểm phát hiện thấy sâu

x100%

Tổng số điểm điều tra Trong đó: f là tần suất xuất hiện của sâu.

2.4.2. Phương pháp điều tra biến động số lượng sâu hại chè năm 2013 -2014 tại Ngọc Thanh – Vĩnh Phúc.

Điều tra 7 ngày/lần. Trên mỗi nương chè thì điều tra 5 điểm chéo góc.

a. Điều tra diễn biến mật độ rầy xanh hại chè

Hiện nay phương pháp điều tra rầy xanh áp dụng trong cả nước là

tráng một lớp dầu hoả (hoặc nước xà phòng đặc) đặt khay nghiêng 45 độ dưới gầm, dùng tay đập mạnh trên tán chè 3 đập sau đố đếm số rầy có trong khay. Mỗi điểm điều tra 3 khay tạo thành hình tam giác đều cánh nhau 2m, hai khay ở hàng chè này và một khay ở hang chè kia.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ con/khay.

b. Điều tra diễn biến mật độ của bọ xít muỗi hại chè.

Chúng tôi điều tra theo 5 điểm chéo góc cố định trên nương chè.

Ứng với mỗi điểm chúng tôi lại chia ra làm 3 khay nhỏ để tiện cho quá trình điều tra, với phương pháp điều tra bằng khay nhôm 35x25x5 cm dưới đáy tráng dầu hoả, để nghiêng 45 độ so với tán chè và đập mạnh 3 đập và đếm số bọ xít muỗi trên khay.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ con/khay.

c. Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ hại chè.

Bọ trĩ sống chủ yếu ở lá, búp non, ít di chuyển nên phương pháp đƣợc áp dụng là: Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 25 búp cho vào túi nilon đem về phòng cho vào cồn loãng 30 độ lắc đều 15 lần sau đó lấy búp chè ra gạn lấy bọ trĩ rồi đem đếm số bọ trĩ dưới kính lúp.

Để đảm bảo cho lấy mẫu khách quan, mỗi điểm chúng tôi chia thành 5 điểm nhỏ, mỗi điểm nhỏ hái 5 búp đủ tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ con/búp 2.4.3. Chỉ tiêu theo dõi

Mức độ phổ biến đƣợc tính nhƣ sau:

Mức độ phổ biến (%) =

Tổng số lần bắt gặp cá thể loài

×100%

Tổng số lần điều tra

Dùng dấu (+) để biểu thị mức độ phổ biến theo quy ƣớc Trong đó:

+: Ít phổ biến (tần suất xuất hiện<30%)

++: Tương đối phổ biến (tần suất xuất hiện từ 30% đến 60%) +++: Rất phổ biến (tần suất xuất hiện>60%)

Mật độ rầy (con/khay ) = Tổng số rầy điều tra Tổng số khay điều tra

Mật độ bọ xít muỗi (con/ khay) = Tổng số bọ xít muỗi điều tra Tổng số khay điều tra

Mật độ bọ trĩ (con/búp) = Tổng số bọ trĩ điều tra Tổng số búp điều tra

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại chè và diễn biến một số loài gây hại chính trên cây chè tại xã ngọc thanh phúc yên vĩnh phúc năm 2013 2014 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)