1.2. Phương thức tạo dựng huyền thoại trong tiểu thuyết Vụ án của Kafka
1.2.4. Huyền thoại hoá sự kiện
Bên cạnh không gian, thời gian, nhân vật, các sự kiện diễn ra trong tiểu thuyết Vụ án cũng được soi chiếu bởi lăng kính huyền thoại, thể hiện cảm quan của tác giả trước thực tại xã hội.
Việc bắt bớ Jôzép K trong tiểu thuyết chính là một sự kiện mang tính chất huyền thoại, chứa đựng trong đó cả sự phi lý: Một buổi sáng tỉnh giấc, có hai người đàn ông lạ mặt đến thông báo cho Jôzép K. biết rằng “anh đã bị bắt”. Điều phi lý trong việc bắt giam này là con người có đủ giấy tờ tùy thân không mắc tội gì vẫn có thể bị bắt. Cảnh sát, một thế lực đại diện cho luật pháp lại không có giấy tờ, trát bắt giam: “ Bọn tôi chỉ là các nhân viên cấp dưới; bọn tôi hầu như chẳng hiểu gì về những giấy tờ căn cước, và chẳng phải làm gì khác ngoài việc canh giữ ông mỗi ngày mười tiếng, và sau đó lĩnh tiền công. Chỉ có thế: Nhưng chẳng phải vì vậy mà bọn tôi không biết rằng các nhà chức trách giao bọn tôi công việc này đã điều tra rất tỉ mỉ những lí do bắt giam trước khi phát lệnh bắt giam” [3,80]. Một sự vô lý đến không thể chấp nhận mà trong xã hội ấy nó vẫn ngang nhiên tồn tại và buộc con người phải chấp nhận. K. loay hoay trong lời buộc tội, anh không tìm cách chứng minh mình vô tội mà ra sức tìm hiểu xem mình đã mắc tội gì.
Lê Thị Minh Hương 22 Lớp K32E – NGữ văn Việc xét xử Jôzép K. cũng là một sự kiện mang tính huyền thoại từ thời gian, không gian đến nhân vật. “ K. được báo bằng điện thoại đến chủ nhật tuần sau người ta sẽ tiến hành một cuộc thẩm vấn nho nhỏ về vụ việc của anh”. Không có thời gian, không có địa điểm cụ thể sau một hồi tìm kiếm K.
cũng đến được nơi gọi là toà án “K. tưởng trừng như bước chân vào trong một cuộc họp công cộng: “Đám đông đủ các hạng người ngồi chật ních căn phòng có hai cử sổ, quanh phòng là một ban công ngồi sát trần, người đứng chen chúc, ai cũng phải khom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà”. K. vô cùng ngạc nhiên khi “ viên dự thẩm dở sổ và nói với K. bằng một giọng ghi nhận, - ông là thợ sơn nhà cửa” [3,113], một cảm giác thất vọng ê trề đã choáng ngợp tâm hồn K., anh tức giận: “Thưa ngài dự thẩm, ngài đã hỏi tôi có phải thợ sơn nhà hay nói đúng hơn ngài đã không hỏi gì tôi cả, ngài đã giáng vào tôi lời ghi nhận của ngài như một chân lí hiển nhiên….Lúc này đây tôi đang rất muốn chấp nhận; có thể nói là vì thương hại; chỉ với cái giá như vậy người ta mới có thể quyết định chú ý phần nào đến chúng mà thôi. Tôi không bảo chúng thể hiện sự phá hoại pháp lí, nhưng giá như tôi cung cấp từ ngữ ấy cho ngài từ trước để khi nghĩ đến, ngài tự tìm ra thì hay hơn” [3,114]. Đó là những sự kiện thật hài hước và phi lý trong quá trình K. đi tìm tội. Nhưng đồng thời cũng là thái độ của tác giả trước hiện thực xã hội đầy nhiễu nhương đương thời. Nơi đáng ra tôn nghiêm nhất thì lại là nơi hỗn tạp nhất, nó chứa đựng những dự cảm của nhà văn khi con người phải sống trong xã hội đó - Con người sẽ luôn phải đối diện với những điều phi lý, những cái không bình thường.
Đến sự kiện Jôzép K. đi gặp luật sư, gặp hoạ sĩ, đến nhà thờ… hàng loạt những sự kiện mang tính hài hước, phi lý khi đọc lên khiến người đọc vừa bật cười nhưng cũng không khỏi rùng mình trước thế giới con người đầy yếu tố kì quái.
Lê Thị Minh Hương 23 Lớp K32E – NGữ văn Phương thức nghệ thuật huyền thoại hoá sự kiện đã được Kafka sử dụng độc đáo để chiếm lĩnh và khám phá cuộc sống. Qua đó khẳng định phong cách đặc trưng riêng của nhà văn trưởng thành từ dòng văn học hiện thực huyền ảo. Trong tiểu thuyết, hiện thực luôn hoà cùng sự phi lý, trần tục luôn song hành cùng huyền thoại đã tạo ra sức lôi cuốn cho tác phẩm.
* * *
Đến đây ta có thể hình dung tương đối đầy đủ về nghệ thuật huyền thoại trong tác phẩm Vụ án của Kafka. Kafka đã thông qua những yếu tố phi lí để sáng tạo nghệ thuật huyền thoại của mình: thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện. Sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo, miêu tả sự giáp ranh giữa sự sống và cái chết đã làm nổi bật lên vấn đề thân phận con người trong thời kì lịch sử xã hội ấy.
Lê Thị Minh Hương 24 Lớp K32E – NGữ văn CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VỤ ÁN CỦA KAFKA